Rạn da khi mang thai: Nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý

Rạn da khi mang thai là vấn đề mà nhiều chị em gặp phải. Vết rạn làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình của phụ nữ. Vậy có cách nào giảm thiểu các vết rạn da khi mang bầu hay không?

I – Những hình ảnh rạn da khi mang thai nhẹ và nặng

Vết rạn da khi mang thai xảy ra khi làn da bị kéo căng quá mức trong khi cơ thể chưa kịp thích nghi. Khi làn da bị biến đổi sẽ khiến lượng collagen và elastine cũng giảm sút gây mất đàn hồi và săn chắc ban đầu.

Rạn da khi mang bầu được xem là vết sẹo trong thai kỳ của người mẹ. Vết rạn da ở giai đoạn này sẽ có màu hồng hoặc trắng, màu nâu. Vết rạn thường xuất hiện ở các bộ phận như ngực, bụng, mông, đùi, bắp tay…

Bị rạn da khi mang thai thường không có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Càng về cuối thai kỳ, những vết rạn da có thể chuyển sang màu trắng và tạo nên những vết lồi lõm khiến cho bề mặt da bị sần sùi.

Dưới đây là một số hình ảnh mẹ bầu bị rạn da:

Hình ảnh rạn da khi mang thaiBị rạn da ở phụ nữ mang thai là hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu

Hình ảnh rạn da khi mang bầuRạn da mang thai có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

Hình ảnh bà bầu bị rạn daBan đầu xuất hiện những vết rạn mờ, nhỏ

Hình ảnh mẹ bầu bị rạn daVết rạn da ngày càng xuất hiện nhiều ở những tháng cuối thai kỳ

Bị rạn da ở phụ nữ mang thaiNhững vết rạn ngoằn nghèo trên bụng có thể tồn tại vĩnh viễn theo thời gian

II – Nguyên nhân bà bầu bị rạn da

Rạn da ở bà bầu rất phổ biến, bởi khi có thai vùng bụng của người mẹ phải tăng kích thước liên tục để cho thai nhi phát triển. Lúc này, các sợi collagen và các tổ chức đàn hồi dưới da có thể bị đứt gãy do da căng lên, hình thành nên các vết rạn.

Bị rạn da khi mang bầu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:

– Thay đổi hormone, nội tiết tố trong cơ thể: Có bầu bị rạn da bụng có thể là do thay đổi nội tiết tố khi mang thai.

Thai nhi và nhau thai tiết ra một lượng lớn hormone progesterone và estrogen sẽ kích thích hình thành các phân tử tiền hắc tố melanin làm tăng sắc tố của da. Đây cũng là nguyên nhân mà các vết rạn da sẫm màu hơn vùng da xung quanh.

– Di truyền: Mang thai bị rạn da cũng có thể do yếu tố di truyền gây nên. Nếu như mẹ của bạn từng bị rạn da thì rất có thể khi mang thai điều tương tự cũng sẽ xảy ra với bạn.

– Tăng cân quá nhiều và quá nhanh: Nếu như bạn tăng cân quá nhiều và quá nhanh cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu rạn da khi mang thai.

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường có cảm giác đói, thèm ăn. Khi ăn nhiều sẽ khiến cân nặng tăng nhanh chóng và khiến cho da bị kéo dãn làm cấu trúc da bị ảnh hưởng và tạo nên các vết rạn.

III – Những dấu hiệu rạn da ở bà bầu

Mẹ bầu bị rạn da thường không giống nhau. Chúng rất đa dạng và tùy thuộc vào từng thời gian xuất hiện, nguyên nhân, vị trí xuất hiện trên cơ thể và các loại vết rạn da mắc phải.

Dưới đây là một số biểu hiện rạn da khi mang thai:

– Những vết rạn hoặc đường sọc lồi lõm không đều trên da.

– Bà bầu bị rạn da màu đỏ hoặc những vết rạn có hồng hay trắng.

– Một dấu hiệu rạn da khi mang thai khác đó là những đường sọc này bao phủ một vùng da rộng lớn.

– Màu sắc vết rạn có thể thay đổi theo thời gian do ảnh hưởng của các hormone tiết ra từ nhau thai và thai nhi khiến vết rạn trở nên thâm tím và sẫm màu hơn. Đây cũng là dấu hiệu rạn da ở mẹ bầu mà bạn nên nắm được.

– Phụ nữ mang bầu bị rạn da và ngứa cũng có thể là dấu hiệu để bạn nhận biết.

