Đau vú khi mang thai như thế nào? Nguyên nhân, biểu hiện, xử lý

Đau vú khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến nhiều chị em gặp phải. Đây là dấu hiệu bình thường, nhưng với một số trường hợp nghiêm trọng mẹ bầu không nên chủ quan mà phải đi thăm khám để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.

I – Đau vú khi mang thai như thế nào?

Đau vú khi mang bầu là tình trạng hai bầu vú căng tức, đau nhẹ quanh vú hoặc khi ấn vào sẽ cảm thấy đau nhói. Đây là hiện tượng bình thường mà nhiều mẹ bầu có thể gặp phải. Đầu ngực trở nên đặc biệt nhạy cảm, thậm chí đụng chạm nhẹ cũng có thể gây khó chịu.

Hiện tượng đau vú khi mang thai như thế nàoNhiều người gặp phải tình trạng đau vú khi có thai.

Triệu chứng đau vú khi mang thai còn có thể xuất hiện khá sớm trong khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 6. Chúng có thể kéo dài hết tam cá nguyệt đầu tiên sau đó giảm dần khi bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên, hiện tượng đau vú lại tăng lên vào tam cá nguyệt thứ 3 khi đến gần ngày dự sinh.

Tùy vào mỗi thai phụ sẽ cảm thấy đau vú ở mức độ khác nhau. Một số có thể cảm thấy đau thoáng qua, cũng có người bị đau nhiều hoặc đôi khi chỉ là cảm giác nóng rát ở 2 bầu ngực.

II – Nguyên nhân đau khi khi mang thai

Mẹ bầu bị đau vú có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:

1. Đau vú khi có bầu 3 tháng đầu

Có nhiều mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau vú trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể do:

– Thay đổi hormone trong cơ thể: Thông thường mẹ bầu bị đau vú là do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Sau khi thụ thai, cơ thể của người mẹ sẽ tăng sinh các hormone thai kỳ như estrogen, progesterone, prolactin… dẫn tới nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Với sự thay đổi này khiến cho mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, đau vú, khó thở…

– Ợ nóng: Ợ nóng cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng đau vú khi mang thai. Trong giai đoạn mang thai, thai phụ thường thay đổi thói quen ăn uống, nếu chế độ ăn không phù hợp sẽ gây nên tình trạng ợ nóng.

Bên cạnh đó, nồng độ nội tiết tố progesterone tăng lên gây nên tình trạng giãn cơ trơn tử cung, giãn van ngăn cách dạ dày… Điều này khiến cho axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra hiện tượng ợ nóng và cũng là nguyên nhân gây đau vú khi mang thai tháng đầu.

Bị đau vú khi mang thai tháng đầuĐau vú khi mang bầu có thể do thay đổi hormone trong cơ thể.

– Nhiễm trùng vú: Một số bệnh lý có liên quan tới đường hô hấp cũng có nguy cơ dẫn tới nhiễm trùng vú. Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây đau vú khi có bầu.

– Hen suyễn: Nếu mẹ bầu có tiền sử bị hen suyễn hoặc đang bị hen suyễn có thể gây nên những cơn co thắt vú và đau vú.

2. Đau vú khi mang bầu 3 tháng giữa

Tình trạng đau vú khi có bầu không chỉ xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên mà còn có thể kéo dài sang cả tam cá nguyệt thứ 2. Nếu mẹ bầu bị đau vú trong giai đoạn này có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:

đau vú khi có bầuKích thước ngực tăng lên dẫn đến tình trạng đau nhức.

– Căng cơ vú: Khi mang thai, các dây chằng và cơ bắp ở vú trở nên căng hơn. Đặc biệt, khi thai nhi lớn hơn, tử cung mở rộng sẽ tạo áp lực đến xương sườn, cơ hoành khiến cho bà bầu gặp phải tình trạng thở dốc và đau vú.

– Kích thước vú có sự thay đổi: Nhiều mẹ bầu gặp phải các dấu hiệu đau vú khi mang thai cũng có thể do kích thước của ngực thay đổi. Khi mang thai, bầu ngực sẽ trở nên to hơn bình thường. Điều này gây ảnh hưởng tới các khớp, cơ vú, khiến cho thai phụ cảm thấy đau ở vùng quanh vú và không thoải mái.

