Siêu âm Doppler hiện đang được ứng dụng trong kiểm tra và chẩn đoán một số bệnh lý cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này nên còn khá lo lắng trước khi được bác sĩ chỉ định. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích để bạn yên tâm hơn.
Nội dung chính
I – Siêu âm Doppler là gì?
Siêu âm doppler là siêu âm y tế sử dụng hiệu ứng Doppler để tạo nên hình ảnh chuyển động của những mô và dịch cơ thể cùng với vận tốc tương đối của chúng với đầu phát. Loại siêu âm này có độ an toàn và chính xác cao, được phân thành các loại như sau:
Siêu âm doppler được dùng để chẩn đoán một số bệnh lý
– Doppler liên tục: Đây là loại siêu âm gồm có 2 tinh thể ở đầu dò và có 2 chức năng khác nhau. Trong đó 1 tinh thể giữ nhiệm vụ phát sóng âm, tinh thể còn lại giữ sóng âm. Vì vậy, khi siêu âm bằng phương pháp này có thể kiểm tra với tốc độ nhanh.
– Doppler xung: Loại siêu âm này chỉ có một tinh thể ở đầu dò. Điều đó có nghĩa rằng doppler xung vừa có khả năng phát và thu sóng âm.
II – Siêu âm Doppler để làm gì?
Doppler được xem là hình thức siêu âm hiện đại, nên chúng được ứng dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng cũng như bệnh lý khác nhau. Tùy vào từng kỹ thuật siêu âm sẽ có những mục đích khác nhau như:
– Siêu âm doppler tim: Giúp phát hiện cơ thể có mắc các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, dị tật tim bẩm sinh, tim van bất thường…
– Siêu âm doppler mạch máu chi dưới: Phát hiện một số bệnh lý có liên quan đến huyết khối tĩnh mạch, tắc tĩnh mạch, xơ vữa động mạch… Bên cạnh đó còn giúp theo dõi sức khỏe của người bệnh trong quá trình phục hồi chấn thương.
Siêu âm doppler kiểm tra sự tăng trưởng phát triển của thai nhi
– Siêu âm doppler thai nhi: Giúp bác sĩ kiểm tra và đánh giá hệ tim mạch của thai nhi. Đồng thời sàng lọc những bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Siêu âm doppler đánh giá thanh nhi chậm tăng trưởng hay không. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được chỉ định đối với những thai phụ mắc bệnh gan, tim mạch hoặc có nhu cầu sàng lọc thai kỳ.
– Siêu âm doppler tinh hoàn: Khi thực hiện phương pháp này sẽ giúp phát hiện một số bệnh lý có liên quan đến dương vật như giãn tĩnh mạch thừng tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, nang mào tinh hoàn, chấn thương dương vật…
– Siêu âm doppler mạch cảnh: Phương pháp siêu âm này giúp phát hiện một số bệnh động mạch cảnh như tắc nghẽn động mạch cảnh, xơ vữa động mạch cảnh… Đây là những bệnh nguy hiểm có nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ.
– Siêu âm doppler xuyên sọ: Bác sĩ sử dụng máy siêu âm doppler xuyên sọ để nghiên cứu các hoạt động trong não. Thông quá đó sẽ phát hiện tắc nghẽn mạch máu não, thông động tĩnh mạch não, co thắt sau chảy máu dưới nhện, theo dõi trong phẫu thuật.
III – Bà bầu nên siêu âm doppler ở thời gian nào?
Siêu âm doppler màu thai nhi là kỹ thuật siêu âm hàng đầu và được ứng dụng khá phổ biến. Kỹ thuật này được sử dụng để đánh giá sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ.
Thông qua hình ảnh siêu âm bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá tình trạng dòng máu chảy qua tĩnh mạch, động mạch. Từ đó sẽ chẩn đoán thể trạng cũng như sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu siêu âm Doppler 3 tháng cuối của thai kỳ
(>> Xem thêm: Tiêm vacxin cho bà bầu vào tháng thứ mấy? Bảng giá, địa chỉ tiêm phòng)
Bác sĩ thường chỉ định siêu âm doppler thai 32 tuần, tức là 3 tháng cuối của thai kỳ. Phương pháp này được thực hiện với một số thai phụ có nguy cơ như:
– Thai không tương thích với Rh của người mẹ hoặc bị ảnh hưởng bởi những kháng thể Rh.