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên, mẹ bầu bị rạn da nên tìm cách khắc phục sớm để làm mờ vết rạn và tránh xuất hiện các vết rạn mới trên da..

IV – Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy?

Rạn da khi mang thai ở tháng thứ mấy là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Bởi khi nắm được thời gian có thể xuất hiện các vết rạn sẽ giúp cho mẹ bầu chủ động thực hiện các phương pháp phòng tránh kịp thời và hạn chế rạn da khi mang bầu.

Khi nào mẹ bầu bị rạn da? Chúng ta khó có thể trả lời một cách chắc chắn rằng vào một thời điểm cụ thể nào đó trong quá trình mang thai sẽ bị rạn da. Vì cơ địa của từng mẹ bầu là khác nhau nên rạn dã cũng sẽ xuất hiện khác nhau.

Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấyRạn da thường xuất hiện từ tháng thứ 5 của thai kỳ

Tuy nhiên, phần lớn dấu hiệu rạn da khi mang bầu thường bắt đầu xuất hiện vào giữa tam cá nguyệt thứ 2 tức là khi thai nhi đã được khoảng 5, 6 tháng tuổi. Một số trường mẹ bầu sẽ không bị rạn da nhưng đây chỉ là thiểu số và không đáng kể.

Nhiều người khi mang thai tháng cuối mới xuất hiện các vết rạn. Những vết rạn này khá to có màu hồng và đậm hơn. Những vết rạn này có thể xuất hiện ở vùng bụng, mông, đùi…

Ban đầu, có thể bà bầu bị rạn da và ngứa, khó chịu. Càng về sau, những vết rạn xuất hiện càng nhiều và có thể sờ thấy các rãnh rạn da.

V – Rạn da khi mang thai có hết không?

Nhiều bà bầu bị rạn da bụng, bà bầu bị rạn da mông thường lo lắng không biết những vết rạn này có hết không? Nhiều người thường có suy nghĩ chủ quan những vết rạn này sẽ biến mất theo thời gian nhưng sự thật không phải như vậy.

Cũng giống như sẹo, những vết rạn da có thể mờ dần theo thời gian, nhưng chúng không thể hoàn toàn biến mất. Có một số trường hợp vết rạn không những không khỏi mà còn phát triển mạnh hơn khiến cho làn da chảy xệ, thiếu độ săn chắc, nhăn nheo gây mất thẩm mỹ.

Mặc dù vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng mà nên áp dụng ngay một số biện pháp phòng rạn da khi mang thai. Như vậy sẽ giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn mới trên da.

VI – Bà bầu bị rạn da phải làm sao? Cách trị rạn da ở bà bầu an toàn

Là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm, bởi những vết rạn sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới ngoại hình.

Theo các bác sĩ da liễu, chữa rạn da khi mang bầu khi vết rạn còn mới sẽ dễ làm mờ hơn. Vì vậy, bạn nên có những biện pháp can thiệp ngay từ khi chúng mới xuất hiện thì khả năng phục hồi sẽ cao đồng thời còn hạn chế rạn da khi mang thai.

Có rất nhiều cách chữa rạn da khi mang thai mà bạn có thể áp dụng như:

1. Chống rạn da khi mang thai bằng dầu dừa 

Trị rạn da khi mang thai bằng dầu dừa đang là cách được nhiều chị em lựa chọn áp dụng hiện nay. Phương pháp này thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm kiếm.

Mẹ bầu bị rạn da nên làm gìTrị rạn da cho bà bầu từ dầu dừa

Dầu dừa trị rạn da khi mang thai được bởi:

Trong dầu dừa chứa nhiều vitamin E, trong vitamin E lại có 2 nhóm dưỡng chất Tocopherol và Tocotrienol. Trong đó Tocotrienol có khả năng chống oxy hóa 50 lần tocopherol giúp làm mờ các vết rạn trên da hiệu quả.

Acid lauric có trong dầu dừa dễ thấm vào da giúp thúc đẩy nhanh quá trình sản sinh collagen làm lành da giúp các vết rạn được phục hồi.

Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa nhiều chất dưỡng ẩm, giúp làm sáng da, tăng độ đàn hồi cho da và giảm ngứa hiệu quả.

Có nhiều cách dùng dầu dừa trị rạn da khi mang thai như:

– Dùng dầu dừa nguyên chất để giảm rạn da khi mang bầu.

– Dầu dừa kết hợp với muối, đường.

– Bã cà phê kết hợp dầu dừa chống rạn da khi mang bầu.

