Có nên tiêm phòng trước khi mang thai không? Câu trả lời

Câu hỏi:

“Xin chào dược sĩ: Em đang có kế hoạch mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, bổ sung vitamin thì có nên tiêm phòng trước khi mang thai không? Em xin cảm ơn!”

Trả lời:

Chào bạn, tiêm phòng trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp bảo vệ mẹ cũng như em bé tránh khỏi những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Đồng thời, hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra. Do đó, trong bài viết này, dược sĩ Yoosun Mama sẽ giải đáp giúp bạn và mọi người hiểu rõ vấn đề có nên tiêm phòng trước khi có thai không?

I – Có nên tiêm phòng trước khi mang thai không?

Có nên tiêm phòng trước khi có thai? Là một trong những câu hỏi được rất nhiều chị em đặt ra khi đang có kế hoạch sinh em bé. Theo các chuyên gia, tiêm phòng trước khi mang thai thực sự cần thiết đối với mẹ bầu.

Bất cứ mẹ bầu nào cũng mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh. Tiêm vắc xin chính là cách hiệu quả để mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai khôngChị em nên tiêm phòng trước khi mang thai.

Dưới đây là các mũi tiêm vắc xin bạn nên ghi nhớ để tiêm phòng trước khi có kế hoạch mang thai:

– Vắc xin cúm.

– Vắc xin sởi – quai bị – rubella.

– Vắc xin thủy đậu.

– Vắc xin bạch hầu – ho gà.

– Tiêm phòng HPV trước khi mang thai.

II – Giải thích nguyên nhân nên tiêm phòng trước khi mang thai

Có nên tiêm vắc xin trước khi mang thai không? Theo các chuyên gia, tiêm phòng trước khi mang thai thực sự quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu bởi những lý do dưới đây:

Có nên tiêm phòng trước khi mang bầu khôngTiêm vắc xin trước khi mang thai giúp bảo vệ mẹ và thai nhi tốt hơn.

1. Mẹ bầu và thai nhi có nguy cơ mắc bệnh cao

– Khi mang bầu, hệ miễn dịch của thai phụ sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Do đó, mẹ bầu chính là một trong những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Đồng thời, có nguy cơ tiến triển nặng hơn so với một số đối tượng khác.

– Thai nhi không có khả năng tự bảo vệ sức khỏe mà phải dựa vào sự bao bọc của mẹ. Do đó, nếu mẹ bầu không may gặp phải bất cứ vấn đề nào về sức khỏe, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm thì sức khỏe của thai nhi cũng ảnh hưởng.

Với những trường hợp nhẹ, sức khỏe mẹ bầu có thể suy giảm, thai nhi không phát triển tốt như bình thường. Còn những trường hợp nghiêm trọng thai nhi có thể bị dị tật, sinh non, sảy thai…

– Khi gặp phải những biến chứng thì việc can thiệp và điều trị sẽ khó khăn hơn. Do đó, mẹ bầu nên thực hiện tiêm phòng ngừa bệnh trong giai đoạn nhạy cảm này.

2. Gây ảnh hưởng tới thai nhi nếu mẹ mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ

Khi mẹ bầu mắc phải một số căn bệnh truyền nhiễm dưới đây có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như:

– Bệnh sởi làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non…

– Quai bị trong thai kỳ rất nguy hiểm có thể dẫn tới việc sinh con dị tật hoặc chết lưu.

– Nếu như mẹ bầu bị rubella, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ trẻ cơ nguy cơ mắc rubella bẩm sinh lên đến 80%.

