Đau đầu khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Bà bầu bị đau đầu khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối của thai kỳ. Cơn đau không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

I – Bị đau đầu khi mang thai là như thế nào?

Cơ thể phụ nữ khi mang thai có rất nhiều sự thay đổi. Đặc biệt là nồng độ hormone, dẫn tới nhiều triệu chứng trong đó có đau đầu.

Đau đầu mang thai là tình trạng phổ biến, chúng xuất hiện ở vùng đầu và mặt. Thỉnh thoảng đau ở vùng cổ trên cũng được xếp vào nhóm đau đầu. Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên đầu, đau tại một vị trí nhất định hoặc tỏa ra khắp đầu

Bị đau đầu khi mang thaiĐau đầu là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu.

Đau đầu khi có thai có nhiều cường độ và tính chất khác nhau. Người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ, đau nhói, đau dữ dội hoặc châm chích ở đầu. Cơn đau sẽ phát triển dần hoặc đột ngột, kéo dài vài phút cho đến vài ngày.

II – Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai

Chắc hẳn nhiều người thường băn khoăn tại sao phụ nữ mang thai thường bị đau đầu. Trên thực tế, hiện tượng này xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Để xử lý dứt điểm chúng ta cần nắm được nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, trên cơ sở đó mọi người sẽ áp dụng được những bí quyết giúp kiểm soát chứng đau đầu khi mang thai mà không cần sử dụng thuốc.

Dưới đây là một số nguyên nhân giải thích vì sao mẹ bầu hay bị đau đầu khi mang thai:

1. Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu

Đau đầu khi mang thai tháng đầu có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:

– Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi, dẫn tới chứng đau đầu. Vào giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể chưa quen với sự thay đổi đó nên thường gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, nhói đầu kèm theo buồn nôn và nôn.

– Bị đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu cũng có thể do thể tích tuần hoàn tăng.

– Đau đầu mang thai 3 tháng đầu cũng có thể do tình trạng lên cân đột ngột làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh cũng như quá trình lưu thông máu lên não.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, chế độ sinh hoạt không khoa học cũng là lý do giải thích vì sao đau đầu khi mang thai tháng thứ 3. Nhiều mẹ bầu thường có thói quen không tốt như không ăn uống đúng bữa, lười uống nước gây hạ đường huyết gây đau đầu khi mang thai.

Thường xuyên thức khuya, sử dụng các đồ uống có chất kích thích cũng gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ dẫn tới đau đầu.

2. Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa

Bị đau đầu khi mang thai tháng thứ 4 có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:

Chứng đau đầu khi mang thai thứ 4Đau đầu khi mang thai có thể do mẹ bầu tăng cân nhanh.

– Bà bầu có thể ăn phải một số thực phẩm gây kích ứng hoặc gây nên triệu chứng đau đầu. Những thực phẩm này có thể khác nhau tùy vào từng cá nhân.

– Đau đầu khi mang thai tháng thứ 5 cũng có thể khởi phát từ việc tăng cân quá nhiều.

– Thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu lên não gây nên những cơn đau đầu nghiêm trọn. Đi cùng với đó là một số triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi…

– Ngủ quá ít có thể gây nên chứng đau đầu khi mang thai tháng thứ 4.

– Ngủ sai tư thế.

– Căng thẳng, mệt mỏi, kéo dài lo âu thường xuyên.

– Ăn kiêng, không đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi.

– Đau đầu khi mang thai tháng thứ 6 cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, viêm màng não…

3. Đau đầu khi mang thai tháng cuối

Nếu bạn bị đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối nguyên nhân chính là do sự gia tăng trọng lượng của em bé. Khi thai nhi càng phát triển thì quá trình lưu thông máu trong cơ thể người mẹ có đôi chút ảnh hưởng. Vì vậy, máu truyền tới não không đều đặn như bình thường và gây nên hiện tượng đau nhức đầu.

Sản phụ sống hoặc làm việc trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn rất dễ bị căng thẳng, bực bội và khó ngủ. Khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng đau đầu, mệt mỏi khi mang thai.

III – Dấu hiệu đau đầu khi mang thai

Dấu hiệu bị đau đầu khi mang bầu ở mỗi mẹ bầu có thể khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

cách giảm đau đầu khi mang bầuMẹ bầu bị đau nửa đầu khó chịu.

