Phù chân khi mang thai: Thông tin quan trọng mẹ bầu nên biết

Trong suốt giai đoạn mang bầu người mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Bị phù chân khi mang thai là một trong những hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục? Hãy cùng yoosunmama.vn tìm hiểu ngay trong bài viết này.

I – Phù chân khi mang thai là như thế nào?

Mang bầu bị phù chân là hiện tượng sinh lý ở thai phụ. Phù chân có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, điều này còn tùy thuộc vào từng cơ địa của mẹ bầu.

Một số chị em bị phù chân khi mang thai 3 tháng đầu hoặc phù chân khi mang thai 3 tháng giữa. Tuy nhiên, phù chân khi mang thai 3 tháng cuối sẽ phổ biến hơn.

hình ảnh phù chân khi mang thaiHình ảnh phù chân khi mang thai.

Hiện tượng phù chân khi mang thai thường biểu hiện rõ ràng từ phần cổ chân trở xuống. Mặc dù không gây đau đớn nhưng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái trong các hoạt động thường ngày, bất tiện trong sinh hoạt.

II – Nguyên nhân phù chân khi mang thai

Hầu hết mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng mang thai bị phù chân. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:

1. Do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Trong thai kỳ cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi và một trong số đó là sự thay đổi nội tiết tố. Thay đổi nội tiết tố có thể gây tác động đến thành mạch máu, lượng máu đổ về chân nhiều hơn và quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim khó khăn hơn.

Nguyên nhân phù chân khi mang thaiPhù chân khi mang bầu 3 tháng đầu do thay đổi nội tiết tố.

Điều này có thể giải thích tại sao một số chị em mang thai bị phù chân sớm.

2. Do tăng lưu lượng máu khi mang thai

Thể tích máu của mẹ bầu có thể tăng lên khoảng 50% trong cả quá trình mang thai để đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng thai nhi và chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, đây lại là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị phù chân khi mang thai tuần 26.

3. Do thai nhi phát triển làm tăng áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới

Vào những tháng cuối, thai nhi phát triển nhanh chóng, đồng nghĩa với tử cung của người mẹ cũng tăng kích thước, chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới.

Khi tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép, lưu thông máu về tim bị cản trở, lượng máu dồn ở chân nhiều. Và đây chính là nguyên nhân gây ra phù.

Điều này cũng giải thích tại sao bị phù chân khi mang bầu thường biểu hiện rõ ở 3 tháng cuối.

Bị phù chân khi mang thai tuần 37 Phù chân khi mang thai tháng cuối có thể do kích thước thai nhi tăng dần.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân bị phù chân khi mang thai trong giai đoạn này như: Chế độ ăn ít kali, ăn nhiều muối, uống không đủ nước…

III – Dấu hiệu phù chân khi mang thai

Khi mang thai bị phù chân là dấu hiệu sinh lý bình thường. Chúng cho thấy cơ thể mẹ bầu đang làm việc chăm chỉ để nuôi dưỡng thai nhi.

Để nhận biết hiện tượng có thai bị phù chân bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

– Bàn chân bị sưng lên, phù lên thể hiện rõ hơn vào cuối ngày.

– Chân sưng nhưng không gây cảm giác đau đớn hay khó chịu.

– Triệu chứng có thể giảm bớt khi nghỉ ngơi.

IV – Phân biệt giữa phù chân mang thai và phù chân bình thường

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt được đâu là phù chân khi mang thai và phù chân bình thường.

Dấu hiệu phù chân mang thaiPhù chân khi mang thai thường tăng lên vào cuối ngày.

 Phù chân khi có bầu  Phù chân bình thường
 Giống nhau  Sưng phù cả 2 bàn chân.

 Gây bất tiện trong sinh hoạt và di chuyển hàng ngày.

  Khác nhau  – Hiện tượng phù chân có thể tăng lên vào cuối ngày hoặc những ngày hè nắng nóng.

 – Mẹ bầu không có cảm giác đau nhức.

 – Hiện tượng này có thể giảm dần sau khi nghỉ ngơi

 Phù nề chân bình thường có thể xảy ra do nhiều nguyên   nhân khác nhau gây nên như: Suy tim phải, viêm tắc tĩnh   mạch, bệnh gan, bệnh thận…

 Ngoài chân, tình trạng phù còn có thể xuất hiện ở nhiều vị   trí khác nhau như: Tay, toàn thân.

 Tình trạng phù tăng lên khi đứng lâu, gây cảm giác đau  nhức khó chịu.

V – Mang thai bị phù chân có nguy hiểm không?

Bị phù chân khi mang thai tuần 37 có nguy hiểm không? Phù chân là một hiện tượng sinh lý thường gặp. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các dấu hiệu nguy hiểm.

Mang thai phù chân sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái khi vận động hàng ngày. Chúng không gây đau đớn nhưng vẫn ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ. Cụ thể như:

Phụ nữ mang thai bị phù chân có sao khôngPhụ nữ mang thai phù chân là hiện tượng bình thường.

