Người bị tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không? Giải đáp

Câu hỏi:

“Xin chào dược sĩ, tôi đang mang thai tháng thứ 7 và được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ. Tôi muốn hỏi liệu tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không? Mong dược sĩ giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!”

Trả lời

Chào bạn, đúng vậy tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, có rất nhiều mẹ lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn.

tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết khôngNhiều mẹ lo lắng tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?

I – Tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?

Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là tình trạng có quá nhiều glucose tồn tại trong máu thay vì được sử dụng làm năng lượng. Khi lượng đường trong máu cao có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe.

Một số phụ nữ bị tiểu đường lần đầu tiên trong thai kỳ nên tình trạng này được gọi là tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp này mẹ bầu cần được chăm sóc đặc biệt cả trong và sau khi mang bầu.

Có nhiều thông tin cho rằng đái tháo đường thai kỳ tự khỏi. Vậy sự thực tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?

Bệnh tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết khôngTiểu đường có thể tự khỏi sau khi sinh xong.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau khi sinh con. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra nhiều hormone gồm có cả insulin để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Một vài hormone trong số này có thể khiến cơ thể người mẹ giảm sản xuất và sử dụng insulin dẫn tới tình trạng kháng insulin.

Điều này làm giảm sự vận chuyển glucose trong tế bào để sử dụng và tích trữ dẫn đến tình trạng tăng lượng glucose trong máu và gây ra tiểu đường thai kỳ.

Sau khi sinh, nồng độ hormone thai kỳ sẽ giảm nhanh chóng, giải quyết tình trạng kháng insulin liên quan tới thai kỳ.

Vậy tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết? Thông thường, bệnh tiểu đường sẽ dần biến mất vào khoảng tuần 4 đến 12 sau khi sinh. Do đó, các bác sĩ cũng thường khuyến cáo mẹ bầu xét nghiệm tiểu đường để được chẩn đoán chính xác.

Những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát được tốt lượng đường trong máu có nguy cao bị đái tháo đường trong những lần mang thai tiếp theo. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường nhẹ trước khi mang thai nhưng không phát hiện ra khiến cho bệnh tiến triển nặng sau khi sinh con thậm chí mang theo bệnh cả đời.

II – Cách chăm sóc sau sinh giúp nhanh khỏi tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ đẻ xong có hết không? Phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc mẹ sau sinh. Nếu bạn muốn bệnh nhanh khỏi có thể tham khảo và lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

– Theo dõi đường huyết thường xuyên và kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế. Có như vậy bác sĩ mới nắm được tình trạng, mức độ để có biện pháp điều trị phù hợp. Phụ nữ khi mang thai bị tiểu đường thai kỳ nên làm xét nghiệm dung nạp glucose trong khoảng thời gian từ 6-12 tuần sau khi sinh.

– Nên duy trì cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Bởi chỉ số ăn uống quyết định rất lớn đến chỉ số đường huyết và nguy cơ biến chứng tiểu đường. Hàm lượng chất đường bột trong thực đơn ăn mỗi ngày cần được tính toán chi tiết và lựa chọn cẩn thận. Có như vậy bạn sẽ không phải lo lắng tiểu đường thai kỳ có tự hết sau khi sinh con?

Tiểu đường thai kỳ đẻ xong hết khôngNên tập thể dục thể thao để giúp kiểm soát đường huyết.

– Tập luyện thể dục thể thao với những bài tập và cường độ phù hợp với thể trạng của mẹ sau sinh. Khi tập thể dục sẽ giúp đốt cháy năng lượng, hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Nhờ đó, đường huyết sẽ được kiểm soát phần nào.

– Mẹ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ vừa giúp kiểm soát cân nặng vừa tốt cho sức khỏe của bé. Đồng thời, điều này cũng có thể làm giảm lượng đường và insulin trong máu và tăng lượng calo mà cơ thể sử dụng.

Hy vọng, với những thông tin nêu trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực kiểm soát đường huyết của người mẹ. Do đó, ngay khi phát hiện ra bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên thăm khám thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