Bị ốm nghén là gì? Xuất hiện khi nào? Từ A-Z về ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén khiến cho không ít bà bầu cảm thấy mệt mỏi và khổ sở. Bởi hiện tượng này khiến bà bầu có cảm giác buồn nôn, không ăn được gì. Vậy nên khắc phục tình trạng này bằng cách nào? Hãy tham khảo ngay những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

I – Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu với những triệu chứng như buồn nôn, nôn.

Bị ốm nghén là gìỐm nghén là tình trạng thường gặp khi mang thai.

Dấu hiệu này khiến cho thai phụ cảm thấy khó chịu vào bất cứ thời gian nào trong ngày chứ không riêng buổi sáng. Có ít trường hợp không ốm nghén khi mang thai.

Ốm nghén ở bà bầu thường không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày cả khi làm việc hoặc trong những sinh hoạt bình thường.

II – Nguyên nhân bị ốm nghén khi mang thai

Cho đến thời điểm hiện tại chưa làm rõ được nguyên nhân gây nên tình trạng ốm nghén mệt mỏi buồn nôn. Một số giải thuyết được đưa ra có thể là do sự thay đổi nội tiết tố của tuyến sinh dục người mẹ.

Khi mang thai, cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất ra một lượng lớn hormone progesterone làm giãn cơ quan tiêu hóa. Điều này, khiến cho lượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và gây nên hiện tượng buồn nôn.

Giảm lượng đường trong máu cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén buồn nôn.

Đối với những người bị buồn nôn hoặc nôn do say tàu xe, dị ứng với mùi cũng dễ bị ốm nghén mệt mỏi.

Các yếu tố có thể khiến cho hiện tượng nghén trở nên nặng hơn như:
– Lần đầu tiên mang thai.

– Mang thai đôi hoặc ba.

– Trước đây đã từng bị ốm nghén nôn khan.

– Gia đình có tiền sử bị ốm nghén nặng.

– Thể trạng bà bầu quá mệt mỏi và ốm yếu.

(>> Xem thêm: Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ? Mức tăng cân chuẩn cho bà bầu )

III – Dấu hiệu ốm nghén

Những dấu hiệu ốm nghén xuất hiện khi nào? Chúng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đặc biệt là mỗi khi có sự kích thích về mùi vị của các loại thực phẩm như cá sống thịt sống…

Triệu chứng ốm nghén thường là buồn nôn và nôn. Ngoài ra, tùy vào việc bầu bé trai hay bé gái mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu khác nhau.

1. Dấu hiệu ốm nghén bé trai

Mẹ bầu muốn đoán giới tính của con nên thường dựa vào dấu hiệu để nhận biết. Theo kinh nghiệm nhiều người truyền lại khi bầu bé trai sẽ có một số triệu chứng sau:

– Không bị ốm nghén hoặc nghén ít: Kinh nghiệm nhiều mẹ bầu cho rằng khi mang bầu bé trai thường ít ốm nghén hoặc nghén ít hơn so với bầu bé gái. Những cơn ốm nghén sớm thường không quá dữ dội và dễ dàng kiểm soát được. 

dấu hiệu ốm nghén bé traiMẹ bầu thèm ăn mặn có thể là dấu hiệu bầu bé trai.

– Thèm ăn mặn: Nhiều người đang thắc mắc bầu bé trai ốm nghén biểu hiện như thế nào? Nhiều mẹ bầu cũng cho rằng khi thèm ăn mặn rất có thể là con trai.

– Tóc mẹ dày hơn: Đây cũng là dấu hiệu bầu bé trai được nhiều người truyền lại. Tóc mẹ sẽ trở nên bồng bềnh hơn trước.

– Da mẹ sáng và hồng hơn: Nhiều chị em mang bầu cho rằng khi bầu con trai da thường sáng hồng hơn rất nhiều.

Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng khi mang thai bé trai thường có liên quan tới sự gia tăng máu. Do đó, da của người mẹ mới trở nên tươi tắn và hồng hào hơn.

– Bụng bầu thấp: Thêm một dấu hiệu khác giúp bạn dự đoán bầu bé trai đó là bụng bầu thường thấp không nhô cao.

!Lưu ý: Những giả thuyết trên chưa được xác minh. Do đó, để biết được em bé là trai hay gái mẹ nên đi thăm khám, siêu âm.

2. Dấu hiệu ốm nghén bé gái

Đối với những mẹ ốm nghén mệt mỏi quá và đang mong chờ con gái hãy thử tham khảo một vài dấu hiệu dưới đây:

– Dấu hiệu ốm nghén nặng: Nhiều người thường truyền tai nhau khi bầu bé gái dễ bị ốm nghén ăn gì cũng nôn. Vì vậy mẹ bầu dễ ốm nghén nặng hơn so với những người mang thai con trai.

– Bụng bầu cao: Đây cũng là dấu hiệu cho biết có thể bạn ốm nghén con gái. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bụng thấp hay cao cũng chưa hẳn liên quan tới giới tính.

Bà bầu ốm nghén khi nào hếtMẹ bầu nghén nặng mệt mỏi.

– Da xỉn màu: Với sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai bé gái có thể dẫn tới hiện tượng da mẹ bầu bị xỉn màu.

– Thèm ngọt: Phụ nữ khi mang bầu bé gái có thể thèm ăn ngọt. Ngược lại ăn mặn là con trai.

!Lưu ý: Tất cả những dấu hiệu ốm nghén bé trai hay bé gái chỉ mang tính chất tham khảo.

(>> Xem thêm: Siêu âm 5D là gì? Nên siêu âm 5D khi nào? Chi phí và địa chỉ)

IV – Ốm nghén từ tuần thứ mấy?

