Mẹ bầu khát nước: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Mẹ bầu khát nước là một trong những tình trạng thường gặp trong giai đoạn mang thai. Khát nước liên tục có thể đang cảnh báo những vấn đề về sức khỏe. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhanh chóng, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

I – Nguyên nhân khô miệng khát nước khi mang thai

Ở nhiều mẹ bầu, tình trạng cảm thấy khát nước liên tục dù luôn bổ sung nước đầy đủ là điều vô cùng phổ biến. Đây đơn giản là hiện tượng tự nhiên do cơ thể phụ nữ mang thai xuất hiện các thay đổi lớn về mặt sinh lý, sinh hoat.

mẹ bầu khát nước vào ban đêmKhát nước là hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu.

Cảm giác mẹ bầu khát nước quá mức thường đi kèm với một số triệu chứng sau: Miệng luôn khô rát, khô họng, bàn tay chân hoặc mắt cá sưng to, cơ thể mệt mỏi, mắt lừ đừ, chóng mặt và thường xuyên cảm thấy buồn tiểu trong thời gian ngắn.

Theo ý kiến của các chuyên gia, tình trạng mẹ bầu khát nước liên tục có khả năng xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:

1. Không cung cấp đủ lượng nước cần thiết

Khát nước khi mang thai tháng đầu có thể là do mẹ uống ít nước. Đối với phụ nữ mang thai, lượng nước được khuyến nghị tiêu thụ mỗi ngày là khoảng 2 đến 2,5 lít để đảm bảo những nhu cầu cần thiết cho cơ thể.

Khi em bé phát triển, túi ối cũng sẽ to dần, cung cấp đủ nước là cách giúp cơ thể mẹ loại bỏ đi những chất dư thừa của mẹ và bé một cách hiệu quả. Đồng thời, đảm bảo lượng nước ối luôn ở mức ổn định.

Khi nhu cầu về việc bổ sung chất lỏng không được đáp ứng đủ, mẹ bầu khát nước là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, dấu hiệu mang thai khát nước cũng có thể do thời tiết hoặc môi trường làm việc nắng nóng, mẹ đổ nhiều mồ hôi.

2. Tăng lượng máu

Khi mang thai có thể làm tăng thể tích máu trong cơ thể mẹ đến khoảng 40%. Điều đó, khiến cho mẹ cần nhiều nước hơn do lượng máu đang tăng lên.

Có thể thấy, việc có bầu khát nước nhiều liên quan đến việc cơ thể mẹ đang tăng thể tích máu. Lượng máu bổ sung này là yếu tố quan trọng để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi phát triển.

khát nước khi mang thai tháng đầuMẹ bầu hay khát nước do tăng lượng máu trong cơ thể.

3. Mẹ bầu hay khát nước liên quan tới huyết áp

Khát nước khi mang thai cũng có thể liên quan tới huyết áp thấp. Mẹ bầu thường bị giảm huyết áp trong khoảng 24 tuần đầu của thai kỳ. Lúc này, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Điều đó góp phần làm tăng cơn khát nước.

Nếu mẹ bầu bị huyết áp thấp ngoài dấu hiệu khát nước còn kèm theo một số triệu chứng khác như: buồn nôn, mờ mắt, mệt mỏi, thở nông hoặc gấp, da tái nhợt, chóng mặt, choáng váng và có thể ngất xỉu.

4. Sử dụng những thức uống, đồ ăn gây khát nước

Mẹ bầu khát nước cũng có thể do nguyên nhân này gây nên. Khi ăn những món ăn mặn, đậm vị, khô khan hay uống những loại đồ uống chứa caffein cũng dễ khiến mẹ bầu khát nước vào ban đêm.

Dấu hiệu mang thai khát nướcMẹ bầu ăn mặn có thể cảm thấy khát nước.

Mẹ bầu nếu nhận thấy dấu hiệu khát nước liên tục hãy xem xét lại thực phẩm, thức uống trước khi sử dụng. Đồng thời, nên hạn chế những thực phẩm dễ gây khát nước quá mức.

