Cơn đau đẻ như thế nào? Có giống đau bụng kinh không? Thông tin cần biết

Những chị em phụ nữ khi mang thai tháng cuối sẽ có rất nhiều vấn đề lo lắng. Một trong số đó là làm sau để nhận biết được cách đau đẻ để kịp thời đến bệnh viện. Nếu bạn cũng đang chuẩn bị sinh con đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

I – Cơn đau đẻ như thế nào?

Vào tháng cuối của giai đoạn mang thai mẹ bầu sẽ cảm nhận được rất rõ những sự thay đổi trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hiện tượng diễn ra những cơn đau. Vì vậy, có không ít người bị nhầm lẫn giữa đau đẻ thật và đau giả khiến cho không ít trường hợp khó xử xảy ra.

>> Xem VIDEO đau đẻ dưới đây <<

Video đau đẻ có biểu hiện như thế nào

Vậy đau đẻ cảm giác như thế nào? Đây là những cơn đau cho thấy sự thay đổi của tử cung để đưa thai nhi ra ngoài. Những cơn đau này được hiểu như tủ cung đang diễn ra các hoạt động. Điều này nhằm tạo nên sự biến đổi và tạo điều kiện phù hợp cho thai nhi được sinh ra.

Có bầu đau đẻ thường xuất hiện những cơn gò với tần suất liên tục để tạo lực cho thai nhi ra ngoài. Trong khi mang thai những cơn đau đẻ xuất hiện dưới dạng cơn co trong quá trình chuyển dạ. Đây cũng được xem là một cách giải thích cho những ai chưa biết cơn đau đẻ là như thế nào.

Tuy nhiên, rất khó có thể mô tả một cách chính xác đau đẻ thế nào? Bởi đây là quá trình sinh lý trong đó thai nhi và nhau thai sẽ được đưa ra khỏi tử cung.

Bạn có thể nhận biết dấu hiệu đau đẻ con rạ như sau:

– Nước đầu ối: Nếu như bạn thấy có một loại chất nhầy màu đỏ hoặc hồng từ âm đạo thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh. Những cơn đau có thể bắt đầu trong một vài giờ hoặc vài ngày sắp tới.

– Đau bụng dưới: Có nhiều trường hợp có thai đau đẻ khi xuất hiện những cơn đau bụng dưới. Cơn đau này có thể xuất hiện đều đặn và kéo dài trong khoảng 15 giây.

Sau 3-5 phút lại tiếp tục bắt đầu, nguyên nhân là do tử cung tạo ra. Đây là dấu hiệu chính thức cho biết bạn chuẩn bị sắp sinh.

– Vỡ ối: Đây cũng là dấu hiệu dành cho những ai chưa biết đau đẻ có biểu hiện như thế nào? Vỡ ối thường xảy ra vào ban đêm khi mẹ bầu đang ngủ.

Có rất ít trường hợp chuyển dạ nào mà không gây đau đớn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mỗi mẹ sẽ có những biểu hiện và mức độ đau khác nhau do cảm nhận và khả năng chịu đựng của từng mẹ.

Khi mẹ bầu nhận thấy có những dấu hiệu trên nên nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

II – Đau đẻ có phải sắp sinh không? Bao lâu thì sinh?

Nhiều mẹ khi mang thai tháng cuối thường gặp phải những cơn đau đẻ giả. Điều này khiến cho không ít mẹ bầu cảm thấy lo lắng vì không biết khi nào sinh, có cần đi viện ngay không. Vậy đau đẻ giả như thế nào?

Đau đẻ giả là hiện tượng tâm lý và đây là giai đoạn mở đầu không có sự thông báo trước. Một số mẹ bầu bị căng thẳng hoặc tâm lý không ổn định thường gặp phải những cơn đau.

Chúng có thể diễn ra liên tục hoặc chỉ trong một vài ngày. Những cơn đau giả thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Cơn đau đẻ như thế nàoĐau đẻ bao lâu sinh còn phụ thuộc vào thể trạng mẹ bầu

Chính hiện tượng đau đẻ giả đã khiến cho nhiều mẹ cảm thấy lo lắng và băn khoăn đau đẻ có phải sắp sinh không? Bao lâu sẽ sinh? Để giải đáp được câu hỏi trên trước tiên mẹ bầu cần phải xác định được đâu là đau thật và đau giả.

