Bà bầu bị sôi bụng có sao không? 4 Cách xử lý sôi bụng khi mang thai

Bà bầu bị sôi bụng đi ngoài không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, điều này vẫn khiến cho nhiều người lo lắng liệu sôi bụng có ảnh hưởng tới thai nhi không? Khắc phục bằng cách nào cho hiệu quả. Những băn khoăn trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này.

I – Nguyên nhân bà bầu bị sôi bụng 

Sôi bụng khi có thai là hiện tượng bụng phát ra những âm thanh có thể to hoặc nhỏ. Chúng thường xuất phát từ đường ruột (cả ruột non và ruột già).

Sôi bụng hay xuất hiện khi bụng đói hoặc ngửi thấy mùi thức ăn thơm ngon, tác động đến não bộ làm cho chúng phát ra tín hiệu tăng dịch vị tiêu hóa ở ruột.

bà bầu bị sôi bụng tiêu chảySôi bụng ở bà bầu có thể do chế độ ăn uống.

Mẹ bầu bị sôi bụng đi ngoài có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:

– Do cơ thể cảm thấy mệt mỏi và bị căng thẳng. Đây chính là nguyên nhân chính khiến nhiều mẹ bầu sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

– Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ bầu thường khá nhạy cảm. Do đó, có thể bị sôi bụng do nhìn thấy những món ăn ngon, theo phản xạ tự nhiên của não bộ.

– Thiếu đạm, thiếu enzyme lactase cũng là yếu tố khiến bà bầu bị sôi bụng xì hơi. Enzyme có vai trò giúp mẹ bầu hấp thụ đường sữa, nếu như thiếu chúng mẹ bầu có thể bị sôi bụng sau khi ăn.

– Sôi bụng ở bà bầu cũng có thể là do chế độ ăn uống không phù hợp. Khi mẹ cố gắng bồi bổ quá mức, khiến cơ thể chưa kịp thích nghi với món ăn hoặc chế độ ăn cũng sẽ có khả năng dẫn đến hiện tượng sôi bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

– Ngoài ra, mẹ bầu ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng cũng dẫn đến hiện tượng sôi bụng.

– Rối loạn vi khuẩn đường ruột cũng được xem là nguyên nhân gây ra hiện tượng sôi bụng khi mang thai.

– Nhiều bà bầu bị sôi bụng là do tư thế ngồi ăn chưa đúng hoặc ăn quá nhanh. Điều này dẫn đến sự tích tụ không khí trong dạ dày và hậu quả là những tiếng kêu ùng ục được phát ra.

– Một số bệnh lý liên quan tới đại tràng, dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa… cũng là nguyên nhân gây sôi bụng. Ngoài hiện tượng sôi bụng, mẹ bầu còn có thể gặp phải một số triệu chứng như: Đau vùng thượng vị, đại tiện bất thường, buồn nôn, đau dọc theo khung đại tràng, cảm giác ăn không ngon, sụt cân…

II – Bà bầu sôi bụng có sao không?

Bị sôi bụng khi mang bầu là hiện tượng khá phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp. Điều này là hoàn toàn bình thường không ảnh hưởng tới thai nhi khi là hiện tượng sinh lý bình thường.

Còn với những trường hợp bà bầu bị sôi bụng tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi… có thể là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề về viêm đại tràng, nhiễm khuẩn, đại tràng co thắt…

Bà bầu bị sôi bụng có sao khôngMẹ bầu bị sôi bụng có sao không?

Để biết bà bầu bị sôi bụng có sao không bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi thấy hiện tượng này kéo dài, không thuyên giảm. Sau khi thăm khám, xác định mức độ bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất.

III – Bà bầu bị sôi bụng phải làm sao?

Sôi bụng khi mang thai tháng cuối có thể không làm ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi nhưng khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Để khắc phục hiện tượng này, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây:

1. Ăn nhẹ khi cảm thấy đói

Khi cơ thể đói mẹ bầu có thể bị sôi bụng. Do đó, để khắc phục tình trạng này bạn nên ăn khi xuất hiện dấu hiệu này.

Mẹ bầu nên ăn một số món như cháo, bánh mì, bánh quy… Tuy nhiên, không nên ăn quá nó, nên ăn kỹ, nhai chậm để hạn chế lượng không khí nuốt vào bên trong.

