Bị rạn da bụng phải làm sao? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Bị rạn da bụng là tình trạng có thể gặp ở bất cứ ai đặc biệt là phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc những người tăng cân đột ngột. Những vết rạn này vô hại nhưng sẽ khiến cho bạn cảm thấy thiếu tự tin vì ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài. Ngay khi nhận thấy hiện tượng này bạn nên tìm cho những những phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

I – Bị rạn bụng là như thế nào? Hình ảnh bụng rạn da

Vết rạn da bụng xảy ra là do kết quả của việc da bị kéo căng và tăng cortisone trong cơ thể. Cortisone là một loại hormone tự nhiên do tuyến thượng thận sản xuất.

Khi hormone này tăng quá nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến lớp hạ bì bằng cách ngăn chặn nguyên bào sản sinh collagen và elastin. Đây lại là những yếu tố quan trọng giúp cho làn da luôn mềm mại.

Khi da bụng bị kéo căng không còn có các yếu tố hỗ trợ gây rách da, lớp biểu bị và tạo nên sẹo da dưới dạng những vết rạn.

Dưới đây là một số hình ảnh vết rạn ở bụng:

Hình ảnh rạn da bụngHình ảnh rạn da bụng

Bị rạn bụng Rạn bụng ở bà bầu

Vết rạn bụng dướiRạn bụng ở nam giới

II – Nguyên nhân rạn da bụng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng rạn da ở bụng như:

– Tăng cân quá nhanh được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người bị rạn da ở bụng. Khi tăng cân càng nhanh những vết rạn da xuất hiện ngày càng nhiều. Bởi biểu bì da sẽ không kịp thích nghi kịp thời nên không có độ đàn hồi dễ bị đứt gãy.

– Nhiều người thường bị rạn da bụng khi mang thai. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này. Cơ thể của người mẹ sẽ mở rộng dần ra khi thai nhi lớn đầu từ tháng thứ 6 của thai kỳ. Do đó, các vết rạn xuất hiện ở bụng cũng là điều khó tránh khỏi.

– Rạn da bụng sau sinh hoặc trong độ tuổi dậy thì xảy ra cũng có thể do bạn sử dụng thuốc bổ. Bởi những loại thuốc này có thể khiến cho bạn tăng cần hoặc làm thay đổi những tính chất vật lý ở da và hình thành nên những vết rạn.

Một số vấn đề về sức khỏe cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây nên các vết rạn bụng sau sinh hoặc khi mang thai. Ví dụ như bạn mắc các vấn đề về tuyến thượng thận hoặc bệnh hiếm gặp như Marfan và Ehlers…

III – Biểu hiện rạn bụng dưới

Bạn đã bao giờ để ý đến vùng bụng của mình và thấy xuất hiện những đường sọc dài hoặc những đường gợn sóng, chạy trên da chưa. Chúng có thể là màu đỏ, tím hoặc trắng và hơi lõm vào trong da như những vết sẹo. Đó chính là dấu hiệu rạn bụng khi mang thai, sau sinh mà nhiều người gặp phải.

Về cơ bản, rạn bụng khi mang thai hoặc sau sinh nếu như vết rạn mới chúng thường có màu tím hoặc đỏ hoặc nâu sẫm. Những vết rạn này không chằng chịt mà kéo dài.

Sau một thời gian nếu bạn không tìm cách trị rạn bụng thì chúng bắt đầu trở nên nhạt màu và chuyển sang màu hơi trắng, lõm vào da.

Khi vết rạn da tồn tại ở dạng màu đỏ thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. Còn khi vết rạn đã chuyển sang màu trắng thì rất khó đáp ứng với các biện pháp điều trị mà bạn áp dụng.

IV – Những đối tượng dễ bị rạn bụng

– Phụ nữ mang thai: Nhiều người có bầu bị rạn da bụng. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai bị rạn da nhiều nhất. Bởi làn da luôn bị kéo căng liên tục theo sự phát triển lớn lên của thai nhi. Hơn 50-90% bà bầu bị rạn bụng và ngứa, bị rạn da bụng sau khi sinh.

Rạn da ở bụng thường dễ gặp ở một số đối tượng sau:

Bị rạn da bụng phải làm saoPhụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị rạn da bụng nhất

– Người tăng cân nhiều không kiểm soát: Đây cũng là một trong những đối tượng dễ bị rạn da bụng. Có nhiều trường hợp rạn da bụng ở nam giới do nguyên nhân này gây nên.

– Khi tăng cân nhân, kích thước cơ thể cũng sẽ tăng lên nhanh chóng và lớp mỡ tích tụ dưới da nhiều khiến cho da bị căng ra. Nếu như cấu trúc các sợi collagen yếu và không bền vững thì rất dễ bị đứt gãy và gây nên những vết rạn.

