Nghén nặng khi mang thai khiến cho mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và nôn liên tục. Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Yoosun Mama tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
I – Biểu hiện ốm nghén nặng khi mang thai
Có khoảng 85% phụ nữ sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn vào những tháng đầu của thai kỳ. Đặc biệt, là vào buổi sáng hoặc khi ngửi thấy thức ăn có mùi nặng. Đây là tình trạng nghén ở phụ nữ có thai.
Mức độ buồn nôn và nôn có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Nghén nhẹ thường là trường hợp buồn nôn, nôn có tần số ít, chỉ khoảng 2 lần/ngày và cảm giác buồn nôn ít hơn 1 giờ.
Mẹ bầu bị nghén nặng thường nôn nhiều.
Còn với những trường hợp bị nghén nặng là tình trạng buồn nôn kéo dài nhiều giờ liên tục. Nôn xuất hiện nhiều hơn 5 lần/ngày.
Khi bị nôn nghén nặng thường có một số biểu hiện sau:
– Buồn nôn và nghén nặng nôn nhiều, liên tục với tần suất nhiều.
– Nôn ói nặng.
– Cơ thể bị mất nước, mệt mỏi.
– Rối loạn điện giải cũng là dấu hiệu ốm nghén nặng.
– Thai phụ bị sụt cân nghiêm trọng.
Giai đoạn nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 9 trong thai kỳ. Hầu hết các trường hợp nghén nặng do mang thai các dấu hiệu sẽ giảm dần sau 3 tháng đầu.
Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp kéo dài nhiều tháng sau đó. Nếu như mẹ bầu có các triệu chứng khác thường hoặc nghén nằm ngoài phạm vị tuổi thai nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Từ đó, mới có thể xác định được nguyên nhân gây buồn nôn, nôn để có cách xử lý phù hợp.
II – Ốm nghén nặng là trai hay gái?
Các dấu hiệu của ốm nghén nặng thường thấy là buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thay đổi khẩu vị… Nhiều người dựa vào triệu chứng nghén nặng 3 tháng đầu để dự đoán xem mình sinh ra con trai hay con gái.
Dấu hiệu ốm nghén không cho biết giới tính thai nhi.
Giới tính của bé trai được hình thành khi nhiễm sắc thể X của mẹ kết hợp cùng nhiễm sắc thể Y của bố. Còn giới tính bé gái là sự giao kết giữa nhiễm sắc thể X của bố và mẹ.
Theo kinh nghiệm dân gian được nhiều người truyền tai nhau, khi mẹ bầu ốm nghén nặng vào buổi sáng thường có tỷ lệ sinh ra bé gái cao hơn. Còn những mẹ không nghén hoặc nghén nhẹ có thể sẽ sinh ra một bé trai.
Tuy nhiên, những kinh nghiệm dân gian về việc ốm nghén nặng sinh con trai hay gái chưa được khoa học chứng minh. Do đó, để biết chính xác giới tính của thai nhi bạn nên lựa chọn các biện pháp hiện đại như xét nghiệm máu hoặc siêu âm.
III – Ốm nghén nặng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nôn và buồn nôn không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, ở những thai phụ có dấu hiệu nghén thường có thai kỳ tốt hơn so với những người không bị nghén. Tuy nhiên, nếu như nghén nặng diễn ra thường xuyên, trong thời gian dài khiến thai phụ chán ăn hoặc không ăn được có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.
Nghén nặng kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Giai đoạn đầu, thai nhi nên nhận được các chất dinh dưỡng từ người mẹ qua nhau thai. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ bầu rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi.
Tình trạng ốm nghén nặng khiến mẹ bầu không ăn được hoặc ăn gì là nôn sẽ khiến bà bầu bị mất nước, mất cân bằng điện giải, thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nếu để tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp can thiệp cả mẹ và bé có nguy cơ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, sinh non.
IV – Bà bầu nghén nặng nên ăn gì?
Nghén nặng khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn. Vì vậy, rất nhiều người cảm thấy lo lắng không biết bị nghén nặng phải làm sao? Nên ăn gì để cải thiện tình trạng này.
Mẹ bầu khi bị ốm nghén nặng có thể ăn một số loại thực phẩm sau:
1. Hoa quả mẹ bầu nên ăn
– Thanh long: Trong thanh long chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Các vitamin từ loại quả này còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa triệu chứng đầy hơi, ợ chua, buồn nôn.
– Nho: Loại quả này có tính mát, vị ngọt dễ ăn. Khi ăn nho sẽ cung cấp vitamin C và lượng đường glucose nhanh chóng giúp phục hồi năng lượng, giảm triệu chứng buồn nôn, nôn, mệt mỏi.