– Bà bầu mang đa thai.
– Thai nhi bị ảnh hưởng bởi một số căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Canine Parvovirus gây nên.
– Thai phụ từng sảy thai hoặc con tử vong ngay sau khi sinh.
– Thai nhi chậm phát triển hơn so với bảng tiêu chuẩn.
– Thai phụ có tiền sử sinh con nhẹ cân, thiếu tháng.
– Thai phụ có chỉ số khối cơ thể cao hoặc thấp hơn.
– Thai phụ mắc một số bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao…
Bên cạnh đó, kỹ thuật siêu âm doppler ở thai phụ còn kiểm tra ở một số khu vực khác nhau như: Siêu âm doppler động mạch tử cung, siêu âm doppler động mạch rốn.
IV – Siêu âm doppler có hại không?
Siêu âm doppler có hại không là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những mẹ bầu. Có rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra xung quanh vấn đề này.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu nào chỉ ra sự ảnh hưởng của phương pháp siêu âm này. Song, người bệnh không nên lạm dụng phương pháp siêu âm trên. Nên tiến hành thăm khám và siêu âm đúng theo chỉ định của bác sĩ.
V – Quy trình thực hiện siêu âm doppler
Quy trình thực hiện siêu âm doppler gồm có những bước sau:
– Bước 1: Người bệnh nằm trên giường, bộc lộ vị trí cơ thể cần được kiểm tra.
– Bước 2: Bác sĩ sẽ thoa lớp gel lên vùng da. Sau đó, thực hiện di chuyển một thiết bị nhỏ tại khu vực này gọi là đầu dò.
– Bước 3: Bác sĩ quan sát thiết bị truyền sóng đi vào cơ thể người bệnh. Sự di chuyển của những tế bào máu gây nên sự thay đổi của sóng âm thanh. Các sóng trên sẽ được ghi lại và chuyển thành hình ảnh cũng như đồ thị trên màn hình.
– Bước 4: Sau khi kỹ thuật siêu âm kết thúc nhân viên sẽ lau sạch gel trên cơ thể. Thời gian hoàn thành phương pháp này trong khoảng 10-16 phút.
VI – Siêu âm doppler bao nhiêu tiền?
Giá siêu âm doppler luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm hàng đầu hiện nay. Bởi khi nắm được giá sẽ giúp họ có sự chuẩn bị tài chính tốt nhất.
Nếu như tìm hiểu và khảo sát giá bạn sẽ thấy có sự chênh lệch giữa các đơn vị thực hiện. Tuy nhiên, mức chênh lệch này không quá lớn.
Chi phí siêu âm phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Ngoài ra, giá siêu âm còn phụ thuộc vào việc bạn siêu âm doppler mạch vành hay siêu âm thai nhi, tim… Hiện tại, mức giá siêu âm bằng phương pháp này giao động từ 200.00đ cho đến 1.00.000đ.
Do đó, để biết chi phí một cách chính xác nhất bạn nên gọi điện trực tiếp đến các phòng khám, bệnh viện để được tư vấn chi tiết nhất.
(>> Xem thêm: Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị )
VII – Địa chỉ siêu âm doppler uy tín
Lựa chọn địa chỉ siêu âm uy tín chuyên nghiệp là mong muốn của rất nhiều người hiện nay. Bởi để có được kết quả siêu âm chính xác phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như chất lượng hình ảnh doppler máy siêu âm.
Khi lựa chọn phòng khám hoặc bệnh viện nào bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của bác sĩ. Tốt nhất nên đến các bệnh viện lớn, có tên tuổi, thương hiệu được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
VIII – Lưu ý khi siêu âm doppler bạn nên biết
Khi thực hiện phương pháp siêu âm này bạn nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:
– Trước khi siêu âm người bệnh không nên hút thuốc tối thiểu 2 giờ trước khi siêu âm.
– Đối với người siêu âm động mạch cần nhịn ăn từ 8-12 giờ.
– Người bệnh không nên vận động quá sức trước khi thăm khám để có được kết quả chính xác nhất.
– Lựa chọn cơ sở y tế chuyên nghiệp, uy tín để yên tâm về kết quả siêu âm.
Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn biết được siêu âm doppler là gì? Có hại hay không và nên lưu ý những gì? Nếu bạn cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay 18001125.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.