Bị nghén nôn nhiều khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, mất sức. Khi tình trạng này thường xuyên diễn ra khiến cho không ít thai phụ lo lắng có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không? Làm sao để khắc phục? Tất cả những băn khoăn trên sẽ được nhãn hàng Yoosun Mama giải đáp ngay trong bài viết này.
Nội dung chính
I – Nguyên nhân ốm nghén nôn nhiều
Ốm nghén là hiện tượng mẹ bầu cảm thấy khó chịu, buồn nôn, nôn nhiều lần trong ngày. Khi mới bắt đầu có thai, ốm nghén là tình trạng khá phổ biến.
Ốm nghén nôn nhiều thường không gây hại cho thai nhi nhưng nó có thể ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của mẹ bầu. Buồn nôn, nôn khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, người nôn nao, khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác này thường sẽ giảm dần từ sau tuần 12 của thai kỳ. Có ít trường hợp phụ nữ có thai bị nghén ở những tháng tiếp theo.
Ốm nghén nôn nhiều do khứu giác bà bầu nhạy cảm hơn.
Có nhiều nguyên nhân gây buồn nôn và nôn nhiều ở phụ nữ có thai như:
– Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nồng độ nội tiết tố tăng cao, trong đó phải kể đến hCG. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa sự gia tăng nồng độ hCG và tình trạng ốm nghén, mặc dù cơ chế bệnh sinh chưa được biết chính xác.
– Tăng Progesterone trong thai kỳ cũng góp phần gây ra tình trạng ốm nghén. Khi nồng độ hormon này tăng cao sẽ làm giãn cơ trơn tiêu hoá, quá trình tiêu hoá thức ăn chậm hơn khiến thức ăn ở dạ dày bị đẩy lên nên mẹ bầu có cảm giác buồn nôn.
– Khi mang thai, giác quan của người mẹ nhạy cảm hơn với một số mùi vị và thực phẩm nhất định. Từ đó, khiến cho mẹ bầu bị nôn nhiều.
– Thói quen ăn uống thất thường cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị nghén và nôn nhiều.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp thai phụ đều bị nôn khi mang thai. Một số người có khả năng cao gặp phải tình trạng này như:
– Mang thai lần đầu.
– Mang song thai hoặc đa thai.
– Từng có tiền sử nghén nặng ở những lần mang thai trước.
II – Bà bầu nghén nôn nhiều có sao không?
Mẹ bầu nghén nôn nhiều có sao không? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Một số nghiên cứu cho rằng nghén khi mang thai là một dấu hiệu tích cực cho thấy thai phụ đang có một thai kỳ khỏe mạnh. Nghén nôn không ảnh hưởng tới thai nhi, ngược lại cho thấy thai nhi đang phát triển tốt.
Thực tế cho thấy những mẹ bầu bị nghén, nôn khi mang thai thì tỷ lệ sảy thai thấp hơn so với những người không ốm nghén. Ngoài ra, ốm nghén còn có tác dụng giúp thai nhi được bảo vệ nhờ sự tăng cao của các nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai.
Ốm nghén nôn có thể khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, sụt cân.
Tình trạng ốm nghén bị nôn nhiều đa số chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, một số trường hợp nghén nặng, kéo dài có thể gây mất nước, mất cân bằng điện giải, suy nhược cơ thể… Khi đó, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và dễ đưa đến tình trạng trầm cảm thai kỳ.
Do đó, khuyến cáo thai phụ nên đến cơ sở y tế ngay lập tức khi có các triệu chứng sau xuất hiện:
– Nghén nôn nhiều đau họng.
– Tim đập nhanh.
– Sốt cao không hạ.
– Nghén nôn nhiều đau bụng không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Sụt cân nhanh trong thời gian ngắn.
– Choáng váng ngất xỉu.
– Xuất huyết âm đạo.
– Nghén nôn nhiều ra máu.
III – Nghén nôn nhiều là trai hay gái?
Ốm nghén nôn nhiều là tình trạng chung mà nhiều chị em gặp phải khi mang thai. Một số người còn dựa vào dấu hiệu này để dự đoán giới tính của thai nhi.
Theo quan niệm dân gian, nếu như mẹ bầu bị nghén nôn nhiều vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cho thấy đang mang thai một bé gái. Nếu như mẹ không bị ốm nghén có khả năng sinh ra một bé trai.