– Gây áp lực lớn cho thận, đây là bộ phận chịu trách nhiệm quan trọng trong việc lọc và thải chất lỏng trong cơ thể. Nên khi tăng lượng chất lỏng cho thận, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để xử lý, cung cấp đủ nước cho các bộ phận trong cơ thể.

– Ngoài ra, khi chất lỏng tập trung gây phù chân cũng sẽ ảnh hưởng tới việc lưu thông, tuần hoàn máu ở phần chân về tim kém hiệu quả, gây ảnh hưởng tới hoạt động của tim.

– Trong một vài trường hợp bị phù chân khi mang thai 3 tháng đầu hoặc tháng giữa lại là dấu hiệu báo trước của tiền sản giật. Bị phù chân mang thai tiền sản giật cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến cả tính mạng của bé và mẹ.

– Nếu phụ nữ mang thai bị phù chân sớm và cảm giác đau ở bắp chân, đùi nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Bởi đây có thể là triệu chứng của việc hình thành cục máu đông.

– Nếu một chân của bạn có vẻ sưng nhiều hơn so với chân còn lại đó có thể là dấu hiệu cho bạn biết đang gặp vấn đề về tĩnh mạch như huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là hiện tượng đông máu thường xuất hiện ở các tĩnh mạch sâu dưới chân, ở người phụ nữ mang bầu sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.

VI – Các cách giảm phù chân khi mang thai

Với những thông tin nêu trên chắc hẳn bạn đã biết được mang bầu bị phù chân có sao không? Hiện tượng này khiến mẹ bầu không thoải mái và bất tiện trong sinh hoạt.
Do đó, có rất nhiều người đang tìm cách làm giảm phù chân khi mang thai. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số lời khuyên dưới đây để giảm bớt hiện tượng này.

1. Chú ý tới tư thế ngồi và nằm

Mẹ bầu bị phù chân khi mang thai tuần 34 hoặc bất cứ thời điểm nào nên hạn chế đứng quá lâu mà không di chuyển. Bên cạnh đó, khi ngồi nên duỗi thẳng chân, hạn chế vắt chéo bởi điều đó sẽ khiến máu khó lưu thông. Còn khi nằm ngủ nên kê cao chân bằng gối.

Cách làm giảm phù chân khi mang thai tháng cuối Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều.

2. Nằm nghiêng bên trái khi ngủ

Nếu bạn đang lo lắng có bầu bị phù chân phải làm sao? Hãy thử ngay cách nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Cách này sẽ giúp giảm áp lực từ tĩnh mạch chủ khi đưa máu từ thân dưới về tim. Bởi khi nằm nghiêng bên trái giúp tử cung không chèn vào những tĩnh mạch ở khung chậu.

3. Mặc quần rộng rãi, thoải mái

Không nên mặc quần quá chật cũng là cách giảm phù chân khi mang bầu bạn nên thử. Khi mặc quần quá chật sẽ hạn chế khả năng lưu thông máu.

Nếu mẹ bầu bị phù nề chân khi mang thai tháng thứ 6 mà phải đi lại nhiều nên lựa chọn tất bó sát có độ đàn hồi cao đến thắt lưng. Loại tất này sẽ giúp bóp nhẹ vào bàn chân để máu và chất lỏng được lưu thông dễ dàng hơn.

4. Hạn chế ăn thức ăn nhanh

Nếu mẹ bầu bị phù chân khi mang thai tháng thứ 4 cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống của mình để cải thiện các triệu chứng. Hạn chế ăn các thực phẩm được chế biến sẵn như thịt hộp, khoai tây chiên. Bởi trong thực phẩm này có chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đây cũng có thể là yếu tố dễ gây phù nề.

5. Massage giảm phù chân

Xoa bóp nhẹ nhàng giúp giảm sưng và thư giãn cơ hiệu quả. Hoặc mẹ bầu cũng có thể sử dụng nước ấm để ngâm cân và cách tinh dầu có lợi để tinh thần thoải mái ngủ ngon hơn.

Có thai bị phù chân phải làm sao? Ngoài những cách nêu trên mẹ bầu cũng nên lựa chọn cho mình loại dép đi thoải mái, không quá chật.
Một số mẹ bầu cảm thấy cơ thể giảm phù nề khi họ đứng thả lỏng hay vận động nhẹ nhàng trong bể bơi. Vì vậy, mẹ bầu có thể tham khảo thử cách này khi gặp phải tình trạng có bầu phù chân sớm.

Đi bộ 30 phút mỗi ngày và chia làm nhiều lần, mỗi lần từ 10 đến 15 phút sẽ giúp tuần hoàn máu, giảm phù nề. Đi bộ phù hợp với sức khỏe của mẹ bầu là bài tập thể dục an toàn ngoài ra còn giúp mẹ bầu có thêm thời gian thư giãn sau những giờ làm việc.

