Các cách trị rạn da bằng Nha Đam (Lô hội) cực an toàn, hiệu quả

Trị rạn da bằng nha đam không còn là phương pháp xa lạ đối với các chị em phụ nữ. Trong nhà đam có nhiều thành phần giúp cải thiện làm mờ các vết rạn trên da. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một số cách để bạn tham khảo và áp dụng ngay.

I – Nha đam có trị rạn da không?

Rạn da là tình trạng trên bề mặt da xuất hiện những vết rạn dài và hẹp. Rạn da có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, tuy nhiên bụng, ngực mông, đùi là những vị trí dễ bị rạn nhất.

Rạn da xảy ra là do hệ quả của việc da bị kéo giãn đột ngột do cơ thể tăng cân hoặc phát triển quá nhanh. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này nhưng phụ nữ mang thai và thanh thiếu niên đang trong quá trình dậy thì thường có mức độ rạn da mạnh hơn cả.

Nha đam có trị rạn da khôngNha đam cung cấp nhiều dưỡng chất giúp cải thiện rạn da

Để trị rạn da không hề đơn giản và cần thực hiện kiên trì trong thời gian dài. Hiện nay, có các loại kem, thuốc làm mờ vết rạn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người áp dụng một số mẹo tự nhiên như dùng nha đam trị rạn da.

Nha đam hay còn có tên gọi khác là lô hội đây là loại cây được sử dụng nhiều trong việc làm đẹp và hỗ trợ trị một số bệnh về da. Nha đam khi sử dụng sẽ có tác dụng làm dịu mát và giúp phục hồi các tổn thương trên da, cải thiện sắc tố da.

Trong nha đam có chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt rất có lợi cho làn da. Chúng có khả năng duy trì và phục hồi các mô da trở lại trạng thái bình thường.

Nha đam còn chứa hàm lượng collagen thực vật có tác dụng cải thiện độ đàn hồi của da.

Đặc biệt, trong nha đam còn có chứa các enzyme quan trọng, vitamin, khoáng chất và axit béo giúp làm lành những vết rạn trên da nhanh hơn.

Các chất chống oxy hóa trong nha đam sẽ giúp loại bỏ các tế bào da đã bị hư hại. Chúng thúc đẩy sự phát triển của tế bào mới và dần làm mờ các vết rạn trên da.

Khi sử dụng nha đam thường xuyên sẽ giúp cải thiện độ đàn hồi tự nhiên của da đồng thời ngăn chặn tái phát như cũ.

Với những tác dụng mà nha đam mang đến cho người sử dụng chắc chắn sẽ giúp bạn không còn lo lắng nha đam có trị rạn da được không.

II – 6 phương pháp trị rạn da bằng nha đam an toàn, hiệu quả

Nha đam là nguyên liệu tự nhiên, an toàn và đặc biệt là rất dễ tìm kiếm. Cách chữa rạn da bằng nha đam tương đối đa dạng, ngoài sử dụng nha đam bạn còn có thể kết hợp thêm với các nguyên liệu khác để giúp làm mờ vết rạn nhanh hơn.

Dưới đây là một số cách trị rạn da bằng nha đam mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Dùng Gel lô hội nguyên chất chữa rạn da

Để trị rạn da bạn có thể sử dụng gel nha đam nguyên chất. Cách làm này khá đơn giản nhưng sẽ giúp bạn làm mờ các vết rạn trên da nhanh chóng.

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Bạn chuẩn bị 1 lá nha đam to và tươi.

– Bước 2: Mang nha đam rửa sạch với nước rồi cắt lát lá nha đam để lấy phần gel từ bên trong.

– Bước 3: Lấy gel bôi lên vùng da bị rạn, xoa nhẹ trên da và để trong khoảng vài phút.

– Bước 4: Khi gel đã khô bạn có thể rửa lại với nước sạch.

Đối với cách này bạn cần kiên trì thực hiện hàng ngày bạn sẽ thấy được kết quả sau vài tuần.

2. Trị rạn da sau sinh bằng nha đam và cốt chanh

Ngoài cách trị rạn da bằng lô hội nguyên chất bạn có thể kết hợp cùng với nước cốt chanh. Bởi chanh chứa chất chống oxy hóa tự nhiên có khả năng tẩy trắng tự nhiên và loại bỏ tế bào chết.