Với những chị em đang mang thai chắc chắn sẽ thắc mắc ốm nghén từ tháng thứ mấy? Ốm nghén khi nào hết? Triệu chứng ốm nghén có thể bắt đầu từ tuần thứ 9 của thai kỳ.

Tình trạng ốm nghén thường biến mất sau khoảng 14 tuần mang thai. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sản phụ bị ốm nghén nặng có thể kéo dài trong suốt thai kỳ.

V – Ốm nghén có bị sốt không?

Theo các chuyên gia, khi mang bầu do sự thay đổi nồng độ hormone HCG trong máu. Do đó, các chị em thường có những dấu hiệu khác biệt so với bình thường như buồn nôn, đau đầu…Đặc biệt, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi khó chịu.

Sốt không nằm trong danh sách  những biểu hiện xảy ra khi mang thai. Sốt là một trong những phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy, nếu trong giai đoạn mang bầu bạn bị sốt cần hết sức lưu ý và nhanh chóng đi thăm khám.

VI – Bà bầu ốm nghén nên ăn gì và tránh ăn gì?

Ốm nghén là tình trạng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải trong quá trình mang thai. Điều này khiến nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi và chán ăn. Vậy phụ nữ ốm nghén nên ăn gì? Kiêng ăn gì để vượt qua giai đoạn này?

1. Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì?

Có thai ốm nghén nên ăn gì? Đây chắc chắn là câu hỏi được nhiều mẹ bầu đặt ra. Đối với những mẹ bầu bị nôn nghén hãy bổ sung các loại thực phẩm sau:

– Trái cây: Mẹ bầu nên ăn nhiều loại trái cây khác nhau như thanh long, nho, cam, chuối… Bởi những loại thực phẩm này rất dễ ăn, không gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén.

Ngoài ra, chúng còn cung cấp nhiều vitamin, dưỡng chất, khoáng chất cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên lựa trái cây sạch không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu.

Bà bầu ốm nghén nên ăn gìMẹ bầu nên ăn nhiều trái cây.

– Bánh mặn: Nếu bạn đang lo lắng có bầu ốm nghén phải làm sao? Hãy thử ăn bánh mặn mỗi khi cơn nghén xuất hiện. Lưu ý mẹ bầu không nên ăn quá nhiều bánh mặn để kiểm soát cân nặng và huyết áp.

– Ngũ cốc nguyên hạt: Để giảm ốm nghén khi mang thai mẹ bầu cũng nên dùng ngũ cốc nguyên hạt. Bột đường trong ngũ cốc có tác dụng giúp hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động tốt hơn.

Đồng thời trung hòa acid dạ dày dư thừa để từ đó giảm cơn buồn nôn, ợ nóng và trào ngược dạ dày. Đây là cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu bạn nên áp dụng.

2. Mẹ bầu ốm nghén mệt mỏi kiêng ăn gì?

Ốm nghén khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vậy ốm nghén 3 tháng đầu không ăn được gì?

– Gan động vật: Một cách làm giảm ốm nghén khi mang bầu đó chính là mẹ bầu không ăn gan động vật. Loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

– Tránh xa thực phẩm gây co thắt tử cung: Ốm nghén không ăn được gì? Mẹ bầu nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể gây co thắt tử cung như dứa, đu đủ xanh, rau răm…

– Hải sản: Ốm nghén không ăn được gì? Bà bầu không nên ăn các loại cá ngừ, cá thu, cá kình… Bởi chúng có hàm lượng thủy ngân cao. Không nên ăn hải sản tươi sống chưa nấu chín, hạn chế ăn hải sản đông lạnh.

– Đồ ăn chế biến sẵn: Đây là thực phẩm bà bầu nên hạn chế ăn khi bị ốm nghén.

VII – Giảm ốm nghén như thế nào cho hiệu quả?

Nghén khi mang bầu là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên. Đặc biệt, nghén cũng không ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, nghén thường khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu mệt mỏi. Việc điều trị ốm nghén khi mang thai sẽ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bà bầu và mức độ nặng nhẹ. 

1. Ốm nghén nhẹ

Một số trường hợp bà bầu chỉ cảm thấy buồn nôn thoáng qua 1 đến 2 lần trên ngày được xem là ốm nghén nhẹ. Bị ốm nghén phải làm sao cho hết?

Đối với trường hợp nhẹ mẹ bầu nên thay đổi lối sống và cải thiện chế độ ăn uống. Bạn có thể thực hiện theo một vài gợi ý dưới đây:

– Bổ sung vitamin.

– Ăn nhẹ bằng bánh mì hoặc bánh quy vào buổi sáng. Không nên để bụng đói cồn cào.

Cách giảm ốm nghén khi mang thaiBổ sung vitamin để giảm triệu chứng nghén.

– Uống nước nhiều lần trong 1 ngày.

– Tránh tiếp xúc với mùi khó chịu.

– Nên chia nhỏ các bữa ăn thay vì ăn 3 bữa chính.

– Có thể sử dụng trà gừng, kẹo gừng nếu như bạn chưa biết làm thế nào giảm ốm nghén buồn nôn.

2. Ốm nghén nặng

Trường hợp ốm nghén nặng là khi buồn nôn kéo dài vài giờ mỗi ngày và xảy ra nôn ói thường xuyên. Vậy khi ốm nghén ăn gì cũng nôn phải làm sao?

Khi bạn đã thay đổi lối ống mà các triệu chứng ốm nghén không giảm, bác sĩ có thể cân nhắc bằng việc sử dụng thuốc chống nôn. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện đúng theo chỉ định của bác, tránh tự ý mua thuốc về điều trị.

Ốm nghén là biểu hiện bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn chủ quan xem thường tình trạng này. Bởi nghén quá nặng có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu bạn cần tư vấn thêm hãy liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua hotline miễn cước 18001125.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