– Trẻ trong độ tuổi dậy thì: Khi bước vào độ tuổi dậy thì cơ thể sẽ có những thay đổi rất rõ ràng cả bên trong lẫn bên ngoài. Lúc này, chiều cao và cân nặng sẽ tăng lên một cách đáng kể. Nếu như trẻ tăng cân quá nhanh thì da chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này sẽ tạo nên những vết rạn.

( >> Xem thêm nguyên nhân bị rạn da tuổi dậy thì TẠI ĐÂY )

V – Rạn bụng có hết không?

Rạn da ở bụng rất khó phục hồi hoàn toàn. Bởi làn da đã bị tổn thương, việc phục hồi như ban đầu là không thể.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để làm mờ vết rạn bụng bầu, vết rạn sau sinh. Đó là khi bạn sử dụng các phương pháp điều trị công nghệ hiện đại.

Song song với đó là bạn cần kết hợp sử dụng thêm các loại kem dưỡng lại làn da như trước. Vết rạn lúc này tuy không biến mất hoàn toàn nhưng cũng sẽ mờ đi khá nhiều và người khác khó nhìn thấy chúng.

VI – Cách trị rạn da bụng hiệu quả

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái với những vết rạn ở bụng, hãy thử áp dụng một số cách trị rạn da bụng cho bà bầu, chữa rạn da bụng sau sinh mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

1. Phẫu thuật rạn da bụng

Đây là cách trị rạn da bụng lâu năm được nhiều người lựa chọn hiện nay. Phương pháp phẫu thuật chữa rạn da bụng thường được áp dụng theo yêu cầu của người bệnh. Đặc biệt là những người bị rạn da bụng sau sinh.

Khi thực hiện phương pháp này để chữa rạn da bụng sau sinh vùng da bị rạn sẽ được tạo hình bằng cách bóc tách và kéo căng.

Bác sĩ sẽ thực hiện những thủ thuật can thiệp nhằm cắt bỏ những phần da bị rạn. Sau đó, bác sĩ sẽ tiếp tục tiêm một số chất giúp thúc đẩy phục hồi làn da.

Phẫu thuật rạn da bụngTrị rạn bụng bằng phương pháp phẫu thuật

Thời gian thực hiện phương pháp này thường kéo dài từ 1-3 giờ đồng hồ. Trong thời gian này người bệnh có thể được gây mê hoàn toàn giống như các loại phẫu thuật mở khác.

Cách làm hết rạn da bụng sau sinh bằng phẫu thuật này có hiệu quả nhanh chóng. Vết rạn da dường như mờ đi rõ rệt.

Bên cạnh những ưu điểm trên, thì phương pháp này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chỉ phù hợp đối với những trường hợp chỉ định.

Đối với những người bị rạn da sau sinh mổ thì không nên áp dụng cách này. Ngoài ra, cách điều trị rạn da bụng sau sinh không áp dụng cho những mẹ sau hậu phẫu và đang cho con bú.

Ngay cả khi thực hiện phẫu thuật trong những điều kiện kỹ thuật và an toàn cũng khó tránh khỏi những biến chứng. Người bệnh có thể phải đối mặt với các hậu quả như nhiễm trùng, chảy máu, hoạt tự vạt da, đọng dịch… Sau khi phẫu thuật xong còn có thể để lại sẹo chạy ngang hông hoặc vết sẹo ngang dài ở vùng bụng dưới.

Phẫu thuật giảm rạn bụng sau sinh được thực hiện như sau:

– Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân. Xem xét người bệnh có tiền sử bệnh gì nguy hiểm hay không.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện đánh giá những yếu tố khác về làn da như độ đàn hồi, tỷ lệ mơ và những vết sẹo phẫu thuật cũ để đưa ra quyết định có thực hiện hay không.

– Bước 2: Người bệnh được bác sĩ chỉ định phẫu thuật sẽ bắt đầu thực hiện. Thời gian thực hiện ca phẫu thuật kéo dài trong khoảng 1-3 giờ đồng hồ.

– Bước 3: Người bệnh được đưa ra khỏi phòng mổ và chuyển sang phòng hồi sức. Đây là thời gian nghỉ ngơi và tự chăm sóc. Sau đó người bệnh cần tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sau khi điều trị phẫu thuật xong bệnh nhân cần có chế độ nhất định như không vận động mạnh. Ngoài ra, trong khoảng 1 năm chị em không được mang thai. Nếu như không thực hiện các điều trên thì hiệu quả sẽ không được duy trì.

2. Lăn kim trị rạn da bụng

Một cách trị rạn bụng sau sinh khác mà bạn có thể tham khảo và áp dụng đó chính là lăn kim. Mặc dù đây không phải là phương pháp mới nhưng lăn kim vẫn được nhiều người lựa chọn để trị rạn da bụng sau khi sinh.

Lăn kim là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu được tiến hành bằng cách sử dụng các thanh lăn có phần đầu gắn với hàng trăm mũi kim nhỏ, vô trùng để tạo nên những tổn thương vật lý. Từ đó sẽ thúc đẩy da sản sinh tế bào collagen và tế bào mới.

