Sa tử cung khi mang thai: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý an toàn

Sa tử cung khi mang thai là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mẹ bầu nên trang bị thêm cho mình những kiến thức về vấn đề này để kịp thời phát hiện và tìm được biện pháp xử lý an toàn. Nếu bạn cũng đang muốn hiểu rõ hơn về tình trạng này đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

I – Sa tử cung khi mang thai là gì?

Tử cung hay còn gọi là dạ con của người phụ nữ là nơi chứa bào thai. Tử cung được hỗ trợ bên trong khung chậu bởi nhiều dây chằng và mô cơ. Khi mang thai, có một số yếu tố tác động khiến cho dây chằng và các cơ yếu đi hoặc bị giãn ra. Điều này khiến cho tử cung rời khỏi vị trí ban đầu và đi xuống âm đạo. Tình trạng này được gọi là hiện tượng sa tử cung. Tuy nhiên, sa tử cung khi có bầu rất hiếm khi xảy ra.

sa tử cung khi mang thai là gìHình ảnh sa tử cung khi mang thai.

Mang thai bị sa tử cung được chia thành 2 loại đó là:

– Sa tử cung không hoàn toàn: Đây là tình trạng tử cung sa xuống một phần vào âm đạo nhưng không tới mức ra ngoài cửa âm đạo.

– Sa tử cung hoàn toàn: Dạng này là tử cung sa xuống hết đến mức nhô ra cả phần ngoài của âm đạo.

II – Nguyên nhân bị sa tử cung khi mang thai

Phụ nữ mang thai bị sa tử cung có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân dưới đây:

1. Sa tử cung khi mang bầu 3 tháng đầu

– Khi mới mang thai 3 tháng đầu cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi, điều này cũng có thể là yếu tố gây nên tình trạng sa tử cung.

– Nếu mẹ bầu tuổi cao và sinh nhiều lần trước đó có nguy cơ bị sa tử cung khi có bầu cao.

Bị sa tử cung khi mang thai 3 tháng đầuSa tử cung có thể do mẹ mang bầu và sinh con nhiều lần trước đó.

– Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai 3 tháng đầu cũng có thể khiến cho dây chằng giãn ra và làm tăng nguy cơ sa tử cung.

– Rối loạn mô liên kết bẩm sinh cũng có thể là bệnh lý khiến cho một số mẹ bầu bị sa tử cung. Bệnh lý này thường khiến cho các cơ bị căng và yếu đi từ đó làm tăng nguy cơ sa tử cung.

– Mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu nếu bị chấn thương vùng cơ chậu có thể bị sa tử cung.

2. Mang thai bị sa tử cung 3 tháng giữa

Mang thai 3 tháng giữa bị sa tử cung cũng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

– Mẹ mang đa thai khiến cho tử cung bị sa xuống.

– Mang thai nhiều lần hoặc sinh con, mang thai tiếp trong một khoảng thời gian ngắn.

– Sinh con có cận nặng lớn bằng phương pháp sinh thường trước đó.

– Tăng áp lực trong ổ bụng mạn tính cũng có thể là yếu tố khiến nhiều mẹ bầu bị sa tử cung khi mang thai. Điều này xảy ra là do mẹ thường xuyên đi đại tiện hoặc do khiêng vác các vật nặng.

– Tử cung của người mẹ bị dị tật, hay hệ thống dây chằng nâng đỡ tử cung yếu.

3. Có thai bị sa tử cung 3 tháng cuối

Có một số trường hợp mẹ bầu bị sa tử cung trong 3 tháng nguyên. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do:

– Thai nhi có trọng lượng lớn.

– Chế độ ăn uống của người mẹ chưa khoa học dẫn tới việc thừa cân tạo áp lực lên vùng xương chậu. Bên cạnh đó, còn có thể do một số bệnh như: táo bón kéo dài, ho không điều trịp kịp thời.

III – Dấu hiệu sa tử cung khi mang thai

Sa tử cung khi có bầu được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau như:

Giai đoạn 1: Tử cung của mẹ bầu bị sa xuống nhưng vẫn nằm bên trong ống âm đạo.

Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, tử cung đã tụt ra phía bên ngoài mép của âm đạo. Tuy nhiên, lúc này bạn vẫn chưa thể quan sát thấy bằng mắt thường được.

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn tử cung đã bị tụt hoàn toàn ra bên ngoài âm đao và có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Khi mẹ bầu bị sa tử cung có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

1. Ở giai đoạn đầu

– Khi thai nhi còn nhỏ mẹ bầu có thể cảm thấy nặng tức phần bụng dưới.

– Âm đạo, âm hộ cũng có cảm giác tức nặng kèm theo đó là hiện tượng đau thắt lưng. Những cơn đau này xuất hiện thường xuyên khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu.

Dấu hiệu sa tử cung khi mang thaiMẹ bầu cảm thấy đau tức vùng bụng dưới.

– Các triệu chứng ở giai đoạn đầu này khá giống tới dấu hiệu mang thai. Do đó, không ít mẹ bầu bị nhầm lẫn, không phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Giai đoạn sau

Khi thai nhi phát triển lớn, mức độ sa tử cung ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn với một số biểu hiện như:

– Việc đi lại trở nên khó khăn hơn.

– Mẹ bầu cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được.

– Luôn có cảm giác như có một thứ gì đó rơi khỏi âm đạo.