– Đau đầu âm ỉ.

– Đau nhói ở đầu hoặc đau theo nhịp đập.

– Đau đầu dữ dội hoặc đau nhói cả 2 bên.

– Đau nhói sau một hoặc cả 2 mắt cũng là dấu hiệu thường thấy ở những người bị đau đầu khi mang bầu.

– Đau nửa đầu cũng có thể kèm theo một số triệu chứng khác như: Nôn mửa, buồn nôn, nhìn thấy đường hoặc các tia sáng…

IV – Đau đầu khi mang thai có sao không? Gây biến chứng gì?

Hay đau đầu khi mang thai có sao không? Là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu hiện nay.

Các cơn đau đầu nhẹ khi mang thai đến rồi nhanh chóng biến mất, đặc biệt là khi mẹ bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ. Do đó, mẹ bầu không cần quá lo lắng về tình trạng này.

Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu khi mang thai trở nên trầm trọng khiến mẹ bầu khó chịu, chúng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu. Ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi trong thai kỳ.

1. Đối với mẹ

Bà bầu bị đau đầu với những cơn đau khó chịu không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.

Cách chữa đau đầu mang thaiĐau đầu khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, thiếu ngủ.

Nếu mẹ bầu nhận thấy dấu hiệu bị đau đầu khi mang thai tháng thứ 7 dữ dội có thể là nguồn cơn của một số bệnh nguy hiểm như tiền sản giật ở thai phụ. Đặc biệt, với thai phụ ngoài 35 tuổi, cần được theo dõi thai kỳ thường xuyên nếu có dấu hiệu đau đầu.

Hoa mắt chóng mặt khi mang thai kéo dài có thể làm tổn thương tới các tế bào thần kinh, mạch máu. Từ đó khiến cho mẹ bầu làm việc giảm năng suất, hay quên, lo âu, trầm cảm, thiếu tập trung…

2. Đối với bé

Nếu mẹ thường xuyên đau đầu khi mang thai cũng gây ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Đau đầu khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn thậm chí là ăn ít. Từ đó không đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi có thể khiến thai nhi nhẹ cân…

V – Đau đầu khi mang thai có được uống thuốc không?

Uống thuốc đau đầu khi mang thai có được không? Theo thống kê cho thấy có tới 26% thai phụ bị đau đầu do căng thẳng với những triệu chứng như đau 2 bên, đau nửa đầu, đau buốt ở 1 hoặc 2 bên mắt.

đau đầu khi mang thai uống thuốc gìMẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Kiểm soát cơn đau đầu trong quá trình mang thai là điều cần thiết. Điều này làm giảm sự khó chịu về thể chất và tinh thần cho người mẹ. Nhờ đó, làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.

Tuy nhiên, uống thuốc đau đầu khi có thai được không thì không phải ai cũng nắm rõ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi có biểu hiện của đau đầu khi mang thai mẹ bầu nên được hướng dẫn các phương pháp điều trị y tế đó là: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, xoa bóp, tập thể dục, vật lý trị liệu… Trong trường hợp, cần dùng thuốc giảm đau đầu, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp.

Uống thuốc đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không? Các loại thuốc đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nếu có thể, mẹ bầu nên tránh các loại thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi đây là giai đoạn dễ xảy ra dị tật cho thai nhi.

Tuy nhiên, một số loại thuốc giảm đau vẫn có thể được chỉ định cho mẹ bầu sử dụng. Song để biết bị đau đầu uống thuốc gì? Thai phụ cần đi thăm khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ

VI – Cách xử lý đau đầu khi mang bầu an toàn

Đau đầu khi mang thai tuần đầu hay tháng cuối thai kỳ đều gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe mẹ bầu. Đó là lý do vì sao chúng ta nên kiểm soát tốt tình trạng đau nhức đầu.

