Đau háng khi mang thai là một trong những hiện tượng mẹ bầu có thể gặp phải, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Điều này khiến cho nhiều thai phụ lo lắng, liệu có nguy hiểm không? Để hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng này đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.
Nội dung chính
I – Khớp háng nằm ở đâu trên cơ thể?
Khớp háng là một trong những khớp lớn trên cơ thể. Khớp háng là khớp hình chỏm cầu chúng nằm ở giữa xương đùi và xương chậu, đi kèm với đó là hệ thống dây chằng. Hay nói cách khác, khớp háng là vị trí tiếp giáp giữa phần chỏm hình cầu của xương đùi với phần ổ cối xương chậu. Vì vậy, khớp háng có phạm vi hoạt động rộng giúp cử động của phần dưới cơ thể được linh hoạt.
Khớp háng là khớp lớn nhất trong cơ thể, chúng có vai trò quan trọng. Thậm chí quyết định tới khả năng vận động và di chuyển.
II – Nguyên nhân bị đau háng khi mang bầu
Thông thường, đau háng mẹ bầu thường khó xác định được chính xác điểm đau mà chỉ có cảm giác đau lan tỏa như kiểu đang đau lưng. Nhiều người thì bị đau buốt, đau đột ngột nhưng cũng chỉ có người đau âm ỉ, đau kéo dài…
Đau háng là tình trạng thường gặp ở một số bà bầu.
Có những người đau lan tỏa khắp mông, đùi, lưng dưới, đau khi cử động hoặc đi lại… Có những người chỉ đau ở một vị trí nhất định hay chỉ cảm thấy đau khi nằm xuống. Tình trạng này không hiếm gặp, chỉ khác nhau về tính chất và tần suất lặp lại cơn đau.
Có bầu bị đau háng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
1. Bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu
Nếu mẹ bầu bị đau khớp háng ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:
– Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, nội tiết tố của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Điều này, làm mềm và tạo ra khả năng co giãn các dây chằng và sụn khớp ở khu vực chậu hông để tạo điều kiện cho quá trình chuyển dạ cũng như căng giãn của tử cung diễn ra thuận lợi. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng đau háng khi mang thai.
Đau háng khi có bầu do thiếu canxi.
– Giãn tĩnh mạch: Sự lớn lên của thai nhi trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch ở chi dưới của mẹ bầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tụ máu ở chân và sẽ gây nên cảm giác tương tự như đau khớp háng.
2. Bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa
Trong tam cá nguyệt thứ 2 một số mẹ cũng có thể gặp phải tình trạng bị đau khớp háng. Có một số yếu tố gây nên tình trạng này như:
– Vận động nhiều: Một số mẹ bầu không kiêng cữ mà vận động nhiều hay khiêng vác các vật nặng trong khi mang thai dễ bị đau háng. Bởi việc vận động nhiều sẽ khiến cho vùng lưng, xương chậu, xương mu, đùi, hông của mẹ bầu bị đau nhức, khó chịu.
– Thiếu magie: Có một số trường hợp mẹ bầu bị đau háng khi mang thai do thiếu magie. Đây là một chất quan trọng cho hoạt động của các dây thần kinh. Việc thiếu hụt khoáng chất này sẽ khiến chị em có biểu hiện đau háng, chuột rút và đau dây thần kinh tọa.
Bên cạnh đó, magie còn là dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu cần phải chú trọng bổ sung đầy đủ.
3. Đau khớp háng khi mang bầu 3 tháng cuối
Nếu mẹ bầu bị đau khớp háng vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:
– Bị đau háng khi mang thai tháng cuối do thiếu canxi: Tình trạng bị thiếu hụt canxi có thể khiến mẹ bầu bị đau háng. Lý do là bởi cơ thể thai phụ cần một lượng canxi lớn trong suốt thai kỳ để đáp ứng được nhu cầu cho bản thân và thai nhi. Do đó, nếu lượng canxi không đủ các khớp xương của mẹ bầu có khả năng bị đau nhức, trong đó có khớp háng.
Bà bầu bị đau háng có thể do thai nhi di chuyển trong bụng mẹ.
– Do thai nhi chuyển động trong bụng mẹ: Đau háng khi mang thai tuần 38 cũng có thể do nguyên nhân này gây nên. Mỗi khi em bé trong bụng mẹ thay đổi vị trí, xoay người hoặc đá đều tạo ra áp lực lên các dây thần kinh của các chị em. Tình trạng đau sẽ dần dần khó chịu hơn trong các tuần cuối của thai kỳ hoặc khi thai nhi chuyển xuống phần đáy tử cung.
– Do sự chèn ép của thai nhi: Vào những tháng cuối, thai nhi lớn dần sẽ chèn ép lên dây thần kinh ở vùng chậu (dây thần kinh tọa). Từ đó, dẫn tới tình trạng đang háng khi mang thai.
– Viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng: Viêm khớp có thể được phát hiện trước hoặc sau khi mang thai. Nguyên nhân chủ yếu do thừa cân, nhiễm khuẩn hay vận động sai cách, chấn thương. Bệnh này thường dẫn tới tình trạng đau khớp háng khi mang thai tuần 34. Ngoài ra, thoái hóa khớp háng cũng có thể khiến mẹ bầu bị đau háng vào tháng cuối.
