Khi mang thai, có nhiều mẹ bầu bị nghén nước lọc. Vậy khi gặp phải tình trạng này có sao không? Nên khắc phục bằng cách nào? Trong bài viết này, Yoosun Mama sẽ giải đáp hết những băn khoăn trên.
Nội dung chính
I – Nghén nước lọc là như thế nào?
Nghén nước lọc ở phụ nữ mang thai là tình trạng khẩu vị của mẹ bầu chỉ muốn uống nước lọc. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone và nội tiết tố mạnh mẽ khi mang thai, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và khẩu vị.
Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng nghén nước lọc.
Nghén nước lọc là một trong các tình trạng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai. Thông thường, sau khi hết tam cá nguyệt thứ nhất tình trạng nghén này sẽ giảm dần và biến mất.
II – Nghén nước lọc có sao không?
Nước rất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi, thậm chí là cần nhiều hơn bình thường. Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước để các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định. Việc hấp thu các chất dinh dưỡng cũng trở nên dễ dàng hơn.
Khi uống nước lọc có thể kích thích vị giác, giúp bà bầu có tinh thần sảng khoái, thoải mái hơn. Tuy nhiên, lượng nước uống mỗi ngày còn tùy thuộc vào thể trạng của mẹ bầu. Lời khuyên dành cho mẹ bầu nên uống nhiều nước nhưng cần phải có sự tính toán hợp lý.
Nhiều ở đây là lượng nước cần phải phù hợp với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước lọc, vì điều đó cũng có thể gây phù thũng do tích nước, tăng áp lực cho thận, ảnh hưởng tới nước ối….
Uống nước lọc mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu.
Nếu mẹ bầu uống với lượng thích hợp sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé mà còn mang đến nhiều lợi ích khác như:
– Nước đóng vai trò là dung môi, giúp tăng hiệu suất vận chuyển dinh dưỡng cho thai nhi từ mẹ. Các chất dinh dưỡng gồm có khoáng chất, vitamin được nước hòa tan, hấp thụ vận chuyển đến tế bào máu. Từ đó, thai nhi hấp thu các tế bào máu thông qua nhau thai.
– Nước làm loãng nước tiểu, hạn chế vi khuẩn phát triển. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Không chỉ vậy, nước còn có tác dụng làm mềm chất thải, tăng nhu động ruột tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế triệu chứng tiêu chảy, táo bón, khó tiêu…
– Trong nước còn chứa các ion kiềm giàu canxi, kali nên giúp giảm tình trạng chuột rút.
– Uống nước lọc khi mang thai còn làm giảm triệu chứng đau đầu, căng thẳng… bởi nước điều hòa, làm cơ thể sảng khoái và dễ chịu hơn.
III – Bà bầu bị nghén nước lọc cần lưu ý điều gì?
Bà bầu bị nghén nước lọc nếu uống đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi uống nước mẹ bầu nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:
Mẹ bầu uống nước lọc với lượng phù hợp.
– Nước uống cho mẹ bầu mỗi ngày cần phải đảm bảo theo liều lượng nhất định. Cụ thể, mẹ bầu cần từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên điều này cũng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, giai đoạn của thai kỳ.
– Không nên uống quá nhiều nước trong 1 lần tránh tình trạng quá tải của thận. Thay vào đó, mẹ bầu nên chia khoảng thời gian ra uống như: Uống khi mới ngủ dậy, uống trong bữa ăn, giữa xế chiều, buổi tối…
– Ngoài nước lọc, mẹ bầu cũng có thể bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả để bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Riêng đối với các loại nước ép rau củ, hoa quả nên chọn lựa kỹ càng trước khi sử dụng.
– Mẹ bầu nên uống nước vào sáng sớm để thải độc cơ thể và hạn chế uống trước khi ngủ để không bị mất ngủ do phải dậy đi tiểu nhiều lần.
– Hạn chế uống nước đá lạnh, vì có thể gây lạnh bụng không tốt cho sức khỏe.
– Mẹ bầu nên bổ sung nước thường xuyên, không nên đợi khát mới uống. Bởi khi khát điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể đã bị thiếu nước.
– Ngoài những lưu ý nêu trên, mẹ bầu cần đảm bảo uống nước sạch, không chứa kim loại nặng, vi khuẩn…
– Uống nước đun sôi nhưng không đun đi đun lại nhiều lần và không để quá 2 ngày.
– Việc uống nước sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu khi thực hiện theo những lưu ý nêu trên.
Nghén nước lọc là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai. Hãy thử áp dụng một vài gợi ý nêu trên để đảm bảo an toàn cho mẹ và giúp thai nhi phát triển tốt. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào liên quan tới vấn đề này cần chúng tôi tư vấn thêm vui lòng liên hệ tới hotline 1800. 1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.