Có nên tiêm phòng trước khi có thai khôngTiêm phòng giúp phụ nữ tránh được bệnh truyền nhiễm.4

– Mẹ bầu nếu mắc bệnh thủy đậu vào 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, trẻ sinh ra có thể bị hội chứng thuỷ đậu bẩm sinh với biểu hiện như: sẹo ở da, chậm phát triển, tật đầu nhỏ, đục thuỷ tinh thể, liệt chi…

– Viêm gan B cũng là một trong những bệnh truyền nhiễm mẹ có thể lây sang cho con. Những đứa trẻ khi bị viêm gan B khi lớn lên có nguy cơ bị xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

3. Tiêm phòng giúp thai nhi nhận được miễn dịch từ mẹ

Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai. Khi tiêm vắc xin, thai nhi cũng sẽ nhận được miễn dịch thụ động từ mẹ. Điều này rất quan trọng để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời phòng tránh nguy cơ bệnh tật trong những năm tháng đầu đời.

4. Vắc xin tiêm cho phụ nữ trước và trong khi mang bầu an toàn

Nhiều mẹ phân vân có nên tiêm phòng trước khi mang thai bởi lo ngại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các loại vắc xin khuyến cáo dành cho phụ nữ có kế hoạch mang thai đều an toàn. Bạn chỉ cần tuân thủ đầy đủ quy định về an toàn tiêm chủng mà không phải lo lắng quá nhiều.

Với những lý do nêu trên bạn có thể yên tâm tiêm phòng trước và trong khi bầu để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi để có một thai kỳ khỏe mạnh.

III – Lưu ý trước và sau khi tiêm phòng

Việc tiêm phòng trước khi mang thai hiện đã được khuyến cáo bởi Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả bạn nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây trước và sau khi tiêm:

có nên tiêm vắc xin trước khi mang thaiBạn nên thăm khám trước khi tiêm phòng.

1. Lưu ý trước khi tiêm phòng

– Trước khi tiêm bất cứ một loại vắc xin nào, bạn cần thông báo cho trung tâm y tế bất cứ dị ứng nào đã từng bị với loại vắc xin.

– Thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe, loại thuốc đang sử dụng trong vòng 4 tuần trước đó.

– Xem lại lịch sử tiêm phòng nhằm giúp bác sĩ xác định được loại vắc xin nào bạn đã tiêm để tiêm đúng, tiêm đủ liều trước và trong thời kỳ mang thai.

– Đảm bảo không ốm sốt ở thời điểm tiêm phòng.

– Các loại vắc xin nên được tiêm phòng trước khi phụ nữ mang thai ít nhất 3 tháng. Do đó, bạn nên chú ý tới kế hoạch có thai để lựa chọn thời điểm tiêm phù hợp.

2. Lưu ý sau khi tiêm phòng

– Khi tiêm xong và ngồi chờ theo dõi theo thời gian quy định, nếu cơ thể không có bất cứ dấu hiệu bất thường bạn có thể về và theo dõi sức khỏe tại nhà.

– Sau khi tiêm phòng, thường sẽ có tác dụng phụ là sốt nhẹ. Ngoài ra, một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi vài ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là những phản ứng thông thường. Chị em không cần lo lắng và không phải sử dụng thêm loại thuốc nào. Hiện tượng này sẽ tự khỏi sau vài ngày.

– Theo dõi nếu cảm thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường như: Khó thở, đau tức ngực, sốt cao không hạ, người lờ đờ… nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

– Mặc quần áo thoải mái và thoáng mát.

– Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày và uống nhiều nước hơn.

– Không nên sử dụng bia rượu sau khi vừa tiêm phòng xong. Bởi loại đồ uống này sẽ làm giảm hiệu quả của vắc xin.

– Bạn nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

– Nếu bị sốt bạn có thể dùng khăn ấm lau người và chườm lên các vị trí như nách, bẹn, lưng để giảm nhiệt độ. Sử dụng thuốc hạ sốt khi bạn sốt trên 38,5 độ C.

– Uống nhiều nước cam, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết.

– Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Như vậy, thông qua bài viết này chắc hẳn đã giúp bạn biết được có nên tiêm phòng trước khi mang thai không? Đây là việc làm quan trọng, chị em không nên bỏ qua để giúp bản thân có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu bạn còn có băn khoăn nào muốn được giải đáp ngay vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.1125.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