– Dầu dừa kết hợp cùng chanh, nghệ để tránh rạn da khi mang bầu.

Đối với mỗi phương pháp sẽ có những cách thực hiện khác nhau. Vì vậy trước khi áp dụng bạn nên tìm hiểu thật kỹ, thực hiện đúng cách như vậy mới mang lại hiệu quả cao.

Để dùng dầu dừa trị rạn da cho bà bầu đạt kết quả tốt bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Dùng khăn sạch thấm nước ấm rồi lau nhẹ lên vùng bụng hoặc vùng da cần trị rạn da. Nhiệt độ ấm sẽ giúp các lỗ chân lông giãn nở từ đó giúp việc hấp thu dầu dừa đạt kết quả tốt hơn.

– Bước 2: Cho một ít tinh dầu vào lòng bàn tay, xoa nhẹ cho tinh dầu loang ra rồi bôi vào da. Nếu như bôi ở bụng bạn nên massage nhẹ nhàng theo hình vòng tròn. Khi có hiện tượng xuất hiện các cơn co thắt bạn nên dừng lại.

Dùng dầu dừa còn là cách chống rạn da khi mang bầu mà bạn nên áp dụng. Để đạt kết quả tốt bạn nên bôi từ tháng thứ 3 ngày 1 lần và bôi tăng lên vào tháng thứ 5 ngày 2 lần.

* Lưu ý: Bạn nên bôi dầu dừa vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

2. Trị rạn ngứa da khi mang thai bằng dầu oliu

Nếu bạn đang băn khoăn không biết bà bầu bị rạn da nên bôi gì? Hãy thử dùng dầu oliu, loại dầu này không chỉ có tác dụng làm mờ các vết rạn mà còn giúp tránh rạn da khi mang thai.

Dùng dầu oliu đúng cách bạn sẽ không cần phải lo lắng có bầu bị rạn da phải làm sao. Cách dùng dầu oliu trị rạn da khi mang thai như sau:

Thoa dầu oliu lên các vùng da bị rạn hoặc có nguy cơ bị rạn khi mới mang thai. Bạn nên bôi vào buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ hoặc sau khi tắm xong.

Dùng dầu dừa và dầu oliu là những cách trị rạn da khi mang thai tại nhà an toàn. Ngoài 2 cách trên, bạn có thể tham khảo một số biện pháp chống rạn da khi mang bầu như: Dùng mỡ trăn trị rạn da khi mang thai hay sử dụng thuốc bôi rạn da khi mang bầu.

3. Dùng kem chống rạn da khi mang thai Yoosun Mama

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chống rạn da khi mang thai như: Kem trị rạn da khi mang bầu, thuốc trị rạn da khi mang thai…

Tuy nhiên, trước khi lựa chọn bất cứ sản phẩm nào trị, phòng rạn da khi mang bầu bạn nên tìm hiểu thật kỹ, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Dùng kem chống rạn da khi mang thai thai tốt nhấtKem Yoosun Mama giúp ngăn chặn phòng rạn da cho bà bầu

Một loại kem chống rạn da khi mang thai tốt nhất cần đáp ứng được các tiêu chí:

– Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

– Thành phần an toàn, lành tính. Nên ưu tiên chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

– Thẩm thấu nhanh, không gây bết dính.

Bôi kem rạn da khi mang thai là phương pháp đơn giản giúp chị em không phải lo lắng mẹ bầu bị rạn da nên làm gì.

Nếu bạn chưa biết bôi gì chống rạn da khi mang thai thì bạn có thể tham khảo sử dụng Kem bôi da Yoosun Mama. Yoosun Mama là loại kem bôi chống rạn da khi mang bầu, được nhiều chị em tin dùng hiện nay. Sản phẩm chứa bộ 3 chiết xuất từ dược liệu: Đảng sâm – Hoàng Kỳ – Áo choàng vệ nữ kết hợp với dầu thiên nhiên giúp:

– Hỗ trợ làm mờ các vết rạn da, sẹo ở vùng bụng, mông, ngực, đùi, bắp chân, bắp tay.

– Cung cấp, duy trì độ ẩm cho làn da, giúp da luôn mịn màng, tránh tình trạng khô da.

– Tăng độ đàn hồi cho làn da, duy trì trạng thái săn chắc vốn có của làn da.