VII – Phụ nữ mang thai bị phù chân khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Trong quá trình mang thai, đặc biệt là phù chân mang thang tháng thứ 8 đi kèm với một số triệu chứng bất thường dưới đây mẹ bầu nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra:

Cách giảm phù chân khi mang bầuPhù chân tay mặt bất thường mẹ bầu nên nhanh chóng đi kiểm tra.

– Chân, tay và mặt sưng lên một cách nhanh chóng.

– Mẹ bầu bị đau đầu dữ dội.

– Thai phụ mắt mờ, nhìn mọi thứ xung quanh nhòe, chói. Đôi khi còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống và mẹ bị huyết áp cao trong thai kỳ.

– Ngoài dấu hiệu phù chân khi mang thai còn xuất hiện tình trạng đau ở xương sườn.

– Có triệu chứng nôn mửa.

– Đây là những dấu hiệu bất thường có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, vì vậy bạn cần hết sức lưu ý.

VIII – Cách phòng tránh phù chân khi mang bầu

Phụ nữ có bầu bị phù chân tay có thể bị đau hoặc không nhưng chắc chắn sẽ gây cảm giác khó chịu và không thoải mái. Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây để tránh gặp phải tình trạng này:

1. Giảm lượng natri

Nếu bạn đang muốn không phù chân khi mang thai nên giảm bớt lượng natri có trong muối ăn. Bởi muối sẽ khiến cơ thể mẹ bầu giữ nước gây nên hiện tượng phù.

Mẹ bầu nên hạn chế ăn thức ăn chế biens sẵn, thức ăn đóng hộp… Bởi chúng chứa nhiều muối.

Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi thói quen nấu ăn không cho thêm muối. Bạn có thể thay muối bằng một số loại thảo mộc có vị mặn như hương thảo, cỏ xạ hương, rau kinh giới… Điều này giúp phòng tránh mẹ bầu mang thai bị phù chân.

2. Tăng cường lượng nước cho cơ thể

Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng khi uống nước sẽ giúp phòng tránh hiện tượng mang thai phù chân sớm. Khi cơ thể nhận được tín hiệu mất nước chúng sẽ cố gắng bù lại lượng nước mất bằng cách giữ lại nhiều chất lỏng trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây tích nước và khiến chị em có bầu bị phù chân tay.

Có thai bị phù chân phải làm sao Mẹ bầu nên uống nhiều nước.

Mẹ bầu hãy cố gắng uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Việc làm này sẽ giúp thận đào thải những chất độc hại ra bên ngoài cơ thể vừa giúp cơ thể bạn không nhận ra những tín hiệu về việc cơ thể đang bị mất nước.

Để dễ uống được nhiều nước mẹ bầu có thể tạo hương vị cho con bằng vỏ chanh, lát chanh hay bạc hà trong suốt cả ngày. Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể bổ sung thêm thêm các loại nước ép hoa quả.

3. Bổ sung thêm kali

Kali có tác dụng cân bằng lượng chất lỏng có trong cơ thể mẹ bầu. Vì vậy, nếu không được bổ sung đủ lượng kali cần thiết sẽ làm cho tình trạng giữ nước của cơ thể lên nhiều lần và khiến nhiều người mang thai bị phù chân tay.

Do đó, để phòng tránh mang bầu phù chân bạn nên tăng cường bổ sung lượng kali. Bạn có thể lựa chọn một số thực phẩm giàu kali như cá hồi, sữa chua, chuối tiêu, khoai lang, rau chân việt, đậu lăng, củ cải… Một số loại nước hoa quả từ quả lựu, quả cam, cà rốt và chanh dây.

4. Giảm lượng cafein trong cà phê

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu vẫn có thể sử dụng một chút cà phê nhưng không nên dùng thường xuyên. Bởi dùng nhiều không tốt cho thai nhi và chúng có thể khiến cho tình trạng phù chân trở nên nghiêm trọng hơn.

cách hạn chế phù chân khi mang thaiGiảm lượng caffeine có trong cà phê để tránh phù chân.

Bên cạnh đó, caffeine còn có tác dụng lợi tiểu, khi uống nhiều khiến mẹ bầu phải đi tiểu liên tục.
Do đó, để chữa phù chân khi mang thai cũng như phòng tránh gặp phải tình trạng này mẹ bầu nên giảm lượng cafein trong cà phê. Thay vì sử dụng cà phê nguyên chất mẹ có thể thay thế bằng cà phê sữa hòa tan hay trà thảo mộc giúp tỉnh táo và thêm năng lượng cho bản thân.

5. Tắm muối Epsom

Muối Epsom còn được gọi là magie sulfat giúp hút các chất độc ra khỏi cơ thể và giảm viêm hiệu quả. Do đó, khi mẹ bầu tắm Epsom có thể làm giảm đau.
Ngâm chân trong muối Epsom còn có thể giúp giảm căng cơ ở chân. Vì vậy, bạn có thể ngâm chân trong khoảng 15 phút.

Hy vọng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được phù chân khi mang thai có nguy hiểm không? Đồng thời nắm được những cách giảm phù chân an toàn, hiệu quả. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào cần được hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