Một số kết quả thống kê cũng cho thấy việc mẹ bầu bị nôn nhiều vào buổi sáng có khả năng sinh con gái cao hơn.
Ốm nghén bị nôn nhiều không cho biết chính xác giới tính thai nhi.
Trên thực tế, giới tính của bé trai được hình thành khi nhiễm sắc thể Y của bố kết hợp với nhiễm sắc thể X của mẹ. Còn bé gái là sự kết hợp giữa nhiễm sắc thể X của bố và mẹ.
Dấu hiệu mẹ bầu nôn nhiều sinh con trai hay gái chỉ là kinh nghiệm của người xưa truyền lại, không có cơ sở khoa học. Do đó, để biết chính xác giới tính của con mẹ nên đợi siêu âm hoặc làm xét nghiệm máu.
IV – Bà bầu nghén nôn nhiều nên ăn gì?
Bầu nghén nôn nhiều phải làm sao? Nên ăn gì để khắc phục tình trạng này mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi?
Nôn nhiều khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Do đó, việc bổ sung đúng thực phẩm cần thiết giúp ổn định hệ tiêu hóa, cung cấp dinh dưỡng, năng lượng.
Dưới đây là một số thực phẩm mẹ bầu có thể lựa chọn để giảm tình trạng nôn nghén:
Mẹ bầu có thể ăn cam để giảm tình trạng nôn nghén.
– Ăn cam: Cam là hoa quả cung cấp vitamin C và nước dồi dào, giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu đồng thời giúp tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
Ngoài ra, vị chua ngọt cùng với mùi thơm dễ chịu của trái cam cũng giúp cho mẹ bầu đối phó với những cơn buồn nôn do ốm nghén hiệu quả hơn. Mẹ có thể ăn cam tươi hoặc uống nước ép từ 1-2 ly mỗi ngày. Ngoài cam, bạn có thể lựa chọn một số loại quả khác như nho, thanh long, chuối…
– Bánh mặn: Ốm nghén nôn nhiều phải làm sao? Nên ăn gì cho đỡ? Bánh mặn được xem là thực phẩm cứu tinh cho các mẹ bầu đang gặp phải tình trạng này.
Do đó, bạn hãy nhớ luôn mang theo bên mình một ít bánh quy mặn để ăn vào buổi sáng hoặc những lúc nôn. Tuy nhiên, thai phụ không nên ăn quá nhiều bánh có thể gây tăng huyết áp.
– Ngũ cốc nguyên hạt: Đây cũng là nhóm thực phẩm khuyên nên nằm trong thực đơn ăn hàng ngày của tất cả mọi người, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón cùng với lượng vitamin B dồi dào hỗ trợ cải thiện tình trạng ốm nghén.
– Cháo ý dĩ: Nếu bạn đang bị nôn nhiều khi mang thai có thể bổ sung món cháo này để giảm nghén cũng như cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Chuẩn bị 15g ý dĩ, 100g gừng, 100g gạo, 20g đường đỏ. Ý dĩ, gạo mang xay thành bột, gừng giã nhỏ rồi cho vào nồi.
Thêm nước đun trên lửa nhỏ cho đến khi chín nhừ. Thêm đường đỏ vào khuấy đều, cháo sôi lại là thưởng thức được. Mẹ bầu nên ăn khi còn nóng và ăn ngày 2 lần.
– Canh sấu: Đây cũng là món ăn giúp mẹ bầu giảm tình trạng buồn nôn, nôn khá hiệu quả. Bạn chuẩn bị 5 quả sấu, 100g bí xanh, 200g sườn lợn, bột gia vị vừa đủ. Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng và ướp với gia vị rồi mang xào chín cho nước vào đun. Bí xanh bỏ vỏ, thái miếng, khi sườn nhừ bạn thêm bí xanh và sấu vào đun sôi lại là được.
Ốm nghén nôn nhiều tuy không gây hại đến thai nhi nhưng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Do đó, bạn nên nắm được một số cách khắc phục cũng như biết nên ăn món gì để giảm tình trạng nôn. Nếu thai phụ còn có câu hỏi nào liên quan tới vấn đề trên cần được hỗ trợ ngay vui lòng liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.