Đau đẻ giả thì khó xác định được thời gian sinh là khi nào. Còn với đau đẻ thật là báo hiệu thời điểm mà còn bạn muốn chào đời.

Đây là giai đoạn cuối của quá trình mang thai. Lúc này cơ thể mẹ sẽ có những dấu hiệu rõ rệt nên cũng sẽ xác định được khoảng thời gian. Tuy nhiên, rất khó để nói được chính các bởi còn phụ thuộc vào mỗi thể trạng của thai phụ.

Nếu như mẹ bầu đau bụng liên tục, xuất hiện các cơn co 1 phút 1 lần hoặc vỡ ối có thể sẽ sinh trong 24 giờ. Cũng có những trường hợp ngoại lệ mẹ bị vỡ ối nhưng phải cách mấy ngày mới sinh.

Để biết chính xác đau đẻ bao lâu thì sinh mẹ bầu nên đến bệnh viện khi nhận thấy các dấu hiệu như vỡ ỗi, xuất hiện dịch màu hồng, cơn đau, cơn co diễn ra liên tục.. Như vậy mới có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón con yêu ra đời.

III – Cách làm giảm cơn đau đẻ an toàn cho mẹ và bé

Cơn đau đẻ thường khiến cho rất nhiều mẹ bầu bị ám ảnh và lo sợ. Nhiều người thường ví von rằng đau đẻ bằng gãy xương sườn hay nhất đau đẻ nhì đau răng. Hãy cùng tham khảo ngay một số cách giảm đau dưới đây để mẹ có thể vượt cạn thuận lợi và không mất quá nhiều sức:

1. Tập thở nhịp nhàng và di chuyển nhiều

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách giảm đau đẻ thường hãy thử áp dụng ngay theo phương pháp này. Khi xuất hiện những cơn đau bạn nên thở nhịp nhàng để kiểm soát cơn cơ thắt. Trong trường hợp không có hiệu quả bạn hãy thử hít thở nhanh mỗi nhịp diễn ra trong khoảng 2-3 giây.

Cách làm giảm cơn đau đẻTập thở đều đặn và nhịp nhàng để giảm đau bụng đẻ

Ngoài cách tập thở nhịp nhàng bạn cũng nên di chuyển nhiều hơn khi có cơn đau. Di chuyển trong khi chuyển dạ vô cùng quan trọng vì điều này sẽ giúp cho cơ tử cung có phản ứng lại với oxytocin được sản xuất trong não.

Kết quả này đã được chứng minh trong một nghiên cứu được công bố năm 2012 của Đại học Y tá – Hộ sinh Hoa Kỳ. Với cách này sẽ giúp các thai phụ có thể giảm đau đẻ tại nhà hiệu quả.

2. Tiêm giảm đau đẻ thường 

Có rất nhiều cách giảm cơn đau đẻ thường mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tiêm thuốc cũng là cách được nhiều mẹ bầu lựa chọn để quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.

Khi áp dụng tiêm giảm đau mẹ bầu đau đẻ một mình cũng không còn là nỗi lo lắng và ám ảnh nữa. Phương pháp này sẽ được thực hiện khi cổ tử cung mở được 3-8cm. Sau khoảng 20 phút tiêm, thuốc sẽ bắt đầu có tác dụng và giảm những cơn đau cho sản phụ.

IV – Những thắc mắc liên quan đến đau đẻ

Nhiều chị em khi mới mang thai lần đầu chắc hẳn sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và lo lắng. Đặc biệt là làm sao nhận biết chính xác cơn đau đẻ đau như thế nào? Hay đau đẻ như nào thì vào viện?

Dưới đây là một số câu trả lời giải đáp những thắc mắc liên quan đến đau đẻ để bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích:

1. Đau đẻ có giống đau bụng kinh không?