– Bóc tách mạch chủ: Tình trạng này thường xảy ra do bị rách thành động mạch củ. Từ đó gây xuất huyết vào giữa các lớp thành mạch và làm vỡ động mạch chủ. Dấu hiệu phổ biến của hiện tượng này đó chính là đau bầu ngực. Khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra bóc tách động mạch chủ.

– Khó tiêu: Những cơn đau vú ở mẹ bầu cũng thường bắt nguồn từ việc ăn uống. Nếu mẹ nạp những thức ăn khó tiêu vào trong cơ thể có thể gặp phải một số triệu chứng khó tiêu, đau ngực. Triệu chứng này thường nặng hơn vào khoảng tuần thai thứ 27.

3. Đau vú khi mang thai 3 tháng cuối

Dấu hiệu đau vú có thể tăng lên khi mẹ bầu bước vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài các nguyên nhân như kích thước vú thay đổi, căng cơ vú thì một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra hiện tượng này:

đau vú khi mang bầuMẹ bầu căng thẳng mệt mỏi cũng có thể bị đau vú.

– Căng thẳng: Mẹ bầu tâm trạng thay đổi thất thường và dễ bị căng thẳng, đặc biệt là những tháng cuối. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây đau vú khi mang thai tháng cuối.

– Chứng nghẽn mạch máu: Trong tĩnh mạch xuất hiện các cục máu đông được gọi là hội chứng nghẽn mạch máu. Cục máu đông có thể di chuyển theo tĩnh mạch, lên phổi. Từ đó, dẫn tới những cơn đau vú, tắc nghẽn phổi. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, do đó mẹ bầu nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để thăm khám và có phác đồ điều trị an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

– Bệnh lý tim mạch: Mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch có thể gặp tình trạng đau vú khi mang thai.

III – Cách nhận biết hiện tượng đau vú khi mang thai

Bạn có thể nhận biết hiện tượng đau vú khi mang bầu thông qua một số dấu hiệu dưới đây:

1. Biểu hiện thường gặp

– Cảm giác căng tức: Hai bầu vú có thể cảm thấy căng tức và đau nhẹ.

– Đau nhói khi chạm vào: Có thể cảm thấy đau nhói khi ấn vào hoặc chạm nhẹ vào vùng quanh vú.

– Sưng và nhạy cảm: Ngực có thể sưng lên và trở nên vô cùng nhạy cảm, đặc biệt là đầu ngực.

– Thay đổi màu sắc: Phần xung quanh núm vú có thể trở nên sậm màu hơn.

Những biểu hiện này là phản ứng bình thường do sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai và thường không gây hại cho thai nhi.

Đau vú khi có thaiBầu ngực đau khi chạm vào.

2. Biểu hiện bất thường 

– Đau vú cực kỳ nghiêm trọng: Đau không giảm bớt dù đã thử các biện pháp giảm đau thông thường.

– Đau vú kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng: Như sốt, ửng đỏ, hoặc chảy mủ từ núm vú.

– Đau vú đột ngột hoặc cảm giác đau chói: Cảm giác đau như bị dao đâm hoặc đau rát bất thường.

– Đau vú kèm theo khối u cứng: Phát hiện khối u hoặc sưng cứng không biến mất sau một thời gian.

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào như trên, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và tư vấn. Đau vú có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác ngoài thai kỳ và cần được chẩn đoán chính xác.

IV – Hiện tượng đau vú khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Đau vú khi mang bầu có ảnh hưởng gì không? Là một trong những thắc mắc được rất nhiều người đặt ra.

Thông thường, đau vú khi có thai sẽ không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nếu đau vú kèm theo một số dấu hiệu bất thường như chóng mặt, thở dốc, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp cao, đau đầu dai dẳng…mẹ nên đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

– Ảnh hưởng đối với mẹ: Như chúng tôi đã nói trên, đau vú có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, bóc tách động mạch chủ, bệnh tim bẩm sinh, phình động mạch vành… Đây đều là những bệnh nguy hiểm, nếu không chữa trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người mẹ.

