Đau xương mu khi mang thai là tình trạng có thể xuất hiện suốt trong thai kỳ của chị em. Vậy nguyên nhân gây nên hiện tượng này là gì? Khắc phục như thế nào cho an toàn, hiệu quả? Nếu bạn cũng đang có chung thắc mắc này hãy tham khảo ngay những thông tin trong bài viết này.
Nội dung chính
I – Xương mu là xương gì?
Xương mu là một phần của xương chậu. Xương mu hai bên cơ thể hợp lại tạo thành khớp chậu phía trước. Khớp này thường giãn nở trong thai kỳ để thích nghi với sự tăng trưởng của tử cung và các biến đổi khác trong khung chậu.
Theo các chuyên gia, độ cao của xương mu sẽ phụ thuộc vào độ dày của mô dưới da của chị em phụ nữ. Ngoài ra, sự phát triển xương mu cũng liên quan tới quá trình phát triển của giai đoạn dậy thì.
Xương mu là nơi tập trung nhiều kết nối thần kinh với số lượng lớn. Do đó, chị em phụ nữ dễ cảm nhận được các kích thích do những yếu tố bên ngoài tác động vào.
Xương mu gồm có 3 phần đó là: Phần thân, phần trên và phần mu dưới.
Xương mu khi kết hợp cùng với xương chậu sẽ tạo thành 1 khung chậu vững chắc, khỏe mạnh. Chúng có tác dụng nâng đỡ và bảo vệ bộ phận cơ quan sinh dục nữ như tử cung, buồng trứng
Ngoài ra, xương mua cũng có tác dụng phân bố trọng lượng cơ thể xuống chân và bàn chân.
II – Nguyên nhân gây đau xương mu khi mang thai
Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với tình trạng đau xương mu xuất hiện ở 2 bên bẹn hoặc các vị trí lân cận như khung chậu, đùi. Phụ nữ có thai bị đau xương mu có các đặc điểm như đau âm ỉ, kéo dài. Cơn đau đôi khi ngắn, thoáng qua trong chốc lát.
Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng đau xương mu.
Khi mang thai bị đau xương mu có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:
1. Đau xương mu khi mang thai 3 tháng đầu
Có bầu bị đau xương mu 3 tháng đầu có thể bắt nguồn từ một số yếu tố sau:
– Thay đổi nội tiết tố: Hai nửa xương chậu được nối liền bằng một khớp xương, đặc biệt là dây chằng xương mua. Trong thời gian mang thai, các loại hormone nội tiết tố nữ như progesterone, relaxin làm cho khớp háng mềm, giãn ra và trở nên lỏng lẻo mà dân gian còn gọi là xương chậu mở.
Nhờ đó, quá trình sinh nở em bé trong bụng mẹ chào đời dễ dàng hơn. Chính điều này là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đau xương mu khi mang bầu.
– Mẹ bầu đi đứng sai tư thế: Có không ít trường hợp mẹ bầu mang thai bị đau xương mu do đi sai tư thế. Điều này khiến cho một bên xương chậu giãn nở hơn so với bên còn lại hoặc làm một bên xương chậu ít giãn nở hơn so với bên kia. Khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng viêm và đau xương mu.
– Táo bón: Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng đau xương mu khi mang thai.
– Do thiếu hụt canxi và vitamin D: Những cơn đau ở vùng mu xuất hiện cũng có thể do mẹ bầu thiếu canxi và vitamin D. Khi cơ thể thai phụ gặp phải tình trạng này, các khớp xương sẽ trở nên yếu hơn và dễ bị nhức mỏi.
Mẹ bầu bị đau xương mu có thể do thay đổi hormone.
2. Đau xương mu khi mang thai 3 tháng giữa
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của mẹ bầu cũng có nhiều sự thay đổi đáng kể. Hiện tượng đau xương mu khi mang thai tháng thứ 4 khiến không ít mẹ bầu đau đớn, khó chịu.
Hiện tượng đau xương mu khi mang thai tháng giữa có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:
– Mẹ bầu đi đứng sai tư thế: Nếu mẹ bầu đi đứng sai tư thế sẽ khiến cho một bên xương chậu giãn nở hơn so với bên còn lại. Hoặc làm cho một bên xương chậu ít giãn nở hơn dẫn tới hiện tượng viêm và bị đau xương mu khi mang bầu.
