Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm Insulin? Lưu ý khi tiêm

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin là một trong những vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm hiện nay. Bởi nếu không kiểm soát tốt tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Nếu bạn cũng đang muốn tìm câu trả lời hãy cùng tham khảo ngay những thông tin trong bài viết này.

I – Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Trước khi đi giải đáp câu hỏi tiểu đường thai kỳ bao nhiêu thì tiêm insulin bạn cần biết thế nào là tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.

Insulin là một loại hormone được tiết ra trong cơ thể bởi các tế bào beta đảo tuỵ, có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách thúc đẩy hấp thu glucose từ máu vào tế bào và ức chế quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose.

tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulinTiểu đường thai kỳ tiêm insulin khi điều ban đầu bao gồm chế độ ăn kiêng và luyện tập không đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết.

Trong giai đoạn sau của tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, có sự tăng tiết các hormon tăng trưởng từ nhau thai làm xuất hiện tình trạng kháng insulin. Để bù đắp tình trạng kháng insulin, tuyến tụy người mẹ sẽ tăng tiết insulin.

Ở những người mắc tiểu đường thai kỳ, sự bù đắp của tế bào beta không đủ so với mức độ kháng insulin, dẫn đến không duy trì được lượng đường trong máu.

Vậy tiểu đường thai kỳ có nên tiêm insulin và tiêm khi nào? Phương pháp điều trị ban đầu cho những người tiểu đường thai kỳ là can thiệp lối sống, bao gồm liệu pháp dinh dưỡng y tế và tập thể dục hàng ngày. Bệnh nhân được yêu cầu kiểm tra mức đường huyết thường xuyên tại nhà để đảm bảo đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết. Trường hợp đường huyết vẫn cao, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng insulin.

Để biết chính xác tiểu đường thai kỳ phải tiêm insulin không, tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin, loại insulin sử dụng và liều lượng tiêm bạn cần thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết. Sau khi có kết quả bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

II – Tiểu đường thai kỳ tiêm insulin có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?

Hiện nay, Insulin vẫn được coi là lựa chọn đầu tay trong điều trị tiểu đường thai kỳ vì nó không đi qua nhau thai đồng thời giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.. Tuy nhiên, trong quá trình tiêm insulin cho bà bầu đòi hỏi phải được thực hiện và theo dõi cẩn thận.

Thai phụ cần làm một số xét nghiệm để kiểm tra nồng độ đường trong máu ít nhất 4 lần/ngày và ghi chú lại kết quả.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần ghi chú lại lượng insulin đã sử dụng. Liều dùng insulin cần dùng sẽ được điều chỉnh theo kết quả theo dõi đường máu hàng ngày của bạn cho tới khi đạt được mục tiêu.

Bệnh tiểu đường thai kỳ phải tiêm insulinTiêm insulin đúng theo hướng dẫn bác sĩ không gây ảnh hưởng đến mẹ.

Mặc dù vậy, nồng độ đường huyết có thể thay đổi nhanh chóng trong suốt thai kỳ. Do đó, khi bạn có được kết quả tốt cũng cần tiếp tục kiểm tra nồng độ đường theo lời dặn của bác sĩ.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khi tiêm insulin không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ra một số biến chứng như: Dị ứng insulin, hạ đường huyết, nhiễm trùng tại vị trí tiêm, phì đại hoặc teo mô mỡ tại vị trí tiêm.

III – Những lưu ý khi tiêm insulin cho bà bầu bị tiểu đường

Tiểu đường tiêm insulin là phương pháp điều trị quan trọng. Chúng giúp thai phụ kiểm soát được lượng đường trong máu và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

Khi bị tiểu đường thai kỳ tiêm insulin webtretho cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

– Chú ý thời gian tiêm: Thời điểm tiêm insulin là trước bữa ăn. Liều insulin và số lần tiêm trong ngày phụ thuộc vào tình trạng kháng insulin, cân nặng của người mẹ, tính chất tăng glucose máu cũng như loại insulin sử dụng. Mẹ bầu nên hẹn giờ tiêm insulin để tránh bị quên.

– Vệ sinh da sạch sẽ: Trước khi tiêm insulin bạn nên dùng bông có tẩm cồn để vệ sinh sạch sẽ vùng da quanh vị trí tiêm. Ngoài ra, bạn cũng nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.

Bị tiểu đường thai ký bao nhiêu thì tiêm insulinNên kiểm tra đường huyết mỗi ngày trước khi tiêm insulin.

– Kiểm tra đường huyết: Để có thể kiểm soát đường huyết trong máu bạn nên tập thói quen kiểm tra đường huyết thường xuyên. Mỗi lần kiểm tra xong bạn nên ghi chép lại kết quả cẩn thận.

Nếu nhận thấy lượng đường trong máu thay đổi bất thường thông qua các hoạt động hàng ngày bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh lại lượng insulin cần tiêm vào cơ thể.

– Thay đổi vị trí tiêm: Đây cũng là một trong những vấn đề bạn cần lưu ý khi tiêm insulin khi bị tiểu đường thai kỳ. Không nên tiêm tại một vị trí quá nhiều lần để tránh gặp phải trường hợp bị loạn dưỡng mỡ.

Nếu xảy ra tình trạng này, tổ chức mỡ dưới da bị teo đi, insulin cũng không hấp thu ở những vị trí này. Mẹ bầu cần thay đổi vị trí tiêm trên cơ thể như đùi, mông, cánh tay, cạnh đùi, vùng bụng. Ngoài ra, những vị trí tiêm mới nên cách vết tiêm cũ khoảng 5cm. Không nên tiêm ở gần rốn, vết sẹo hoặc nốt ruồi…

– Không nên tự ý thay đổi liều tiêm insulin: Tự ý thay đổi liều tiêm có thể dẫn đến nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết. Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều dùng.

Thay vào đó, nên nhờ sự tư vấn hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, để biết tiểu đường thai kỳ tiêm insulin bao lâu bạn cũng nên đi thăm khám và làm xét nghiệm để có kết luận chính xác.

– Bảo quản insulin đúng cách: Khi chưa sử dụng, bạn cần bảo quản thuốc trong điều kiện nhiệt độ từ 2-8 độ C. Bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Trường hợp thuốc đã mở nắp thì việc bảo quản nói trên có thể giữ được từ 4-6 tuần, với điều kiện không có sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Hy vọng, với những thông tin nêu trên đã giúp bạn biết được tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin cũng như nắm được một số lưu ý để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi tốt hơn. Nếu bạn còn có câu hỏi nào cần được tư vấn ngay vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