Tăng cân khi mang thai là dấu hiệu tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi. Chỉ số tăng cân cũng sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ cũng như tình trạng dinh dưỡng.
Nội dung chính
- I – Nguyên nhân mẹ tăng cân khi mang thai
- II – Bà bầu tăng cân từ tháng thứ mấy?
- III – Những trường hợp nên và không nên tăng cân khi mang thai
- IV – Bà bầu tăng cân quá nhanh có nguy hiểm không?
- V – Không tăng cân khi mang thai có sao không?
- VI – Bảng chỉ số tăng cân chuẩn của bà bầu theo từng giai đoạn
- VII – Cách giúp bà bầu tăng cân chuẩn
I – Nguyên nhân mẹ tăng cân khi mang thai
Dấu hiệu tăng cân khi mang thai là điều bình thường cho thấy thai nhi đang lớn lên mỗi ngày. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người băn không không biết vì sao mẹ bầu tăng cân?
Việc tăng cân thường liên quan chủ yếu đến em bé của bạn. Giả sử nếu bạn tăng 16kg thì số cân nặng có thể do những yếu tố sau công lại:
– Em bé nặng khoảng 3,5kg.
– Nhau thai nặng khoảng 1 – 1,5kg.
– Mô vú nặng khoảng 1 – 1,5kg.
Tăng cân khi mang bầu là do thai nhi đang lớn dần.
– Nguồn cung cấp máu nặng khoảng 2kg.
– Dự trữ chất béo nặng khoảng 2kg.
– Tăng trưởng tử cung nặng khoảng 1 – 2,5kg.
(>> Xem thêm: Tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy? )
II – Bà bầu tăng cân từ tháng thứ mấy?
Tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu mà việc tăng cân từ tháng thứ mấy cũng khác nhau. Thông thường bà bầu có thể tăng bắt đầu tăng 1 – 2kg trong 3 tháng đầu.
Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu tăng 4 – 5kg, tam cá nguyệt cuối cùng tăng 5- 6kg.
III – Những trường hợp nên và không nên tăng cân khi mang thai
Tăng cân là điều hoàn toàn bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng nên tăng cân. Có nhiều người phải kiểm soát cân nặng, hạn chế tăng cân để tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn. Vậy những trường hợp nào nên và không nên tăng cân khi mang thai?
1. Nên tăng cân khi mang thai
Đối với những trường hợp mẹ bầu có chỉ số cơ thể BMI nhỏ 25 nên tăng cân khi mang thai. Chỉ số BMI được sử dụng nhằm xác định xem tình trạng cơ thể của người đó có quá gầy hay thừa cân béo phì không.
Cách tính chỉ số BMI rất đơn giản như sau:
– Bước 1: Lấy số cân nặng ở thời điểm trước khi mang thai.
– Bước 2: Đo chiều cao rồi tính bình phương: Chiều cao (m) x Chiều cao (m).
– Bước 3: Chia cân nặng cho bình phương chiều cao.
Thông qua chỉ số BMI đo được trước khi mang thai để đánh giá xem tình trạng cơ thể của người mẹ rồi đưa ra mức cân nặng cần tăng khi có thai.
– Gầy: Chỉ số BMI nhỏ hơn 18,5.
– Bình thường: Chỉ số BMI từ 18,5 – 25.
Với những trường hợp này mẹ bầu nên tăng cân theo bảng tiêu chuẩn cân nặng cho bà bầu.
2. Không nên tăng cân khi mang thai
Hiện nay, tình trạng mẹ bầu thừa cân béo phì là những đối tượng được bác sĩ khuyến cáo không nên tăng cân khi mang thai.
Bởi nếu có bầu tăng cân nhanh và quá nhiều có thể khiến thai nhi sinh ra gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.
Mẹ bầu thừa cân béo phì nên hạn chế tăng cân
Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng nên tìm cách hạn chế tăng cân khi mang thai.
Nếu mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật cũng là đối tượng không nên tăng cân khi mang thai.
Tuy nhiên, chúng ta không nên tự ý tăng giảm cân theo ý của mình khi đang mang thai. Điều này cần có sự theo dõi và hướng dẫn từ bác sĩ.
IV – Bà bầu tăng cân quá nhanh có nguy hiểm không?
Bà bầu tăng cân quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi như:
1. Ảnh hưởng đến mẹ
– Thai phụ tăng cân quá nhanh có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp đôi so với với những mẹ bầu tăng cân bình thường.
– Bà bầu tăng cân quá nhanh cũng có nguy cơ tăng huyết áp và bị tiền sản giật. Vì vậy, bạn nên hạn chế tăng cân ở bà bầu.
Bà bầu tăng cân quá nhanh không tốt cho sức khỏe.
– Mang thai tăng cân quá nhanh có thể khiến thai nhi nặng cân và to hơn. Người mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, phù chân.
– Đối với mẹ bầu tăng cân quá nhiều và quá nhanh khiến việc mổ lấy thai trở nên khó khăn hơn. Đây cũng là câu trả lời cho những ai còn băn khoăn bà bầu tăng cân nhanh có sao không?
– Khi tăng cân quá mức trong thai kỳ còn dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì da rạn không còn săn chắc sau khi sinh con.
