Khó thở khi mang thai 3 tháng cuối làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này giúp thai phụ cảm thấy thoải mái hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm tới vấn đề này đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết sau.
Nội dung chính
I – Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai tháng cuối
Mang thai là trải nghiệm đầy hạnh phúc nhưng cũng mang đến nhiều sự thay đổi cho mẹ bầu. Trong đó, khó thở khi mang thai tháng thứ 8 đã khiến cho không ít chị em cảm thấy lo lắng.
Theo bác sĩ khoa sản cho biết: “Khó thở khi mang thai 3 tháng cuối là hiện tượng xuất hiện do sự chèn ép quá mức của tử cung lên các cơ quan nội tạng khác, chủ yếu là 2 lá phổi. Sự chèn ép quá mức này làm cho diện tích của khoang phổi bị thu hẹp lại. Từ đó hạn chế khả năng giãn nở của lá phổi, khiến cho việc hít thở của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn”.
Khó thở mang thai tháng cuối có thể do sự chèn ép quá mức của tử cung.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác gây khó thở khi mang thai tháng cuối ở mẹ bầu:
– Do thay đổi hormone: Bị khó thở khi mang thai tháng thứ 7 còn liên quan đến sự gia tăng của hormone progesterone thai kỳ. Điều này làm cho nhịp thở nhanh và nhiều hơn để cung cấp dưỡng khí cho thai nhi. Mặc dù đây được coi là hiện tượng bình thường và không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở và mệt mỏi.
– Thiếu sắt: Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin giúp vận chuyển oxy cho các mô và cơ quan. Khi mang thai, người mẹ cần nhiều sắt hơn cho sự tăng thể tích máu, cung cấp oxy cho thai nhi và bù đắp lượng sắt mất đi khi sinh. Thiếu sắt dẫn đến lượng hemoglobin không đủ và oxy đến các tế bào bị hạn chế. Vì vậy, mẹ bầu khó thở khi mang thai tháng thứ 9 cần nghĩ đến nguyên nhân thiếu sắt.
– Bệnh cơ tim chu sản: Đây là một bệnh hiếm gặp, có thể xảy ra vào cuối thai kỳ hoặc sau sinh con với các triệu chứng như nhịp tim nhanh, khó thở, mắt cá chân sưng phù, ho khi nằm đầu thấp… Mẹ bầu nếu thấy các biểu hiện trên nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, nắm rõ tình hình sức khỏe và điều trị kịp thời.
– Thuyên tắc phổi: Là tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở phổi do cục máu đông xuất phát từ nơi khác, thường là ở tĩnh mạch lớn ở chân và khung chậu. Từ đó gây nên một số triệu chứng như tức ngực, khó thở, ho…
– Hen suyễn: Là một bệnh phổi mạn tính với các triệu chứng đặc trưng là ho, khó thở, khò khè và nặng ngực. Đa số ở phụ nữ mang thai không có các cơn hen nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không tuân thủ điều trị, hen kiểm soát kém có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé.
II – Khó thở khi mang thai 3 tháng cuối có sao không?
Khó thở khi mang thai 3 tháng cuối là hiện tượng phổ biến và thường không nguy hiểm. Mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn, vận động nhẹ nhàng và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo sức khoẻ.
Khó thở khi mang thai 38 tuần thường không gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
Tuy nhiên, nếu như khó thở ở giai đoạn này do nguyên nhân bệnh lý hoặc mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tuần 32 nghiêm trọng thì cần hết sức lưu ý. Bởi nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cả mẹ và thai nhi.
III – Cách xử lý tình trạng khó thở khi mang thai tháng cuối
Có nhiều trường hợp mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng cuối khiến họ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Mặc dù không có biện pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng này nhưng nếu biết cách xử lý sẽ giúp thai phụ dễ chịu hơn.
1. Cách xử lý khó thở khi mang thai tháng cuối ở mức độ nhẹ
Nếu mẹ bầu bị khó thở khi mang thai với mức độ nhẹ có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo sau:
– Thay đổi tư thế nằm: Khi mang bầu, đặc biệt là những tháng cuối bụng bầu to nhanh khiến mẹ cảm thấy khó chịu đặc biệt là khi ngủ. Mẹ nên chọn tư thế nằm thích hợp để giảm triệu chứng này. Tư thế nằm nghiêng bên trái được khuyến khích bởi giúp tử cung tránh gây áp lực lên động mạch và giảm khó thở.
– Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ và đúng giờ. Ngoài ra, thai phụ nên hạn chế những công việc nặng nhọc, quá sức như mang vác nặng để tránh trình trạng khó thở.
– Duy trì các hoạt động nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể thực hiện các hoạt động như đi bộ hoặc tham gia các buổi tập yoga dành cho cho bà bầu. Điều này không chỉ giúp duy trì sức khỏe mà còn giảm tình trạng khó thở.
Mẹ bầu nên chọn tư thế nằm phù hợp để tránh bị khó thở.
– Bổ sung thực phẩm giàu sắt: Việc bổ sung thực phẩm giàu sắt là rất quan trọng để phòng ngừa thiếu sắt, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở. Các thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể bổ sung vào trong bữa ăn hàng ngày như thịt nạc, thịt bò, rau xanh, trứng gà, bí đỏ…
– Mặc quần áo thoải mái: Quần áo có độ co giãn ít hoặc mặc quần áo quá chật bó sát vào cơ thể cũng khiến bạn cảm thấy khó thở. Vì vậy, bạn nên chọn những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi trong giai đoạn này để lưu thông máu tốt hơn đặc biệt là khi ngủ.
– Luyện tập thở: Mẹ bầu có thể tập hít thở bằng bụng thay vì ngực để tránh bị tức ngực, khó thở: Nằm ngửa đặt tay lên bụng bắt đầu hít thở và thư giãn cơ bụng, hít thở sâu để bụng và phổi tràn không khí. Giữ hơi thở một vài giây và thở ra bằng miệng, lặp lại những động tác này khoảng 5 đến 10 phút.
– Di chuyển chậm: Đi lại chậm rãi và nhẹ nhàng nhằm giảm bớt áp lực cho phổi và tim. Khi mẹ bầu cảm thấy khó thở nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng hoặc ngồi thẳng dậy để giảm áp lực lên khung sườn. Tư thế này sẽ giúp cho phổi có nhiều không gian để hít thở.
2. Cách xử lý khó thở khi mang bầu ở mức độ nặng
Nếu mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng cuối đi kèm một số triệu chứng dưới đây thì nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám kịp thời, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi:
– Tim đập nhanh, hồi hộp, đau ngực.
– Ho liên tục, kéo dài, thở khò khè.
– Buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.
– Ngón chân, ngón tay và môi tím tái.
– Bị hen nghiêm trọng hoặc mắc bệnh mạn tính.
Mẹ bầu chủ động thăm khám khi bị khó thở kéo dài.
Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây khó thở khi mang thai tháng cuối. Đồng thời, nắm được cách cải thiện tình trạng này để tránh mệt mỏi, khó chịu. Nếu như bạn còn bất cứ câu hỏi nào về vấn đề này cần được giải đáp ngay vui lòng liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.