Mẹ bầu nên ăn cam khi bị nghén nặng.
– Cam: Đây là loại quả cho những ai chưa biết ốm nghén nặng nên ăn gì? Cam cung cấp lượng vitamin C dồi dào giúp cơ thể mẹ bầu phân giải và hấp thu sắt từ thực phẩm tốt hơn. Ngoài ra, vị chua ngọt cùng với mùi thơm dễ chịu của cam cũng giúp mẹ bầu đối phó với cơn buồn nôn do ốm nghén hiệu quả.
2. Thực phẩm giúp giảm buồn nôn khi mang thai
Ngoài các loại hoa quả nêu trên mẹ bầu cũng có thể lựa chọn một số loại bánh sau để giảm nghén như:
– Bánh mặn: Nếu bạn đang lo lắng ốm nghén nặng phải làm sao? Hãy thử ăn một chút bánh mặn vào buổi sáng hoặc những lúc buồn nôn. Lưu ý không nên ăn quá nhiều có thể khiến cho mẹ bị tăng huyết áp.
Ngũ cốc nguyên hạt: Đây cũng là thực phẩm mẹ bầu nên có khi bị nghén nặng. Bột đường trong ngũ cốc sẽ giúp hệ tiêu hóa mẹ bầu hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó giảm cơn buồn nôn, trào ngược dạ dày, ợ nóng.
3. Món ăn tốt cho mẹ bầu bị nghén nặng
Có rất nhiều cách giảm ốm nghén nặng cho mẹ bầu thông qua chế độ ăn uống. Bạn có thể thử nấu ăn một số món dưới đây:
– Cháo dĩ ý: Chuẩn bị 100g gạo, 100g gừng, 20g đường đỏ, 15 dĩ ý. Xay nhỏ gạo và ý dĩ, giã nhỏ gừng rồi cho vào hỗn hợp thêm nước đun lửa nhỏ cho tới khi chin nhừ. Mẹ bầu nên ăn nóng ngày 2 lần và ăn liên tục trong vòng 3 ngày để giảm triệu chứng ốm nghén nặng.
– Canh sấu: Chuẩn bị 50g sấu, 100g bí xanh, 200g sườn lợn. Sấu cạo sạch vỏ, sườn lợn ướp gia vị cho thấm. Xào sấu với sườn lợn thêm nước đun sôi nấu kỹ. Khi sườn nhừ bạn cho bí xanh gọt vỏ vào đun chín. Khi ăn mẹ bầu dầm quả sấu và ăn vào lúc đói hoặc bữa nhẹ.
Ăn 3 ngày liên tiếp vị chua từ sấu cùng dinh dưỡng từ sườn sẽ giúp mẹ bầu giảm nghén và không phải lo lắng nghén nặng thì phải làm sao.
– Canh me: Chuẩn bị 300g cá trắm cỏ, quả mẹ, cà chua, rau cải trắng, dầu ăn, bột ngọt, gia vị. Cá rửa sạch ướp với gia vị, mẹ cạo vỏ, cà chua rửa sạch thái thành miếng, rau cải trắng thái nhỏ. Cho cà chua vào xào, dầm nát tiếp đến cho thêm nước đun sôi thả mẹ vào.
Đun cho tới khi me chín cho tiếp rau cải trắng vào đảo đều, canh dôi lại thêm bột ngọt là được. Mẹ bầu nên ăn lúc đói, ngày ăn 1 lần và ăn liền trong 3-5 ngày.
V – Cách xử lý khi bị ốm nghén nặng mẹ bầu nên biết
Ốm nghén nặng kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, ngoài việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp nêu trên bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp sau đây:
Mẹ bầu nghỉ ngơi nhiều khi nghén nặng.
– Cách trị ốm nghén nặng đầu tiên mẹ bầu nên làm đó là tránh tiếp xúc với những thực phẩm có mùi vị kích thích như thịt sống, cá sống.
– Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều để tránh bị mệt mỏi.
– Uống nước thường xuyên và uống từng ngụm nhỏ.
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không để bụng đói hoặc ăn quá no.
– Tránh đồ cay, thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn khó tiêu.
– Sử dụng các sản phẩm có thành phần là gừng như kẹo gừng, trà gừng…
– Ngoài ra, xoa bóp, bấm huyệt cũng là cách chữa nghén khi mang thai bạn nên thử.
– Nếu bị nghén nặng không ăn uống được gì mẹ bầu nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được thăm khám.
Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn biết được ốm nghén nặng là như thế nào? Nên ăn gì và làm gì để khắc phục. Nếu như bạn cần chúng tôi giải đáp thêm về những câu hỏi liên quan tới vấn đề này hãy nhanh chóng liên hệ với dược sĩ qua tổng đài 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.