– Thay đổi trọng lượng cơ thể: Đau háng khi mang thai tuần 36 cũng có thể liên quan tới sự thay đổi trọng lượng cơ thể của mẹ bầu. Sau khi mang thai, cơ thể mẹ bầu hầu hết đều có sự thay đổi trọng lượng cơ thể, cụ thể tăng cân.
Có khi là tăng cân quá nhanh hoặc quá liều. Việc tăng cân gây áp lực đột ngột lên các khớp xương trên cơ thể và khiến cho chúng không kịp thích, kể cả khớp háng. Từ đó dẫn tới hiện tượng đau háng khi mang thai tuần 37.
– Dây chằng tròn bị kéo giãn: Đau háng khi mang thai tuần 39 cũng có thể do mẹ bầu bị giãn dây chằng tròn. Theo đó, dây chằng tròn góp phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng thai nhi đang lớn lên trong bụng mẹ thông qua việc hỗ trợ tử cung và xương chậu của các thai phụ.
Nếu như cơ thể của mẹ sản xuất ra quá nhiều hormone relaxin và progesterone sẽ làm xuất hiện tình trạng giãn dây chằng tròn. Từ đó, khiến nhiều mẹ bầu bị đau lưng đau háng khi mang thai.
– Do quá trình chuyển dạ: Trong những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ chủ động sản xuất ra chất relaxin, một loại hormone gây giãn, mềm các cơ ở khu vực chậu hông của bà bầu. Điều này góp phần thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.
Việc đi lại nhiều trong thời gian này có thể làm cho xương chậu giãn nở không đồng đều và làm viêm màng dính xương mu. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị đau mu háng khi mang thai.
III – Có bầu bị đau háng có sao không?
Tình trạng mang bầu bị đau háng có thể được xem là một trong những hiện tượng thường gặp trong thai kỳ và hầu hết không nguy hại tới sức khỏe của mẹ và bé. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể của người mẹ có nhiều sự thay đổi để phục vụ và tạo thuận lợi cho quá trình mang thai.
Đau háng khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.
Tuy vậy, tình trạng đau háng khi mang thai tuần 32 hay bất cứ thời điểm nào có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Đồng thời làm hạn chế và có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động bình thường của mẹ.
Đau háng khi mới mang thai thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Chúng có thể xảy ra khi xương và dây chằng của bạn thay đổi để thích ứng với thai nhi đang lớn dần.
Trong trường hợp, thai phụ bị mắc các bệnh về xương khớp ví dụ như giãn dây chằng, viêm khớp dạng thấp hay viêm cơ… tác động và gây đau háng khi mang thai tuần 29 cần phải hết sức lưu ý. Bởi tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi khi bước vào giai đoạn sinh nở.
Mẹ bầu nếu bị đau háng khi mang thai 3 tháng cuối nên chủ động đi thăm khắm. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu có và kịp thời thực hiện can thiệp để đảm bảo an toàn.
IV – Cách xử lý tình trạng đau háng khi mang thai
Đau háng khi có bầu khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, đi lại, vận động khó khăn. Do đó, mẹ có thể tham khảo một vài cách sau để khắc phục tình trạng này an toàn, nhanh chóng.
1. Xử lý tình trạng đau háng khi mang thai 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu mẹ bầu bị đau hàng có thể tham khảo một số cách khắc phục sau:
– Xoa bóp cơ thể: Mẹ bầu có thể thực hiện một số động tác xoa bóp ở hông nhằm hỗ trợ giảm đau và những áp lực ở khớp háng. Đây được coi là biện pháp an toàn tại nhà. Khi xoa bóp mẹ bầu nên nằm nghiêng, tay ôm gối. Xoa bóp vào khớp hàng và những vị trí xung quanh di chuyển theo hình tròn để giảm bớt những cơn đau khó chịu.
Mẹ bầu nên ngủ đứng tư thế để giảm bớt tình trạng đau háng.
– Tư thế ngủ đúng: Chọn tư thế ngủ đúng cách cũng là yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu giảm đau khớp háng. Khi mang thai, bạn có thể nằm nghiêng khi ngủ và dùng gối kẹp giữa 2 chân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kê nhiều gối xung quanh cơ thể để giảm bớt tình trạng đau háng.
– Tập thể dục: Lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp cũng là cách làm giảm đau háng khi mang thai. Bởi những động tác này sẽ giúp cơ thể mẹ bầu thích nghi tốt hơn với sự lớn lên của thai nhi.
Mẹ bầu có thể tựa vào một quả bóng để tập thể dục hay đi bộ, tập yoga, tập các động tác hỗ trợ dây chằng tròn… Điều này giúp cho vùng xương chậu được cân bằng, thai nhi được đưa đến vị trí tối ưu nên tình trạng đau háng khi mang thai 3 tháng đầu sẽ được giảm bớt.