Đau bụng đẻ là cơn đau chuyển dạ co bóp tử cung để đẩy em bé ra ngoài. Cơn đau này rất khó có thể mô tả được mức độ đau chính xác như thế nào. Bởi mỗi thai phụ sẽ có mức độ đau khác nhau.

Đau bụng kinh là hiện tượng niêm mạc ở thành tử cung bong ra. Lúc này, tử cung sẽ co bóp mạnh để tống hết lớp niêm mạc ra ngoài nên gây ra những cơn đau bụng cho chị em.

Đau đẻ có giống đau bụng kinh khôngĐau bụng đẻ gấp nhiều lần so với đau bụng kinh

Nếu như so sánh 2 cơn đau này sẽ không giống nhau. Bởi đau bụng đẻ mức độ đau sẽ gấp vài chục lần so với đau bụng kinh và cơ thể vô cùng mệt mỏi. Không chỉ vậy, đau bụng đẻ còn liên quan tới nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

2. Đau đẻ là đau bụng trên hay bụng dưới?

Đau bụng đẻ thường là những cơn đau thúc xuống bụng dưới chứ không phải ở bụng trên. Bởi khi bắt đầu chuyển dạ toàn bộ cơ vùng bụng và tử cung sẽ co bóp thành những đợt mạnh để đẩy thai nhi ra bên ngoài.

Những cơn co thắt như vậy sẽ lan từ trên xuống dưới. Nên bà bầu sẽ có cảm giác cơn đau bụng đẻ là cơn đau ở phần bụng dưới của mình.

3. Đau đẻ và đau dài cái nào đau hơn?

Đây cũng là một trong những câu hỏi khiến cho nhiều mẹ bầu thắc mắc. Mỗi kiểu sẽ có những mức độ đau khác nhau.

Đối với đau đẻ mẹ bầu sẽ đau dồn dập trong khoảng 24h cho đến khi sinh. Sau khi sinh xong những cơn đau này sẽ giảm dần và mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Còn đối với đau dài tùy vào việc bạn đau ở bộ phận nào trên cơ thể, mức độ đau có nghiêm trọng hay không. Tuy nhiên, thời gian đau kéo dài chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

4. Đau đẻ như thế nào thì nhập viện?

Có không ít mẹ bầu rơi vào trường hợp bối rối không biết xử lý như thế nào khi có những dấu hiệu sinh xuất hiện.

Để biết khi nào nên nhập viện bạn nên dựa vào những dấu hiệu mà chúng tôi đã nêu ở phần trên như: Vỡ ối, xuất hiện dịch nhầy màu hồng hoặc đỏ, cơn gò xuất hiện liên tục, đau thúc bụng dưới, muốn đi vệ sinh…

5. Cơn đau đẻ giả kéo dài bao lâu?

Những cơn đau đẻ giả thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Chúng thường không có bất cứ một dấu hiệu cụ thể nào có thể đến bất ngờ và kết thúc nhanh chóng.

Tùy thuộc vào từng cơn đau và thể trạng của mẹ bầu mà thời gian keo dài là khác nhau. Đau đẻ giả chỉ mang tính chất thông báo, khó có thể ấn định được ngày sinh cụ thể.

Nhìn chung cả thể biểu hiện cũng như thời gian không theo bất cứ một trình tự nào. Do đó, dựa vào đặc điểm này nên những cơn đẻ giả khó có thể xác định được thời gian của cơn đau.

6. Đau đẻ có nên đi lại không?

Khi xuất hiện những cơn đau mẹ bầu nên di chuyển và thay đổi tư thế. Bởi điều này sẽ giúp xoa dịu cơn đau và giúp ích cho việc chuyển dạ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.

Đau đẻ là đau như thế nàoNên đi bộ khi xuất hiện cơn đau đẻ

Theo một số quan niệm từ xa xưa khi đi bộ cũng giúp cho tử cung mở rộng. Mẹ bầu đỡ đau đớn nên ít mất sức hơn khi sinh.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc đau đẻ mà bạn nên tham khảo. Để từ đó có thêm được những kiến thức bổ ích và có sự chuẩn bị tốt nhất cho bé yêu của mình trước khi chào đời.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