– Ảnh hưởng với thai nhi: Nếu mẹ bị đau vú khi mang bầu do mắc phải một trong những bệnh lý nêu trên sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe. Điều này cũng gây ảnh hưởng phần nào tới sự phát triển của thai nhi.

V – Cách xử lý khi bị đau vú khi mang thai

Để giảm các triệu chứng đau vú khi mang thai mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng một số lưu ý trong sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe dưới đây:

1. Giảm đau vú khi mang bầu 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu khi mới mang thai cơ thể người mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi đáng kể. Do đó, để giảm bớt tình trạng khó chịu do đau vú mang lại bạn nên:

Cách hết đau vú khi mang thaiMẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều.

– Chọn áo ngực phù hợp: Một trong những điều bạn nên lưu ý đầu tiên đó là lựa chọn áo ngực phù hợp. Mẹ nên tăng kích cỡ áo ngực so với thời kỳ chưa mang thai lên khoảng 2 cỡ. Đặc biệt, mẹ bầu không nên chọn áo ngực có gọng. Bởi loại áo này có thể gây gò ép ngực của bạn, làm tổn thương tuyến sữa và gây kích ứng làn da vùng ngực.

– Đi ngủ không mặc áo ngực: Khi đi ngủ mẹ bầu nên hạn chế mặc áo ngực để cho ngực được thoải mái. Nhờ đó sẽ làm giảm cảm giác đau tức và khó chịu ở ngực.

– Nghỉ ngơi thư giãn: Khi mới bắt đầu mang thai, mẹ bầu không tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, ốm nghén, buồn nôn, đau ngực… Do đó, để giúp cơ thể cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn bạn hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Ngoài ra, hãy cố gắng giữ cho mình một tinh thần thoải mái, không để căng thẳng, áp lực quá mức.

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành nhiều lần. Giữ khoảng cách thời gian ăn bằng nhau để tránh bị trào ngược axit, bị khó tiêu, ợ nóng.

2. Giảm đau vú khi mang bầu 3 tháng giữa

Bước vào tam cá nguyệt thứ 2 nếu cơn đau vú vẫn còn và có xu hướng tăng lên mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng theo một số bí quyết dưới đây:

– Tắm bằng nước ấm: Khi tắm nước ấm dưới vòi hoa sen sẽ có tác dụng giảm đau vú khi mang thai. Phương pháp này còn giúp cơ thể được thư giãn, thoải mái hơn. Tuy nhiên, khi tắm bạn nên để nhiệt độ nước phù hợp không quá nóng. Bởi điều này có thể gây hại cho lan da cũng như em bé trong bụng.

– Chườm mát: Để làm giảm cơn đau vú khi có bầu thì chườm lạnh cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn ướp lạnh rồi đặt lên vùng ngực, như vậy cơn đau sẽ giảm xuống giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn.

cách giảm đau vú khi mang thai tháng cuốiUống nhiều nước để giảm đau vú khi mang thai.

– Uống nhiều nước: Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nước có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị chứng đau vú khi mang thai. Đồng thời, chị em cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống hành ngày, tránh thức ăn, đồ uống có chứa chất kích thích.

– Không nằm ngay sau khi ăn: Nếu mẹ bầu đang có thói quen sau khi ăn xong nằm ngay cần loại bỏ ngay. Bởi nằm sau khi ăn xong làm tăng nguy cơ gây trào ngược, dẫn tới đau vùng quanh vú. Đây cũng là cách giảm đau vú khi mang thai bạn có thể thực hiện.

3. Xử lý giảm đau vú khi mang thai 3 tháng cuối

Khi mẹ bầu bị đau ngực ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể cải thiện tình trạng này bằng một số cách dưới đây:

biểu hiện đau vú khi mang thaiMẹ bầu tập yoga để giúp thư giãn tinh thần.

– Chú ý tư thế ngồi: Mẹ bầu nên ngồi thẳng, đi thẳng lưng để phổi có được không gian hoạt động. Nếu ngồi không đúng tư thế, phổi có nguy cơ bị chèn ép gây khó thở và đau vùng quanh vú.