Thực tế, mẹ bầu thường ưu tiên lựa chọn những cách giảm đau đầu khi mang bầu từ dân gian thay vì điều trị bằng thuốc. Nhờ đó, sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Phụ nữ mang thai có thể tham khảo một vài cách giảm đau đầu khi mang thai dưới đây:

1. Thư giãn tinh thần

Nếu bạn đang lo lắng đau đầu khi mang thai phải làm sao hãy áp dụng ngay bí quyết này. Mẹ bầu hãy để tinh thần thoải mái và thư giãn trong khoảng thời gian mang thai. Trong đó, tắm nước ấm là phương pháp thư giãn, giảm đau nhức khá hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp kiểm soát cơn đau đầu tạm thời chứ không thể chữa trị dứt điểm.

uống thuốc đau đầu khi có thaiMẹ bầu nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái.

Ngoài ra, nếu bạn muốn chữa đau đầu khi mang thai hãy thử uống một cốc trà gừng ấm nóng và dành thời gian nghỉ ngơi. Sau khoảng 30 phút, cơn đau sẽ dịu đi đáng kể.

2. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Làm sao để hết đau đầu khi mang thai? Để kiểm soát tình trạng này mẹ bầu hãy nhớ quan tâm và xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học.

Một số thực thực phẩm có thể kiểm soát cơn đau nhức đầu hiệu quả như: Quả anh đào, khoai lang…Đặc biệt, quá trình vận chuyển máu lên não diễn ra thuận lợi hơn nếu mẹ bầu bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Đây cũng là cách hết đau đầu khi mang thai được nhiều người áp dụng.
Massage

Thêm một cách làm giảm đau đầu khi mang thai đó là massage khu vực cổ vai gáy để giảm thiểu những cơn đau. Bạn có thể sử dụng thêm một số tinh dầu tự nhiên để tăng hiệu quả.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, ngủ ít, sử dụng đồ uống chứa chất kích thích,… là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đau đầu khi mang bầu. Do đó, các bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu dành thời gian vận động, tập luyện thể dục thể thao.

Thói quen này không chỉ giải tỏa căng thẳng, áp lực mà còn giúp việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Hàng ngày, bạn nên cố gắng duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ. Bởi những yếu tố này cũng tác động không nhỏ tới hệ thần kinh, gây đau nhức đầu ở phụ nữ mang thai.

Nếu mẹ bầu đã áp dụng những phương pháp nêu trên nhưng không mang lại hiệu quả. Thậm chí, các cơn đau đầu kéo dài và trở nên trầm trọng hơn, kèm theo các dấu hiệu sau nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ:

– Đau đầu dữ dội, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

– Tình trạng đau đầu không thuyên giảm.

– Đau đầu kèm theo một số triệu chứng như cứng cổ, sốt, rối loạn thị giác, buồn ngủ. Hoặc thay đổi về cảm giác, tri giác.

– Đau đầu sau khi bị chấn thương.

– Khi đọc sách hay xem điện thoại, màn hình máy tính tình trạng đau đầu ngay lập tức xuất hiện.

– Đau đầu kèm theo sưng bàn chân, bàn tay thậm chí là cả khuôn mặt.

VII – Phòng tránh đau đầu khi mang bầu bằng cách nào?

Hay bị đau đầu khi mang thai một phần do sự thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phòng tránh những cơn đau đầu theo một số bí quyết dưới đây:

– Trước tiên, mẹ bầu nên đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc không thức khuya. Thời điểm buổi trưa không nên ngủ quá 1 tiếng để tránh gây mệt mỏi cho buổi chiều.

– Mẹ bầu cần nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, không có tiếng ồn. Tránh đến những nơi có không khí ô nhiễm, mùi hương quá nồng.

đau đầu khi mang thai phải làm saoMẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày.

– Uống đủ lượng nước hàng ngày, mẹ bầu có thể uống nước lọc, nước ép trái cây… Cần hạn chế các loại đồ uống có ga, nước trái cây đóng chai…

– Mẹ bầu cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu. Bởi đây là nguyên nhân đau đầu khi mang thai.

– Hoạt động thể chất hàng ngày một cách phù hợp.

– Lắng nghe cơ thể và đi khám kịp thời khi thấy có các dấu hiệu bất thường.

Hy vọng, với những thông tin nêu trên đã giúp bạn biết được đau đầu khi mang thai nên làm gì? Đồng thời nắm được cách phòng tránh tình trạng này để giúp mẹ bầu yên tâm trong hành trình sắp tới. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp thêm vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