Cách trị rạn da bằng nha đam Trị rạn da bằng nha đam và nước cốt chanh

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị 2 thìa gel nha đam, 1 thìa nước cốt chanh.

– Bước 2: Trộn gel nha đam với nước cốt chanh để tạo thành một hỗn hợp.

– Bước 3: Bôi hỗn hợp trên lên cùng da bị rạn rồi để khô tự nhiên.

– Bước 4: Rửa lại vùng da bằng nước ấm rồi lau khô sau đó bôi kem dưỡng ẩm cho da.

Để trị rạn da sau sinh bằng nha đam và chanh đạt kết quả tốt nhất bạn nên thực hiện liên tục mỗi ngày. Sau 2-3 tuần các vết rạn trên da sẽ mờ dần đi.

3. Phương pháp chữa rạn với nha đam và bã cà phê

Một cách dùng nha đam chữa rạn da khác mà bạn có thể áp dụng đó chính là dùng nha đam kết hợp cùng với bã cà phê. Trong bã cà phê có chất caffeine có tác dụng lưu thông máu giúp da trở nên căng mịn và săn chắc hơn.

Không chỉ vậy, caffeine còn có tác dụng ngăn cản sự xuất hiện của cellulite (đây là tình trạng mỡ tích tụ dưới da và tạo cảm giác sần sùi và là một trong những tác nhân khiến cho da bị lão hóa).

Trong bã cà phê còn chứa thành phần axit Nicotinic giúp loại bỏ tế bào chết và bụi bẩn. Chính vì vậy khi gel nha đam kết hợp cùng bã cà phê sẽ giúp người dùng có được làn da sáng mịn và đều màu tự nhiên.

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Bạn chuẩn bị 2 thìa bã cà phê và 2 thìa gel nha đam.

– Bước 2: Trộn đều 2 nguyên liệu trên với nhau.

– Bước 3: Bôi hỗn hợp trên lên vùng da bị rạn rồi massage theo vòng tròn trong vài phút.

– Bước 4: Bạn giữ cho hỗn hợp ở trên da trong khoảng 20 phút rồi rửa lại vùng da với nước sạch hoặc có thể dùng khăn để lau.

– Bước 5: Bạn tiếp tục thoa kem dưỡng ẩm.

Đối với cách trị rạn da bằng nha đam và bã cà phê này bạn cần thực hiện kiên trì hàng ngày như vậy tình trạng rạn da sẽ sớm được cải thiện.

4. Dùng gel nha đam và dầu oliu chữa vết rạn

Dùng nha đam và dầu oliu để trị rạn da cũng là một trong những phương pháp mà bạn có thể lựa chọn áp dụng. Bởi trong dầu oliu có chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất có tác dụng nuôi dưỡng da và tẩy các tế bào chết, phục hồi vùng da bị rạn.

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Bạn chuẩn bị ¼ chén gel nha đam và ¼ chén dầu oliu.

– Bước 2: Trộn đều 2 hỗn hợp trên và cho vào lọ kín để bảo quản.

– Bước 3: Dùng hỗn hợp trên để bôi vào vùng da bị rạn, massage nhẹ nhàng trong khoảng 2-3 phút và để qua đêm.

– Bước 4: Bạn có thể tắm sạch vào buổi sáng hoặc dùng khăn để lau khô.

Thực hiện mỗi ngày sau 3-4 tuần bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả.

5. Mẹo điều trị rạn với thầu dầu, nha đam

Dầu thầu dầu có chứa một số dưỡng chất có tác dụng làm mờ các vết rạn. Do đó, khi kết hợp gel nha đam với dầu thầu dầu sẽ giúp trị rạn da hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị 2 thìa gel nha đam, 1 thìa dầu thầu dầu.

– Bước 2: Trộn đều các nguyên liệu trên với nhau và massage nhẹ nhàng lên vùng ra bị rạn trong khoảng 2-3 phút.

– Bước 3: Để hỗn hợp này trên da khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Để đạt hiệu quả cao bạn nên thực hiện hàng ngày. Vết rạn sẽ được cải thiện sau 3-4 tuần áp dụng.

