Câu hỏi:
“Chào dược sĩ! Chị gái em mới mang thai nhưng đã có dấu hiệu ốm nghén. Vậy dược sĩ cho em hỏi bị nghén là có tim thai chưa ạ? Làm sao để nhận biết có tim thai chuẩn? Hiện tại, chị em chưa đi siêu âm được. Rất mong dược sĩ tư vấn, em xin cảm ơn!”
Trả lời:
Chào bạn, lắng nghe những tiếng đập của tim thai là niềm hạnh phúc của người mẹ khi biết mình mang thai. Nhịp đập tim thai là dấu hiệu rõ ràng cho thấy một mầm sống mới đang lớn dần từng ngày. Vì vậy, trong bài viết này dược sĩ Yoosun Mama sẽ giải đáp giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nội dung chính
I – Ốm nghén là có tim thai chưa?
Kể từ khi phát hiện ra mình mang thai, một trong những cột mốc đầu tiên mà mẹ quan tâm và mong đợi đó chính là tiếng đập tim của bé. Ốm nghén là một trong những triệu chứng ban đầu của thai kỳ. Do đó, có không ít người băn khoăn ốm nghén là có tim thai chưa?
Trong quá trình hình thành phát triển của thai nhi, tim bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai. Tim thai thường xuất hiện vào tuần thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ.
Nhờ vào những kỹ thuật siêu âm tân tiến, hiện đại mẹ có thể nghe được tim thai. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp phải đến tuần thứ 8 -10 của thai kỳ mới nghe được nhịp đập thai nhi. Nguyên nhân là do chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của phôi thai.
Ốm nghén là tình trạng mẹ bầu thường gặp khi mang thai.
Do đó, với câu hỏi bị nghén là có tim thai hay chưa? Cho thấy có những trường hợp mẹ bầu bị nghén sớm trước 5-6 tuần trong thai kỳ có thể chưa thấy tim thai. Còn với những mẹ bầu có dấu hiệu ốm nghén từ tuần thứ 8 có thể nghe thấy nhịp tim của con qua việc siêu âm.
Tim thai bắt đầu đập mạnh và rõ ràng vào tuần thứ 20. Nhịp đập của tim thai càng lớn, dứt khoát và mạnh mẽ chứng tỏ rằng thai nhi đang phát triển bình thường và khỏe mạnh.
II – Những biểu hiện của việc có tim thai?
Dấu hiệu có tim thai sau chuyển phôi luôn là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Sau khi thụ tinh được 1/3 đầu vòi trứng, hợp tử sẽ bắt đầu di chuyển đến tử cung và phân chia theo cấp số nhân 2 bắt đầu từ giờ thứ 30 trở đi.
Nhận biết dấu hiệu có tim thai qua siêu âm.
Lúc đó, hợp tử sẽ phân thành 2 tế bào dính với nhau rồi phân thành 4,8,16… Sau khoảng 5 ngày sẽ phát triển thành một khối nhỏ được gọi là phôi bào. 2 ngày tiếp đó, phôi sẽ di chuyển đến tử cung rồi chui qua lớp niêm mạc và bắt đầu quá trình làm tổ. Phôi tiết ra HCG trong nước tiểu nên khi thử que sẽ biết được có thai.
Trong giai đoạn phôi thai, tim phát triển từ tấm tim bắt nguồn từ trung mô mạc. 3 tuần sau thụ thai, ống tim nguyên thủy bắt đầu hoạt động. Ống tim tiếp tục phát triển rồi uốn cong, vách ngăn phát triển, xuất hiện 4 buồng và 2 đường sẽ thoát ra riêng lẻ. 8 tuần sau khi đậu thai, trái tim của thai nhi cơ bản đã phát triển toàn diện.
Để nhận biết chính xác biểu hiện có tim thai bạn nên đi siêu âm khi biết mình có thai hoặc xuất hiện các triệu chứng ốm nghén. Khi siêu âm quét qua bộ phận tim và được quan sát bằng hình ảnh 2 chiều thời gian thực ở tử cung mẹ bầu khi chiều dài đỉnh phôi đạt được ≥ 5 mm.
Mang thai được 6 tuần thì tín hiệu doppler ở quang phổ, màu của máu, các mạch lớn sẽ quan sát được qua siêu âm. Dựa vào thời điểm và tiến trình phát triển tạo nên tim thai.
Do đó, bạn chỉ có thể phát hiện các dấu hiệu có tim thai sớm nhờ vào việc siêu âm từ tuần thứ 6 trở đi. Trong trường hợp tính sai chu kỳ kinh nguyệt hoặc tuổi thai sẽ phát hiện tim thai muộn hơn có thể là từ tuần thứ 8 trở đi.
Sau khi thử thai dương tính, bác sĩ có thể khuyên bạn nên lên lịch siêu âm thai sớm vào khoảng tuần thứ 7 đến 8 của thai kỳ.
III – Sau khi có tim thai mẹ nên làm gì?
Với những thông tin nêu trên chắc hẳn đã giúp bạn biết được nghén là dấu hiệu có tim thai trong một số trường hợp. Khi biết thai nhi có tim thai mẹ bầu nên có kế hoạch chăm sóc thích hợp.
Mẹ bầu nên uống axit folic.
Các mẹ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để giúp thai nhi có được một trái tim khỏe mạnh:
– Bổ sung axit folic trước và trong quá trình mang thai để phòng tránh bệnh tim bẩm sinh cho con.
– Không sử dụng rượu hoặc bất cứ chất kích thích nào gây hại đến sự phát triển của thai nhi.
– Nếu như sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
– Nếu như mẹ bầu bị bệnh đái tháo đường type 2 hoặc tiểu đường thai kỳ nên theo dõi và kiểm tra lượng đường trong máu trong suốt thời gian mang thai. Bởi tiểu đường có thể khiến cho bé mắc bệnh tim mạch.
– Mẹ bầu không được hút thuốc lá, đặc biệt là trong kỳ tam cá nguyệt đầu.
– Nên siêu âm kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Hy vọng, với những thông tin nêu trên đã giúp bạn biết được bị nghén là có tim thai chưa? Nếu như bạn cần chúng tôi hỗ trợ thêm bất cứ vấn đề nào vui lòng liên hệ qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.