2. Khắc phục đau háng khi có bầu 3 tháng giữa
Đau háng trong giai đoạn này mẹ bầu có thể tham khảo một số cách sau để giảm nhanh tình trạng khó chịu:
– Tắm nước ấm: Nếu bạn đang tìm cách giảm đau háng khi mang thai có thể lựa chọn phương pháp tắm nước ấm. Có thể xem đây là một giải pháp giúp giải tỏa căng thẳng, tâm lý từ sự đau nhức. Khi tinh thần được thư giãn thì mẹ bầu sẽ cảm nhận được cơn đau một cách nhẹ nhàng hơn.
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều khi bị đau háng.
– Hạn chế vận động nhiều: Nếu mẹ bầu có tính chất công việc hoạt động chân tay nhiều thì bệnh đau háng khi mang thai càng dễ phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để phòng ngừa và giảm thiểu cơn đau xuất hiện bạn nên giảm khối lượng công việc và tăng thời gian nghỉ ngơi để cơn đau được giảm bớt.
– Chườm ấm: Chị em phụ nữ mang thai bị đau háng có thể tham khảo và áp dụng cách này. Đây được xem là phương pháp có tác dụng kích thích quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể mẹ bầu. Nhờ đó, mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau háng khi mang bầu. Bạn có thể dùng túi chườm nóng để chườm lên vùng đau nhức hoặc ngâm chân bằng nước ấm cũng rất hiệu quả.
– Bơi lội: Thêm một cách khắc phục đau háng khi mang thai đó là là bơi lội. Hoạt động này có thể giúp mẹ bầu cải thiện cơn đau khớp háng. Khi bơi, cơ xương chậu và chân được tập thể dục nên giảm nguy cơ đau nhức. Đồng thời, vùng xương chậu cũng được vận động và phát triển tốt hơn.
3. Giảm đau háng khi mang thai 3 tháng cuối
Để giảm tình trạng đau háng ở 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ có thể lựa chọn và áp dụng một số cách dưới đây:
– Sử dụng đồ hỗ trợ: Khi bụng càng lớn mẹ bầu nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để giảm bớt áp lực lên vùng xương chậu và các cơ quan xung quanh. Đồng thời, giảm đi tình trạng mới mang thai bị đau háng.
Mẹ bầu có thể lựa chọn quần áo có tính đàn hồi hoặc đeo dây đai đỡ bụng. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên chọn đệm nằm phù hợp giúp cho vùng bụng, chân, lưng được nâng đỡ, hạn chế những cơn đau nhức.
Sử dụng đồ hỗ trợ giúp mẹ bầu giảm tình trạng đau háng hiệu quả.
– Massage: Nếu bạn đang băn khoăn làm sao để hết đau háng khi mang bầu? Hãy thử ngay cách này. Massage đều đặn giúp giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng. Massage không chỉ giúp cơ bắp được thả lỏng mà mẹ bầu cũng cảm thấy thư thái, dễ chịu. Nếu không có kinh nghiệm mẹ bầu nên liên hệ với chuyên gia trị liệu để được hỗ trợ các biện pháp massage nhằm giảm đau.
– Thay đổi thói quen sinh hoạt: Bên cạnh việc tập trung vào các cách chữa đau háng khi mang thai nêu trên mẹ bầu cần chú ý điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt. Hạn chế thức khuya, đi giày cao gót hay ngồi sai tư thế… đều là những nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai đau khớp háng. Do đó, để khắc phục tình trạng này bạn nên điều chỉnh lại những thói quen trên.
– Bổ sung canxi khi cần: Thiếu canxi cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây đau háng. Vậy nên, mẹ bầu cần chú ý bổ sung canxi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung canxi cho cơ thể qua các loại thực phẩm như sữa, phô mai, đậu phụ, cá mòi, cải xoăn, ngũ cốc… Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tăng cường vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
– Gặp bác sĩ: Tháng cuối của thai kỳ là thời điểm quan trọng nên mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường nào khác trên cơ thể hãy nhanh chóng. Đặc biệt, nếu tình trạng đau háng không thuyên giảm ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng tới việc di chuyển, đi lại mẹ bầu hãy đến ngay cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân, mức độ để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.
V – Bị đau háng khi mang thai cần lưu ý điều gì?
Bị đau háng khi mang thai mẹ bầu nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:
Mẹ bầu cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động quá nhiều.
– Mẹ bầu tránh ngồi xổm, kéo mạnh bởi những động tác này có thể khiến cho vùng xương chậu, xương mu thêm nhiều áp lực.
– Nên đi giày thấp để, không đi giày cao gót để giảm tác động lên khớp háng.
– Ngoài ra, mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng, bởi cân nặng cũng có thể là một yếu tố tác động tới việc đau háng khi có bầu.
– Nên nằm nghiêng bên trái, giữ cho chân và hông hơi cong. Mẹ bầu có thể kê một chiếc gối nhỏ mỏng vào phần hông để thoải mái hơn.
– Khi thấy có dấu hiệu bất thường mẹ bầu nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và cách xử lý phù hợp.
Mong rằng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được tại sao có bầu bị đau háng. Đồng thời, nắm được cách khắc phục tình trạng đau háng khi mang thai an toàn hiệu quả. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề nào muốn được giải đáp thêm vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.