6. Phương pháp chữa rạn da bằng lô hội và vitamin E

Khi kết hợp nha đam với vitamin E sẽ có tác dụng tăng khả năng sản sinh collagen, tăng độ đàn hồi và làm mờ các vết rạn trên da. Bên cạnh đó, vitamin E còn có nhiều tác dụng quan trọng khác như: Ngăn chặn tia cực tím, chống lão hóa, dưỡng ẩm.

Cách chữa rạn da bằng nha đamChữa rạn da bằng nha đam và vitamin E

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị ¼ chén gel nha đam, 10 viên nang vitamin E.

– Bước 2: Chiết dịch bên trong các viên Vitamin E rồi trộn cùng với gel nha đam.

– Bước 3: Bôi hỗn hợp trên vào vùng da bị rạn và massage trong vài phút.

– Bước 4: Bạn để khô trong vài giờ để da hấp thu được hết các dưỡng chất có trong dầu, sau đó rửa lại với nước sạch.

Bạn nên thực hiện cách trị rạn da bằng nha đam này hàng hàng, sau khoảng 3-4 tuần các vết rạn sẽ mờ dần.

Ngoài các cách mà chúng tôi nêu trên bạn có thể tham khảo và áp dụng thêm một số phương pháp trị rạn da khác từ nha đam như: Trị rạn da bằng nha đam và dầu dừa, chữa rạn da bằng nha đam và mật ong, chữa rạn da bằng nha đam và bơ ca cao, chữa rạn da bằng nha và bơ.…….

III – Dùng nha đam trị rạn da cần lưu ý gì?

Dùng nha đam chữa rạn da là phương pháp tự nhiên an toàn và lành tính. Tuy vậy, khi áp dụng bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau đây:

– Nha đam thường được sử dụng để chăm sóc da, tuy nhiên nhựa của loại cây này có thể gây ra một số dị ứng cho cơ thể. Do vậy, nếu bạn muốn sử dụng nha đam trị rạn da cần có quy trình chiết xuất đúng cách.

– Đối với những người mới bắt đầu dùng nha đam trị rạn da nên đắp một lớp mỏng xem có xảy ra các phản ứng hay không. Nếu như da của bạn không bị mẩn đỏ, châm chích thì có thể tiếp tục sử dụng trong những lần tiếp theo.

– Vỏ nha đam có thể gây kích ứng đối với làn da. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng phần trắng ở bên trong.

– Nha đam có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để trị rạn da. Tuy nhiên, rạn da có đặc tính khó biến mất, kéo dài nên một số trường hợp vết rạn kéo dài vĩnh viễn thì cách này không thể loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể làm mờ các vết rạn.

– Khi sử dụng nha đam trị rạn da bạn cần kiên trì thực hiện và phương pháp này cần có nhiều thời gian để phát huy tác dụng.

– Bạn không nên bôi nha đam trực tiếp vào vùng da bị tổn thương để tránh nhiễm trùng vết thương.

– Bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng nha đam để trị rạn da.

!!Tìm hiểu sản phẩm giúp làm mờ vết rạn nhanh, an toàn

Rạn da thường gặp ở phụ nữ mang thai, thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì, người tăng cân đột ngột. Rạn da tuy không nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ.

Để trị rạn da có rất nhiều cách từ dân gian cho đến sử dụng các loại kem bôi. Các sản phẩm kem bôi trị rạn da đến từ nhiều thương hiệu khác nhau từ trong nước cho đến ngoài nước.

Cách trị rạn da bằng lô hộiYoosun Mama giúp bảo vệ da và làm mờ vết rạn

Bên cạnh tính hiệu quả thì tính an toàn của các sản phẩm luôn được người sử dụng quan tâm. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên chọn sản phẩm nào hãy tham khảo ngay kem bôi da Yoosun Mama. Với thành phần dầu thiên nhiên cùng chiết xuất dược liệu, Yoosun Mama giúp bảo vệ da và làm lành vết rạn.

Rạn là là tình trạng khiến cho nhiều người lo lắng, đặc biệt là các mẹ bầu. Để tránh tình trạng trên bạn có thể tham khảo và áp dụng cách trị rạn da bằng nha đam hoặc sử dụng kem Yoosun Mama. Để hiểu rõ hơn về các cách trị rạn da khác cũng như sản phẩm Yoosun Mama bạn hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125 để được tư vấn chi tiết cụ thể hơn

Tham khảo thêm:

5/5 - (37 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