– Hoạt động đi lại nhiều: Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, thia nhi phát triển to hơn, việc mẹ bầu phải di chuyển nhiều hoặc đứng lâu, đặc biệt là trong những công việc như bán hàng, tiếp thị cũng có thể gây nên tình trạng mang thai bị đau xương mu.
– Sự phát triển của thai nhi: Mang thai đau xương mu cũng có thể do thai nhi phát triển. Thai nhi lớn dần theo thời gian, tử cung cũng to dần kéo theo sự giãn nở của xương chậu gây đau xương chậu, xương mu.
– Đa thai và đa sản: Người phụ nữ mang đa thai hoặc sinh con nhiều lần trước đó đều có nguy cơ cao trải qua tình trạng đau xương mu khi mang thai tháng thứ 7. Khi mang thai từ lần thứ 2 trở đi, phần đông người mẹ đầu có cơ bụng mềm hơn, thai nhi ở vị trí thấp hơn nên áp lực mà xương mu phải chịu cũng cao hơn.
Khi mẹ bầu phải hoạt động thể lực nhiều, triệu chứng đau xương mu có thể xuất hiện với mức độ nặng nề.
3. Đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối
Có thai bị đau xương mu có thể xuất hiện trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Có một số trường hợp bị đau xương mu trong những tháng cuối.
Hiện tượng đau xương mu khi mang thai tháng cuối có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:
Đau xương mu khi mang bầu do tư thế của thai nhi.
– Tư thế của thai nhi trong tử cung: Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi có sự chuyển dịch bên trong tử cung theo hướng về phía dưới âm đạo, sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ sắp tới. Chính điều này khiến cho phần xương mu phải chịu nhiều áp lực hơn.
Đặc biệt, đối với những thai nhi có trọng lượng lớn. Đau xương mu khi mang thai 37 tuần cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn chuyển dạ, khi thai nhi phải lọt qua âm đạo trước khi chào đời.
– Thiếu canxi: Đau xương mu khi mang thai tháng thứ 7 cũng có thể do mẹ bầu thiếu canxi. Điều này khiến cho các xương khớp háng đau nhức, xương mu trở nên yếu và đau nhức hơn.
III – Có bầu bị đau xương mu có sao không?
Đau xương mu khi mang thai tháng thứ 8 hoặc bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn thai kỳ đều khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Theo các chuyên gian, hầu hết các trường hợp phụ nữ mang thai bị đau xương mu không gây nguy hiểm tới mẹ bầu và thai nhi.
Đau xương mu khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và ngày một trầm trọng có thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và gặp khó khăn trong việc di chuyển, vận động, sinh hoạt.
Thời gian diễn ra cơn đau ở mỗi mẹ bầu không giống nhau. Nếu cơn đau xương mu đến quá sớm hoặc có xu hướng trở nên trầm trọng, kéo dài mẹ bầu cần đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn cách xử lý phù hợp.
IV – Bị đau xương mu khi mang thai nên khắc phục bằng cách nào?
Phụ nữ mang thai đau xương mu tuy không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi nhưng khiến cho thai phụ khó chịu, đau nhức. Điều này gây ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.
Nếu mẹ bầu nhận thấy các dấu hiệu đau xương mu khi mang thai có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây để giảm cơn đau:
1. Giảm đau xương mu khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹ bầu bị đau xương mu ở 3 tháng đầu có thể khắc phục bằng một số biện pháp dưới đây:
– Nghỉ ngơi đúng cách
Khi mang thai, mẹ bầu không nên vận động quá sức hoặc tập luyện các môn thể thao nặng. Việc xây dựng một thời gian biểu hợp lý, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm triệu chứng đau xương mu.
Ngoài ra, khi mẹ bầu bị đau xương mu khi mang thai tháng thứ 5 nên nghỉ ngơi ngay. Đặc biệt, đối với những tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu nên có chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đúng giờ, giấc để xoa dịu cơn đau.
– Thay đổi tư thế
Nếu bạn đang tìm cách giảm đau xương mu khi mang thai hãy thử ngay cách này. Khi thay đổi tư thế linh hoạt sẽ giúp giảm tối đa áp lực lên xương mu.
Mẹ bầu nên thay đổi tư thế phù hợp giảm áp lực lên vùng xương mu.
Mẹ bầu nên thực hiện đổi tư thế từ từ không đột ngột:
Thay đổi tư thế ngồi: Thai phụ cần ngồi thẳng lưng, không khom lưng hoặc ngửa ra trước. Không nên ngồi xổm hoặc vắt chéo chân.