Sau khi ăn xong, mẹ bầu cũng có thể vận động nhẹ nhàng. Như vậy, sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn để khắc phục hiện tượng sôi bụng.

2. Uống nước gừng tươi

Đối với những bà bầu bị sôi bụng có thể sử dụng gừng tươi. Đây là bài thuốc dân gian quen thuộc được nhiều người áp dụng.

Bị sôi bụng khi mang thai tháng cuốiUống nước gừng tươi để khắc phục hiện tượng sôi bụng.

Với thành phần zingeron, shogaol có trong gừng sẽ mang đến công dụng chống nôn, chống co thắt. Đồng thời hỗ trợ giảm đầy bụng, chướng hơi, ngừa viêm loét ruột, giảm tình trạng khó tiêu…Vì vậy, nếu bà bầu sôi bụng đi ngoài hãy thử áp dụng ngay cách này.

3. Uống nước gạo rang giảm sôi bụng ở bà bầu

Nước gạo rang có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị hiệu quả một số vấn đề có liên quan tới hệ tiêu hóa như: Sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy, đầy ơi, HP dạ dày…

Gạo sau khi rang thường có màu vàng sẫm, một phần tinh bột của gạo sẽ bị phá hủy tạo thành than hoạt tính. Khi vào cơ thể chúng vẫn có khả năng hấp thụ những vi khuẩn và chất độc hại trong niêm mạc ruột. Để từ đó đưa ra ngoài hệ thống bài tiết.

Bà bầu uống nước gạo rang còn giúp bổ sung thêm những khoáng chất và chất dinh dưỡng. Vì vậy, đây là thực phẩm giúp khắc phục hiện tượng hay bị sôi bụng khi mang thai.

4. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Đối với những bà bầu sôi bụng tháng cuối xảy ra liên tục và không có hiện tượng thuyên giảm nên đi thăm khám. Sau khi nắm được nguyên nhân, mức độ bác sĩ mới có thể đưa ra được biện pháp điều trị phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.

Mẹ bầu nên đi thăm khám ngay nếu gặp phải các triệu chứng sau:

– Sôi bụng nhiều.

– Đau quặn bụng từng cơn, đau có thể giảm khi mẹ bầu đi trung tiện hoặc đại tiện.

– Khi ăn xong, hiện tượng sôi bụng tăng lên và có dấu hiệu buồn đi đại tiện.

– Sôi bụng kèm theo hiện tượng bụng trướng về phía bên trái.

IV – Cách phòng tránh bị sôi bụng khi mang thai

Để ngăn chặn hiện tượng có bầu bị sôi bụng bạn nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

– Trước tiên, mẹ bầu cần ăn uống đảm bảo vệ sinh, không nên ăn thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng.

– Không ăn rau sống, tiết canh hoặc ăn những thực phẩm đã bị ẩm, mốc, bốc mùi.

– Hạn chế ăn các thực phẩm đã lên men như cà muối, dưa…

Mẹ bầu bị sôi bụng đi ngoàiKhông ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng.

– Bà bầu nên ăn sữa chua, khoai lang, khoai tây cũng như các loại rau xanh. Bởi những thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hạn chế được chứng sôi bụng hiệu quả.

– Tuân thủ nguyên tắc ăn chính uống sôi để tránh bị sôi bụng.

– Uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây để cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng chất cho cơ thể.

– Nên chia nhỏ các bữa ăn trong 1 ngày, không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.

– Trong thời gian mang thai, chị em cũng cần chú ý đến việc vận động hàng ngày. Mẹ bầu có thể tập những bài tập đơn giản như đi bộ, yoga,… Như vậy sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Đồng thời kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, giúp ngăn chặn và cải thiện tình trạng sôi bụng ở mẹ bầu.

– Nên bổ sung đầy đủ vitamin trong thời gian mang bầu để hạn chế hiện tượng sôi bụng cũng như tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn biết được bà bầu bị sôi bụng có sao không cũng như cách khắc phục hiệu quả. Hãy gọi ngay cho dược sĩ của kem Yoosun Mama qua hotline miễn cước 1800.1125 nếu bạn cần hỗ trợ thêm về vấn đề này.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