Hầu hết các chị em khi mang thai đều trải qua giai đoạn ốm nghén, buồn nôn gây mệt mỏi, khó chịu. Để khắc phục tình trạng này một số người được điều trị bằng cách tiêm thuốc chống nghén. Vậy phương pháp này có hiệu quả và gây ảnh hưởng đến thai nhi không? Để giải đáp những băn khoăn trên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Nội dung chính
I – Có nên tiêm thuốc chống nghén? Trường hợp nào nên tiêm và không nên tiêm?
Buồn nôn là một trong những triệu chứng phổ biến thường xảy ra trong thai kỳ. Ốm nghén khiến cho mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, khó chịu kèm theo đó là chán ăn.
Thông thường, các triệu chứng buồn nôn, nôn xảy ra vào sáng sớm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp thì hiện tượng này còn xuất hiện ở nhiều khung thời gian khác nhau, thậm chí là kéo dài cả ngày.
Đối với trường hợp mẹ bầu nghén nặng có thể tiêm thuốc chống nghén.
Nếu mẹ bầu chỉ buồn nôn và nôn ở mức độ nhẹ sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi. Tuy nhiên, khi tình trạng ốm nghén kéo dài có thể khiến cho cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu và thai nhi.
Cũng có không ít trường hợp ốm nghén nặng kéo dài khiến mẹ bầu không thể ăn uống được bất cứ thứ gì. Do đó, cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến tình trạng suy nhược.
Sử dụng thuốc tiêm chống nghén có thể được chỉ định trong các trường hợp nôn nghén nặng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người băn khoăn có nên tiêm không?
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của thai phụ, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định về việc có nên tiêm thuốc chống nghén hay không. Dưới đây là một số trường hợp có thể tiêm và không nên tiêm thuốc chống nghén:
1. Trường hợp có thể tiêm thuốc chống nôn nghén
– Mẹ bầu bị ốm nghén nặng và gần như không ăn uống được gì.
– Nôn mửa liên tục dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể.
– Mẹ bầu không thể uống thuốc chống nghén.
– Sút cân nghiêm trọng.
2. Trường hợp không nên tiêm thuốc chống nôn nghén
– Nếu mẹ bầu chỉ có cảm giác buồn nôn và nôn và chúng chỉ xuất hiện ở một số thời điểm trong ngày không cần tiêm thuốc chống nôn nghén.
– Mẹ bầu vẫn ăn uống được chỉ cảm thấy buồn nôn với các đồ ăn có mùi vị nặng. Ở mức độ này mẹ bầu không cần sử dụng thuốc chống nghén. Tình trạng này thường sẽ chấm dứt sau 3 tháng đầu của thai kỳ.
II – Cách tiêm thuốc chống nghén an toàn
Sau khi đã điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi nhưng vẫn chưa cải thiện được tình trạng ốm nghén bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc chống nghén cho mẹ bầu.
Tiêm thuốc chống nôn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám tư vấn để có được biện pháp điều trị phù hợp. Sau khi nắm được mức độ bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu tiêm loại thuốc phù hợp.
Dưới đây là cách tiêm thuốc chống nôn nghén cho bà bầu:
– Bước 1: Trước khi tiêm thuốc mẹ bầu cần báo cáo cho bác sĩ về bất cứ vấn đề nào liên quan tới sức khỏe mà bản thân đang gặp phải và cả tiền sử dị ứng.
– Bước 2: Bác sĩ tiến hành tiêm thuốc chống nôn nghén cho mẹ bầu.
– Bước 3: Sau khi tiêm xong, mẹ bầu cần được theo dõi xem có bất cứ phản ứng bất thường nào xảy ra hay không.
III – Một vài lưu ý khi tiêm thuốc chống nghén
Khi tiêm thuốc chống nôn nghén bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi:
Sử dụng đúng liều lượng khi tiêm thuốc chống nghén.
– Tiêm thuốc cần có sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Điều này đảm bảo việc tiêm đúng cách, nắm được tình hình sức khỏe sau khi tiêm.
– Trước khi tiêm, vùng tiêm cần được khử trùng sạch sẽ.
– Hãy tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ. Không nên tăng hoặc giảm liều lượng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Theo dõi kỹ các triệu chứng phản ứng phụ sau khi tiêm thuốc. Nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ hoặc phản ứng không mong muốn, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
– Nếu mẹ bầu sau khi tiêm thuốc tình trạng nôn nghén vẫn chưa được cải thiện hãy đến bệnh viện để có hướng điều trị khác.
Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn biết được có nên tiêm thuốc chống nghén không? Đồng thời nắm được một số lưu ý để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào cần được giải đáp ngay về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.