5. Áp lực thai nhi lên bàng quang

Có nhiều trường hợp khát nước khi mang thai tháng cuối là do áp lực của thai nhi lên bàng quang. Nếu do nguyên nhân này mẹ bầu sẽ đi tiểu thường xuyên hơn. Từ đó, làm cho cơn khát của mẹ của tăng lên và cần uống nhiều nước hơn.

6. Tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu hay khát nước về đêm cần chú ý và đến bệnh viện kiểm tra, bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt, khi mẹ bầu cảm thấy khát nước quá mức kèm theo một số triệu chứng khác như đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi nên thông báo ngay cho bác sĩ.

II – Mẹ bầu khát nước có sao không?

Cũng tương tự như các vấn đề khác xảy ra trong quá trình mang thai, hay khát nước khi mang thai khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Liệu tình trạng này có ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và thai nhi hay không?

Các chuyên gia cảnh báo, hiện tượng mang thai khát nước nhiều, đặc biệt là vào tháng cuối có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe thai kỳ gặp vấn đề.

Mẹ bầu khát nước có sao khôngKhát nước có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ.

– Nguy cơ thiếu nước ối, cạn ối: Khi cơ thể bà bầu bị mất nước có thể dẫn tới hiện tượng cạn ối. Trong khi đó, nước ối có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của thai như như cung cấp chất dinh dưỡng, ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập. Do đó, khi nước ối bị thiếu hụt có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

– Biến chứng của tiểu đường thai kỳ: Như đã nói ở trên, mẹ bầu khát nước nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho em bé trong quá trình sinh nở như hệ hô hấp của bé có vấn đề, nguy cơ vàng da, nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ loại II khi lớn lên.

III – Những lưu ý về tình trạng khát nước ở bà bầu

Phụ nữ mang thai hay khát nước quá mức có thể gây khó chịu. Mẹ bầu sẽ nhận thấy tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi đang trải qua chứng ốm nghén hoặc thời tiết nắng nóng. Do đó, khi gặp phải tình trạng này bạn hãy lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

– Bị khát nước khi mang thai mẹ bầu nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết theo khuyến nghị. Nếu bạn quá bận rộn hoặc hay quên uống nước có thể đặt báo thức nhắc nhở.

– Ngoài nước lọc mẹ bầu có thể bổ sung bằng nước canh, nước ép hoa quả,…để đáp ứng nhu cầu về lượng chất lỏng mà cơ thể đang cần. Ngoài ra, bổ sung nước ép hoa quả còn giúp mẹ bầu có thể vitamin, dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi.

Có bầu khát nước nhiềuMẹ bầu nên đi thăm khám nếu thấy khát nước liên tục.

– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa hàm lượng nước cũng là cách khắc phục nếu mẹ bầu thấy khát nước khi mang thai.

– Nếu cảm thấy khát nước khi mang thai bạn hãy cắt giảm bớt lượng muối trong thức ăn hàng ngày. Đồng thời, mẹ nên hạn chế sử dụng nước ngọt, rượu bia, thức uống chứa caffein. Điều này không chỉ giúp mẹ bầu đối phó với cơn khát nước mà còn đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.

– Nên chia vạch cho chai đựng nước uống để đảm bảo tiêu thụ đủ lượng nước cần thiết. Ngoài ra, việc làm này cũng giúp bạn dễ dàng phát hiện sớm tình trạng khát nước quá mức.

– Để giải tỏa cơn khát mẹ bầu có thể ngậm đá bào hoặc kem que. Tuy nhiên, không nên áp dụng phương pháp này quá thường xuyên để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Nhìn chung, mẹ bầu khát nước là điều bình thường và mẹ có thể đối phó với cơn khát bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nếu mẹ khát nước quá mức kèm theo một số triệu chứng bất thường khác nên nhanh chóng đi thăm khám.

Tình trạng khát nước liên tục, không rõ nguyên nhân đặc biệt là trong giai đoạn mang thai rất đáng lo ngại. Do đó, mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Mong rằng, với những thông tin nêu trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao mẹ bầu khát nước, đồng thời nắm được cách xử lý. Nếu như bạn còn có câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này cần được giải đáp ngay vui lòng liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