– Không còn cảm giác với thai nhi trong bụng.

– Xuất huyết âm đạo.

– Với những dấu hiệu bị sa tử cung khi mang thai này mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan mà cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời.

IV – Sa tử cung có thai được không?

Sa tử cung có bầu được không? Là thắc mắc của rất nhiều chị em hiện nay. Theo các bác sĩ, những trường hợp bị sa tử cung ở mức độ 1 vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên, cần phải đi thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ, nên điều trị bệnh trước khi mang thai.

sa tử cung có thai được khôngSa tử cung ở mức độ 1 vẫn có thể mang thai.

Trong quá trình mang thai, người mẹ cần lưu ý nhiều hơn đến sức khỏe và thăm khám theo đúng lịch hẹn. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định sinh thường hay mổ.

Đối với những người bị sa tử cung cấp độ 2, cấp độ 3 tương đối nguy hiểm, bởi phần tử cung đã tụt xuống dưới âm đạo. Nếu như mang thai ở thời ddiemr này, thai nhi sẽ không có không gian để phát triển nên có nguy cơ sảy thai, sinh non và băng huyết ở người mẹ. Để biết chính xác sa tử cung có thai không? Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

V – Đang mang thai bị sa tử cung có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị sa tử cung có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm cho bản thân và thai nhi. Cụ thể như sau:

– Đối với thai nhi: Tình trạng sa tử cung của mẹ có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non. Thậm chí có thể dẫn đến việc thai bị chết lưu trong bụng mẹ.

– Đối với mẹ bầu: Gây khó khăn cho việc chuyển dạ, rách cổ tử cung. Bên cạnh đó khi sinh còn mẹ có thể bị băng huyết nguy hiểm tới tính mạng. Ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể như trực tràng, ruột bàng quang…

VI – Cách xử lý sa tử cung khi mang thai

Tùy vào từng mức độ, giai đoạn bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn cách khắc phục sa tử cung khi mang thai phù hợp.

1. Sa tử cung khi mang thai 3 tháng đầu

Nếu mẹ bầu bị sa tử cung ở 3 tháng đầu tiên nên:

Phụ nữ mang thai bị sa tử cungMẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.

– Mẹ bầu nên đi thăm khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu sa tử cung. Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không được bỏ bất cứ buổi điều trị nào.

– Luyện tập theo những bài tập sa tử cung khi mang thai mà bác sĩ hướng dẫn. Mẹ nên tập luyện theo tình hình sức khỏe, không cố gắng quá mức.

2. Mang thai bị sa tử cung 3 tháng giữa

Để xử lý tình trạng sa tử cung khi mang thai 3 tháng giữa mẹ bầu nên:

– Khi bị sa tử cung ở 3 tháng giữa bác sĩ có thể đặt một dụng cụ nhỏ gọi là vòng pessary vào âm đạo để ngăn tử cung tụt xuống. Vòng nâng này được giữ nguyên cho tới khi chuyển da.

– Trong thời gian này, mẹ bầu nên tránh vận động và không ngồi xổm lâu để áp lực không dồn lên vùng bụng.

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý.

3. Sa tử cung khi mang thai 3 tháng cuối

Vào những tháng cuối của thai kỳ mẹ cần hết sức chú ý để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

Mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín để phần từ cung bị sa ra ngoài không bị viêm.

Sử dụng các loại thảo dược cũng được các mẹ bầu lựa chọn cho 3 tháng cuối của thai kỳ. Nhờ phương pháp đơn giản này có thể phục hồi chức năng sinh lý, tạo độ co giãn âm đạo và thuận lợi cho quá trình sinh nở.

VII – Cách tránh bị sa tử cung khi mang thai

Việc chẩn đoán sớm là điều rất quan trọng để ban có một thai kỳ an toàn. Để phòng ngừa nguy cơ sa tử cung trong khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

– Trước khi có kế hoạch sinh con bạn nên thăm khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo mình có một thai kỳ khỏe mạnh. Thực hiện tiêm đầy đủ vắc xin cần thiết trước khi mang thai… Bởi khi cơ thể bạn suy yếu do nhiễm bệnh thì cấu trúc sàn chậu nâng đỡ tử cung cũng sẽ suy yếu theo.

– Trong thời gian mang thai mẹ bầu không nên làm việc nặng quá sức. Hãy dành thời gian để cho cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.

– Nếu mẹ bầu bị ho hay viêm phế quản nên điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh kéo dài.

Sa tử cung khi mang bầuMẹ bầu nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng.

– Nên hạn chế các tác động căng thẳng, mệt mỏi. Mẹ nên tập yoga, thiền hoặc các hoạt động giải trí khác để tâm trạng được thư giãn, vui vẻ hơn.\

– Trong khi mang thai mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống để kiểm soát cân nặng, không để tăng cân quá mức.

– Mẹ bầu có thể tham khảo và lựa chọn một số bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho cơ chậu như Kegel.

– Uống nhiều nước, ăn các loại rau xanh hoa quả mát cũng là điều mẹ bầu nên chú ý trong giai đoạn này.

– Khi nhận thấy các dấu hiệu sa tử cung, mẹ bầu nên chú ý theo dõi các biểu hiện trong cơ thể. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ những triệu chứng bất thường để được can thiệp và xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng sa tử cung khi mang thai. Nếu như bạn cần được hỗ trợ thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