Cách chữa rạn da ở bụng bằng phương pháp lăn kim sẽ giúp:

– Tăng collagen tự thân trong cơ thể mà không cần bất kỳ sản phẩm hỗ trợ khác nào từ bên ngoài. Bởi khi lăn kim sẽ tạo nên cơ chế tự làm lành vết thương theo phản xạ tự nhiên của cơ thể.

Việc tái tạo sợi collagen và elastin mới sẽ giúp phục hồi cấu trúc, tăng độ đàn hồi cho là cũng như giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn.

– Cân bằng lại sắc tố của vùng da bị rạn. ngoài ra, lăn kim cũng giúp hình thành các mao mạch mới dưới da. Điều này sẽ giúp da được cung cấp đủ dưỡng chất oxy và làn da trở nên hồng hào mịn màng hơn.

– Lăn kim là cách làm mờ vết rạn da bụng hiệu quả nhờ tăng độ thẩm thấu cho da. Sau khi da bụng được tác động bởi lăn kim các vết thương sẽ hình thành và tạo nên các đường dẫn siêu nhỏ trên da giúp cho da hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn.

– Khi thực hiện trị rạn da bằng phương pháp này bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở thẩm mỹ viện uy tín. Ngoài ra bạn cũng có thể tự thực hiện tại nhà bằng vật dụng lăn kim chuyên dụng.

Tuy nhiên, bạn cần có đủ kinh nghiệm, kiến thức và áp dụng đúng cách cũng như biết xử lý trong một số trường hợp để không tổn thương sâu trên da, nhiễm trùng hoặc mắc phải một số tác dụng phụ.

3. Sử dụng kem trị rạn bụng 

Đối với những trường hợp rạn bụng ở bà bầu bạn không nên áp dụng 2 cách điều trị trên. Thay vào đó bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình một loại kem rạn bụng cho bà bầu bôi bên ngoài hiệu quả và an toàn.

Cách trị rạn bụngSử dụng kem Yoosun Mama trị rạn bụng hiệu quả

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem trị rạn bụng cho bà bầu mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, an toàn lành tính. Khi sử dụng đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như của thai nhi.

Kem Yoosun Mama là một trong những sản phẩm mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm tin tưởng lựa chọn để chữa rạn bụng khi mang bầu.

( >> Xem thêm: Thành phần của kem Yoosun Mama )

VII – Cách phòng tránh rạn da ở bụng

Với các thông tin mà chúng tôi đã phân tích ở trên chắc cũng đã giúp bạn biết được rạn da bụng có chữa được không? Có thể thấy việc điều trị rạn da bụng bầu, rạn da sau sinh không hề đơn giản.

Do đó, bạn nên tìm các biện pháp chống rạn da bụng khi mang thai. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo và thực hiện theo:

– Nên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho làn da như vitamin và khoáng chất để giúp da khỏe mạnh và nhanh phục hồi.

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất kẽm. Bởi thiếu hụt kẽm là một trong những nguyên nhân gây rạn da bụng dưới ở bà bầu.

– Kiểm soát tốt cân nặng cũng là một trong những biện pháp đơn giản để bạn chống rạn bụng khi mang thai. Để những vết rạn không tiếp tục xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn bạn hãy chú ý đến cân nặng của mình.

Trong thời kỳ mang thai không nên để cân nặng tăng quá nhanh. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có được chế độ ăn uống lành mạnh khoa học đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và con mà vẫn kiểm soát được tốt cân nặng của mình.

Cách trị rạn da bụng lâu nămUống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể

– Để chống rạn da bụng bạn cũng nên duy trì độ ẩm cho làn da. Khi da được cấp ẩm thường xuyên sẽ trở nên dẻo dai có độ đàn hồi tốt. Từ đó sẽ giảm được nguy cơ bị rạn da căng da quá mức.

Vì vậy, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên ít nhất là 2 lần/ngày. Nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên để không làm ảnh hưởng đến thai nhi cũng như làn da của người mẹ.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc bổ sung nước cho cơ thể, Tốt nhất bạn nên duy trì uống mỗi ngày từ 2,5 cho đến 3 lít nước.

Như vậy sẽ giúp cho các tế bào ngậm đủ nước và có khả năng chịu đựng tốt hơn trước áp lực căng giãn của làn da. Nếu như không uống đủ 2 lít nước mỗi ngày thì bạn có thể bổ sung thay thế bằng các loại nước ép hoa quả hoặc sinh tố.

– Bạn cũng nên tập luyện thể dục mỗi ngày để duy trì sức khỏe cũng như kích thích bơm máu đưa đến những vùng da bị tổn thương. Từ đó sẽ giúp tránh được tình trạng da bị căng giãn quá mức.

– Bên cạnh đó, bạn cũng nên tẩy tế bào chết 2 lần/tuần để đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tế bào da mới. Đây cũng là một trong những cách phòng tránh rạn da ở bụng hiệu quả.

Trên đây là những thông tin cũng như cách điều trị rạn da bụng mà bạn nên biết. Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125 để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (4 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