– Nằm đệm cao: Kê gối cao cũng là cách giúp mẹ bầu hạn chế bị đau vú khi mang thai.

– Thực hiện các bài tập thư giãn: Lựa chọn các bài tập phù hợp sẽ giúp tinh thần mẹ bầu được thư giãn, giảm đau vú hiệu quả.

– Tránh tiếp xúc va chạm vòng 1: Khi bị đau vú, mẹ nên hạn chế chạm và tiếp xúc. Điều quan trọng, chị em hãy chia sẻ với nửa kia của mình để họ hiểu được tình trạng của mình.

Điều đó, giúp họ không cảm thấy bị tổn thương hay mất hứng và cũng nhẹ nhàng hơn khi có những hành động thân mật.

VI – Bị đau vú khi mang thai cần lưu ý điều gì?

Đau vú là dấu hiệu khá phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi mẹ cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

1. Đeo áo lót thoải mái

– Cơ thể bạn sẽ thay đổi trong suốt quá trình mang thai, vì vậy hãy chọn áo lót có thể điều chỉnh được để phù hợp với sự thay đổi của cơ thể.

– Áo lót nên có dây đeo rộng và cúp ngực mềm mại để cung cấp sự nâng đỡ mà không gây áp lực lên vùng ngực và nên được làm từ chất liệu tự nhiên như cotton, giúp da có thể thở và giảm mồ hôi.

– Tránh áo gọng cứng, áo không gọng hoặc có gọng mềm sẽ thoải mái hơn và ít gây kích ứng cho vùng ngực đang nhạy cảm.

2. Chăm sóc vú đúng cách

Rửa vùng vú bằng nước ấm và sử dụng sữa tắm nhẹ nhàng, không mùi để tránh kích ứng da. Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc lotion không mùi lên vùng vú sau khi tắm để giữ cho da mềm mại và giảm khô da. Massage nhẹ nhàng vùng vú có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm căng tức.

bị đau vú khi mang thai cần lưu ý gìThăm khám bác sĩ khi cơn đau vú tăng lên kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường.

3. Chế độ ăn uống hợp lý

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết.

– Bổ sung protein từ các nguồn như thịt nạc, cá, trứng, đậu và các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo.

– Chọn nguồn chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu cá và các loại hạt để giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

– Bổ sung vitamin E và B6 có thể giúp giảm đau vú. Bạn có thể tìm thấy chúng trong các loại hạt, đậu, rau xanh đậm và trái cây.

– Duy trì việc uống đủ nước mỗi ngày để giúp cơ thể loại bỏ độc tố và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

– Đảm bảo chế độ ăn uống cân đối giữa các nhóm thực phẩm và không ăn quá nhiều hoặc quá ít.

4. Lối sống lành mạnh

– Cố gắng ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm để cơ thể có thời gian phục hồi và nghỉ ngơi.

– Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc bơi lội, giúp cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng.

– Tìm cách giảm stress thông qua thiền, thở sâu, hoặc các hoạt động thư giãn khác.

5. Theo dõi sức khoẻ

– Thăm khám định kỳ, điều này giúp theo dõi sức khỏe của bạn và em bé, đồng thời phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào.

Bác sĩ có thể kiểm tra vùng vú của bạn để đảm bảo rằng cảm giác đau không liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác.

– Ghi chép bất kỳ thay đổi nào về kích thước, hình dạng hoặc cảm giác ở vú và thông báo cho bác sĩ.

– Nếu cảm giác đau vú tăng lên hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

– Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp nêu trên nhưng cơn đau vú không thuyên giảm mà càng có tình trạng nặng hơn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán tìm nguyên nhân để có được biện pháp điều trị an toàn, phù hợp.

– Mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc về uống để giảm đau vú mà chưa qua thăm khám. Bởi điều này có thể gây nguy hiểm cho bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi.

Như vậy, trong bài viết này chúng ta đã tìm hiểu đau vú khi mang thai là như thế nào? Nắm rõ nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Nếu như bạn còn có câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này cần được tư vấn ngay hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