Ốm nghén có bị sốt không? Sốt ốm nghén nguy hiểm không?

Câu hỏi:

“Xin chào dược sĩ, hiện tại tôi đang mang thai ở tuần thứ 6 và có dấu hiệu sốt. Tôi cảm thấy rất lo lắng không biết ốm nghén có bị sốt không? Liệu tình trạng này gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không? Mong được dược sĩ giải đáp.”

Trả lời:

Chào bạn, trong thời gian vừa qua chúng tôi đã nhận được khá nhiều câu hỏi như trên. Sốt khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi và mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân cũng như mức độ sốt. Để hiểu rõ hơn, dược sĩ Yoosun Mama sẽ tư vấn chi tiết trong bài viết này.

I – Ốm nghén có bị sốt không?

Đối với chị em phụ nữ, có rất nhiều dấu hiệu khác nhau để nhận biết có mang thai hay không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong giai đoạn đầu khi mang thai, do sự thay đổi của nồng độ HCG trong máu nên chị em thường có những dấu hiệu khác biệt với trạng thái bình thường.

Dấu hiệu thường gặp là buồn nôn, chán ăn, chóng mặt, mệt mỏi… Ngoài ra, một số chị em còn có triệu chứng chán ăn, ăn không ngon, hoa mắt… đây được gọi là ốm nghén.

Vậy ốm nghén có sốt không? Sốt không phải là dấu hiệu của ốm nghén. Các bác sĩ cho biết, sốt là một trong những phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng. Nhiệt độ cơ thể bình thường sẽ nằm trong khoảng 36.5 – 37 độ C.

ốm nghén có bị sốt khôngỐm nghén không bị sốt.

Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng cao hơn mức bình thường và có một số triệu chứng khác xuất hiện bạn nên lưu ý.

Như vậy, với câu hỏi ốm nghén có bị sốt không? Câu trả lời là không, nguyên nhân gây sốt ở mẹ bầu có thể do: Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, sốt do virus, viêm gan B, nhiễm khuẩn thai, nhiễm khuẩn ối, bệnh cúm…

Để biết chính xác nguyên nhân gây sốt mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết. Để từ đó biết được mức độ và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

II – Ốm nghén bị sốt có nguy hiểm không?

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi. Hệ miễn dịch yếu hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập dẫn đến các triệu chứng như sốt.

Ốm nghén phát sốt có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ sốt. Cụ thể như sau:

– Nếu bị sốt trong 3 tháng đầu do một số loại virus có thể gây nên: Thai chết lưu, sảy thai, gây dị tật bẩm sinh. Trong những loại virus hay gây sốt thì sốt do nhiễm Rubella được xem là nguy hiểm bởi chúng có thể dẫn đến việc bị dị tật bẩm sinh bào thai với nguy cơ lên đến 90% và phải đình chỉ thai nghén.

ốm nghén có sốt khôngỐm nghén bị sốt có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

– Ốm nghén sốt do virus từ tháng thứ 3 trở đi nguy cơ biến chứng thường thấp hơn. Tuy nhiên, một số bệnh vẫn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ví dụ như bị sốt xuất huyết ở bất cứ giai đoạn nào đều có thể gây mất máu ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và con.

– Phụ nữ mang thai bị sốt có thể khiến cơ thể bị suy giảm sức đề kháng nên khi bị sốt do nhiễm vi sinh vật, có thể khiến cho triệu chứng trở nên nặng hơn.

– Nếu như bị sốt nhẹ ở giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể chưa ảnh hưởng tới thai nhi. Nhưng nếu sốt cao trên 39.5 độ có thể gây nguy hiểm đến em bé. Bởi thân nhiệt tăng cao đột ngột khiến cho thai nhi không thích ứng dẫn đến tình trạng sảy thai.

– Nếu nguyên nhân bị sốt khi mang thai do nhiễm khuẩn ối hay nhiễm khuẩn thai hầu hết các trường hợp này đều phải đình chỉ thai nhi. Một số mẹ còn có nguy cơ phải cắt bỏ tử cung.

III – Cách hạ sốt khi ốm nghén an toàn hiệu quả

Đối với mẹ bầu khi sử dụng thuốc không đúng cách có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu bạn có dấu hiệu bị sốt trước tiên cần đo nhiệt độ cơ thể để biết được tình trạng.

Nếu thân nhiệt vượt mức 38,5 độ mẹ bầu nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân. Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc khi bị sốt. Thay vào đó, có thể tham khảo và áp dụng một số cách giảm sốt nhanh và an toàn như:

– Dùng khăn ấm lau người: Trước tiên, bạn nên chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch sau đó mang đi giặt với nước ấm rồi lau nhẹ nhàng lên người. Chú ý nên lau kỹ ở vùng cổ, nách, ngực cho tới khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống còn 38 độ.

– Uống nhiều nước: Khi bị sốt mẹ bầu nên uống nhiều nước lọc hoặc nước ép hoa quả. Đặc biệt là nước cam để tăng cường hệ miễn dịch.Chọn đồ ăn dễ tiêu hoá: Khi cơ thể bị ốm, mẹ bầu thường khá nhạy cảm với đồ ăn do đó bạn nên chọn các món như súp gà, cháo trứng với tía tô, hành…

Ốm nghén phát sốtMẹ bầu nên uống nhiều nước khi bị sốt.

– Nghỉ ngơi: Khi mang thai cơ thể người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Điều này càng trở nên tồi tệ hơn khi mẹ bầu bị sốt. Do đó, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, nên ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể được thư giãn, hồi phục nhanh hơn.

Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn biết được ốm nghén có bị sốt không? Đồng thời có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích hạ sốt khi mang bầu để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Nếu bạn còn câu hỏi nào cần tư vấn ngay vui lòng liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