Thay đổi tư thế nằm: Thai phụ nên nằm nghiêng sang trái, bởi nếu nằm nghiêng phải sẽ đè lên mạch máu nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ bầu hãy nằm ở tư thế thoải mái nhất, có thể sử dụng thêm đệm hoặc gối nhỏ vào vùng thắt lưng và dưới bụng. Đây là cách làm giảm đau xương mu khi mang thai bạn nên thử.
Thay đổi tư thế đứng: Vào những tháng cuối cùng của thai kỳ, thai phụ không nên đứng quá nhiều, khi đứng nên thả lỏng vai.
Thay đổi tư thế đi: Giữ tư thế thẳng lưng, không ngước đầu lên cao hoặc cúi đầu xuống đất. Đặc biệt, không sử dụng giày cao gót khi mang thai.
– Hạn chế vận động nhiều
Làm sao hết đau xương mu khi mang thai? Trong thời gian mang bầu, mẹ không nên thực hiện các công việc chân tay, vận động mạnh hay tập thể thao với cường độ mạnh. Những hoạt động này sẽ làm tăng áp lực cho hệ xương khớp, chúng vốn đang giãn ra và lỏng lẻo hơn do thai nhi đang phát triển.
Do đó, khi cơn đau xương mu xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ chị em nên nghỉ ngơi, tránh bị đau dai dẳng, kéo dài.
2. Giảm đau xương mu khi mang bầu 3 tháng giữa
Để cải thiện tình trạng đau xương mu khi mang thai 3 tháng giữa mẹ bầu nên:
– Lựa chọn các bài tập thích hợp
Có rất nhiều cách giảm đau xương mu khi mang bầu cho bạn tham khảo và lựa chọn. Một trong số đó là tập luyện thể dục nhẹ nhàng.
Mẹ bầu nên tập thể dục đều đặn trong cả thai kỳ. Điều đó sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể như giảm đau xương mu, giúp xương trở nên chắc khỏe… Tuy nhiên, mẹ bầu hãy lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình.
– Bổ sung đủ dưỡng chất
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm các triệu chứng đau xương mu khi mang thai. Ngoài việc ăn uống mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng như bổ sung canxi để tốt cho xương khớp và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần uống nhiều nước để đảm bảo chuyển hóa trong cơ thể.
– Không mang giày cao gót
Sử dụng giày cao gót khi di chuyển khiến trọng lượng cơ thể tập trung nhiều vào phần dưới khiến cho triệu chứng xương mu tiến triển nặng nề hơn. Do đó, phụ nữ mang thai không nên đi giày cao gót. Điều này vừa giảm thiểu nguy cơ té ngã vừa bảo vệ vùng xương mu của bản thân.
3. Cải thiện tình trạng đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối
Đau xương mu ở 3 tháng cuối của thai kỳ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục dưới đây:
– Sử dụng đai bụng bầu
Dùng đai bụng bầu cũng là cách khắc phục đau xương mu khi mang thai an toàn cho mẹ bầu. Các cơn đau nhức khó chịu có thể được cải thiện nhờ việc sử dụng đai bầu. Nhờ giảm áp lực trong khoang chậu mà đai hỗ trợ giảm kéo căng giúp thai phụ đỡ khó chịu hơn.
– Khám thai định kỳ
Để nắm được sự phát triển của thai nhi và những bất thường nếu có trong thai kỳ mẹ bầu nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn. Ngoài ra, không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
V – Bị đau xương mu khi mang thai cần lưu ý điều gì?
Nếu mẹ bầu gặp phải những dấu hiệu sau liên quan tới cơn đau ở xương mu nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra:
– Cảm thấy đau ở xương mu trong 3 tháng đầu của thai kỳ và những tháng tiếp theo.
– Cơn đau trở nên nghiêm trọng tới mức không thể di chuyển hay cảm thấy đau ngay cả khi trò chuyện.
– Xuất hiện tình trạng sưng phù ở tay và chân, mặt.
– Mẹ bầu không nằm hoặc ngồi giữ một tự thế quá lâu.
Hy vọng, với những thông tin nêu trên đã giúp bạn biết được hiện tượng đau xương mu khi mang thai. Nếu bạn còn có bất cứ câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này cần được tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.