2. Ảnh hưởng tới con
– Thai nhi quá to cũng dễ bị phù những cơ quan trong cơ thể. Điển hình nhất là những bất thường trong buồng tim.
– Bà bầu tăng cân nhiều có tốt không? Câu trả lời là không vì thai to khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dạ.
– Thai nhi quá to dễ dẫn đến việc sinh khó và các bé cũng có thể bị chấn thương trong khi sinh.
V – Không tăng cân khi mang thai có sao không?
Có không ít trường hợp mẹ bầu không tăng cân khi mang thai hoặc tăng cân rất ít. Điều này khiến cho nhiều người lo lắng không biết có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?
Việc bà bầu không tăng cân trong quá trình thai kỳ có thể gây ra một số ảnh hưởng tới thai nhi như:
– Không đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Do đó, thai nhi có thể chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc có nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh.
– Giảm chức năng não cũng là một trong những ảnh hưởng khi bà bầu tăng cân ít hoặc không tăng cân. Chế độ ăn uống khi thiếu hụt dưỡng chất, vitamin, khoáng chất có liên quan đến chứng thiếu máu khi mang thai. Việc thiếu máu có thể làm suy giảm chức năng não của con.
Mẹ bầu không tăng cân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
– Mang thai tăng cân ít có thể khiến mẹ bầu chuyển dạ sớm hay sinh bé nhẹ cân hơn. Điều này sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy khác về mặt sức khỏe của bé như suy dinh dưỡng, còi cọc, suy hô hấp… sau khi sinh bé ra.
VI – Bảng chỉ số tăng cân chuẩn của bà bầu theo từng giai đoạn
Khi bắt đầu mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ có những dấu hiệu thay đổi. Một trong số đó chính là cân nặng tăng lên.
Đối với mỗi giai đoạn của thai kỳ bảng chỉ số tăng cân tiêu chuẩn của bà bầu sẽ có sự thay đổi. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của người mẹ.
Đối với tình trạng dinh dưỡng bình thường, mức cân nặng của người mẹ nên đạt là 10-12kg. Cụ thể như sau:
– 3 tháng đầu mang thai: Tăng 1kg.
– 3 tháng giữa mang thai: Tăng 4-5kg.
– 3 tháng cuối mang thai: Tăng 5-6kg.
Đối với tình trạng dinh dưỡng gầy: Mức tăng cân nên đạt là 25% so với cân nặng trước khi mang thai.
Đối với tình trạng dinh dưỡng béo phì, thừa cân: Mức tăng cân nên đạt là 15% cân nặng so với trước khi mang thai.
Đây là tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai bạn nên nắm được để điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện cho phù hợp.
VII – Cách giúp bà bầu tăng cân chuẩn
Để giúp mẹ tăng cân khi mang thai đạt chuẩn bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách dưới đây:
1. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Đây là cách tăng cân khi mang thai mà bạn nên áp dụng. Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Xây dựng chế độ ăn phù hợp.
Chế độ ăn của bà bầu cần phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là: Chất đạm, nhóm tinh bột, nhóm chất béo và nhóm vitamin khoáng chất, chất xơ. Khi bổ sung đủ 4 nhóm chất này là cách giúp bà bầu tăng cân nhanh và đạt chuẩn.
2. Vận động thể chất
Vận động vừa phải cũng là một trong những phương pháp giúp tăng cân khi mang thai đạt chuẩn. Mẹ bầu có thể làm công việc nhẹ nhàng mỗi ngày. Hoặc có thể tập yoga 20 phút tùy vào từng giai đoạn mang thai.
Tuy nhiên, trước khi vận động mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem sức khỏe có phù hợp không.
3. Uống đủ nước
Để tăng cân khi mang thai hợp lý mẹ bầu cũng nên nhớ uống đủ nước. Lượng nước cần thiết cho mẹ bầu mỗi ngày là 2 – 2,5 lít.
Nước có tác dụng quan trọng trong việc nuôi dưỡng cơ thể mẹ và thai nhi. Ngoài nước lọc bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại nước ép từ hoa quả để tăng cân đạt chuẩn.
4. Ngủ đủ giấc
Nếu bạn đang lo lắng làm sao để giúp bà bầu tăng cân hợp lý trước tiên cần ngủ đủ giấc. Bởi giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.
Do đó, bạn cần tạo điều kiện cho cơ thể được nghỉ ngơi hợp lý. Thời gian ngủ tốt nhất là 8 – 9 tiếng/ngày.
5. Tránh mệt mỏi căng thẳng
Tránh mệt mỏi căng thẳng cũng là cách giúp tăng cân ở mẹ bầu đạt chuẩn. Để tránh tâm trạng không tốt mẹ bầu nên trò chuyện cùng với người thân, gặp gỡ bạn bè để tâm sự. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tận hưởng các sở thích của mình như nghe nhạc, đọc sách…
Tăng cân khi mang thai rất quan trọng, tuy nhiên bạn nên tăng cân ở một mức độ phù hợp, tránh tăng cân quá nhanh và quá nhiều. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bất cứ câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này hãy liên hệ ngay với dược sĩ của kem Mama qua tổng đài miễn cước 18001125.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.