Có Yoosun Mama bạn sẽ không cần phải suy nghĩ bà bầu bị rạn da bụng phải làm sao. Để ngừa rạn khi mang thai hiệu quả, bạn nên bôi kem từ tháng thứ 3 của thai kỳ

VII – Cách tránh rạn da khi mang thai

Hiện tượng rạn da khi mang bầu tuy không nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ cho làn da. Chính vì vậy, bạn nên biết được rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào? Nhận biết được các dấu hiệu rạn da ở mẹ bầu sớm nhất để từ đó có các cách làm giảm rạn da khi mang thai.

Bà bầu bị rạn da bụng phải làm saoBổ sung một số thực phẩm tốt cho làn da 

Ngoài ra, bạn cũng cần biết được nguyên nhân tại sao bị rạn da khi mang thai. Bởi khi nắm được các nguyên nhân bạn sẽ có những cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Dưới đây là một số cách hạn chế rạn da khi mang thai mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

– Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, không để tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn là một trong những bí quyết chống rạn da khi mang thai.

Trung bình, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10-12kg trong suốt thời kỳ mang thai. Bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để có được biện pháp kiểm soát cân nặng tốt nhất.

– Cách giảm rạn da khi mang bầu tiếp theo mà bạn nên áp dụng đó chính là bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Như vậy sẽ giúp duy trì được độ ẩm tự nhiên và giúp cho các tế bào hoạt động linh hoạt hơn, tăng cường độ đàn hồi cho làn da. Nhờ đó mà việc đứt gãy các liên kết giữa các tế bào da cũng được hạn chế đáng kể.

– Bổ sung collagen cho cơ thể nhằm củng cố độ đàn hồi cho làn da cũng là cách không bị rạn da khi mang bầu. Các thực phẩm giàu collagen bạn nên bổ sung như cá hồ, trứng, quả lựu, quả dâu, tảo biển…

– Nếu bạn đang băn khoăn làm sao để không bị rạn da khi mang thai hãy thử tập luyện thể dục đều đặn hàng ngày.

Tập thể dục không chỉ giúp duy trì sức khỏe mà còn kích thích, tăng cường lưu thông máu đến các vùng da bị tổn thương. Bạn hãy áp dụng mẹo chống rạn da khi mang thai để bảo vệ làn da của mình trong thai kỳ.

– Một cách khắc phục rạn da khi mang thai khác đó dùng kem chống nắng bảo vệ làn da mỗi khi ra nắng. Bởi tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể khiến cho liên kết da bị đứt gãy và làm da dễ bị rạn nứt hơn.

– Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu rạn da khi mang thai bạn nên sử dụng một số sản phẩm để trị và phòng rạn da. Nên chọn cho mình một sản phẩm phòng rạn da có nguồn gốc tự nhiên như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho làn da cũng như thai nhi ở trong bụng. Đồng thời bạn nên kiên trì thực hiện để đạt được kết quả tốt.

– Nên tích cực ăn các thực phẩm giàu vitamin A, E, C, D và omega 3 như cá hồi, cam, quýt, để không bị ngứa rạn da khi mang thai.

– Phụ nữ mang thai bị rạn da có thể do lựa chọn các thức uống không phù hợp. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống các đồ uống có cồn, caffeine… bởi chúng có thể làm gia tăng các biểu hiện rạn da.

– Bên cạnh đó, bà bầu có thể tẩy tế bào chết cho da 2 lần mỗi tuần nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tế bào da mới. Qua đó sẽ giúp phòng chống rạn hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng rạn da khi mang thai từ nguyên nhân, biểu hiện cho đến các biện pháp khắc phục và phòng tránh. Nếu bạn cần tư vấn về sản phẩm ngăn ngừa, trị rạn hiệu quả hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.

Tham khảo thêm:

5/5 - (45 bình chọn)

Bình luận (2)

Để lại một bình luận

  1. Avatar

    Bầu bôi kem mama ngày mấy lần?

    • Kem rạn da Yoosun Mama

      Chào bạn, để cho hiệu quả tốt bạn nên bôi kem Yoosun Mama đều đặn ngày 3 lần nhé ạ. Với vùng bụng, từ tháng thứ 3 thai kỳ là mình có thể bắt đầu dùng kem rạn và khi dùng bạn lưu ý nên dùng đầu ngón tay mát xa nhẹ nhàng, không nên dùng cả bàn tay. Những tháng cuối thai kỳ nên nhẹ nhàng hơn, không xoa kem theo vòng tròn mà phải xoa kem từ dưới lên trên. Mỗi lần mát xa không nên quá 5 phút bạn nhé.
      Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm, bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 trong giờ hành chính để dược sĩ tư vấn ạ. Cảm ơn bạn!

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