Đau ngực khi mang thai bao lâu thì hết? Cách xử lý, phòng tránh

Đau ngực khi mang thai là tình trạng khá phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ của mình. Do đó, để không phải lo lắng, hoang mang chị em nên tìm hiểu trang bị những kiến thức cần thiết cho hành trình làm mẹ của mình.

I – Đau ngực khi mang thai là như thế nào?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể cảm giác thấy đau tức ở ngực. Thông thường, mang thai bị đau ngực xảy ra sớm trong thai kỳ, đồng thời mỗi mẹ bầu có thể thấy đau nhức ở một mức độ khác nhau. Có thể chỉ là cơn đau thoáng qua hoặc chỉ là cảm giác nóng rát ở ngực.

Đau ngực khi mang thai như thế nàoNhiều mẹ bầu bị đau ngực khi mang thai.

Đau ngực có thể xảy ra ở một vị trí cụ thể hoặc lan khắp bầu ngực và lan đến vùng nách. Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơn đau có xu hướng âm ỉ và đau nhức. Mẹ bầu có thể cảm nhận vùng ngực của mình trở nên nặng nề hơn, căng tức và sưng lên.

Mặc dù đau ngực khi mang bầu có thể coi đây là tình trạng thường gặp nhưng mẹ không nên lơ đãng. Bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy một vài bệnh lý nguy hiểm.

II – Nguyên nhân gây đau ngực khi có thai

Có thai đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Tùy vào mỗi giai đoạn mang thai có thể do những yếu tố khác nhau gây nên. Cụ thể như sau:

1. Đau ngực khi có bầu tháng đầu

Đau ngực khi mang thai tháng đầu có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:

– Mất cân bằng hormone: Ngay từ khi cơ thể bắt đầu thụ thai, cơ thể của mẹ đã bị mất cân bằng hormone do sự tăng sinh của hormone thai kỳ. Hiện tượng này thường diễn ra nhanh trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên nên nhiều mẹ xuất hiện tình trạng ốm nghén, mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Bên cạnh đó, nồng độ hormone progesterone tăng lên cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau ngực khi mang thai 3 tháng đầu.

– Khó tiêu: Việc hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng để bổ sung cho thai nhi trong nhiều trường hợp cũng khiến mẹ bầu cảm thấy chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi. Những cơn đau bụng cũng có thể gián tiếp kéo theo tình trạng bị đau ngực khi mang thai tháng thứ 2.

Biểu hiện đau ngực khi có thai như thế nàoĐau ngực khi có bầu do thay đổi hormone.

– Hen suyễn: Nếu người mẹ có tiền sử bị hen suyễn hoặc đang bị hen suyễn khi mang thai sẽ khiến cho bệnh tái phát nặng hơn. Đi kèm với đó là những cơn cơ thắt ngục đến đau ngực. Đây cũng là lý do giải thích vì sao nhiều người bị đau ngực khi mang thai tuần đầu.

– Căng cơ ngực: Một số trường hợp mẹ bầu mới mang thai bị đau ngực cũng có thể do các cơ bắp và dây chằng ở vú trở nên căng.

2. Đau ngực khi có bầu 3 tháng giữa

Khi mẹ bầu mang thai bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 bị đau ngực khi mang thai có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:

– Trào ngược dạ dày thực quản: Nếu bạn đang thắc mắc tại sao đau ngực khi mang thai thì đây cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Đặc biệt, với những mẹ có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản, mỗi khi ợ nóng, ơ chua sẽ đi kèm với đau tức ngực. Tình trạng này bắt nguồn từ việc thai nhi phát triển to và chèn ép vào dạ dày.

– Thay đổi kích thước bầu ngực: Đau ngực khi mang thai 3 tháng giữa cũng có thể do bầu ngực của mẹ tăng kích cỡ do tuyến sữa phát triển. Điều này gây nên nhiều sự thay đổi về khớp, cơ ngực, khiến mẹ bầu cảm thấy đau ngực, khó chịu và không thoải mái.

– Căng thẳng: Một số người nhận thấy triệu chứng đau ngực khi có thai mỗi khi cảm thấy căng thẳng.

3. Có bầu bị đau ngực 3 tháng cuối

Mẹ bầu bị đau ngực khi mang thai tháng cuối có thể do một số yếu tố sau gây nên:

đau ngực khi mang thai bao lâu thì hếtĐau ngực khi mang thai 3 tháng cuối do sự phát triển của em bé.

– Sự phát triển của em bé: Càng về những tháng cuối, em bé bắt đầu lớn hơn trong bụng mẹ. Điều này làm gia tăng áp lực lên các bộ phận khác như cơ hoành, xương sườn và đặc biệt là dạ dày. Từ đó, gây nên các vấn đề về tiêu hóa và bị đau ngực khi mang thai 3 tháng cuối.

III – Biểu hiện đau ngực khi mang thai

Dấu hiệu đau ngực khi mang thai như thế nào? Là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Dưới đây là một số dấu hiệu có thai đau ngực để bạn tham khảo và nhận biết:

– Căng tức ngực và đau vùng nhũ hoa là biểu hiện đau ngực khi có bầu đầu tiên không thể bỏ qua.

– Đau căng tức ở ngực kèm theo tình trạng khó thở, hụt hơi.

– Choáng váng, chóng mặt.

– Cơn đau càng dữ dội khi căng thẳng.

– Ngực của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn khi bị chạm vào.

– Mỗi mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu mang thai đau ngực khác nhau.

IV – Đau ngực khi mang thai bao lâu thì hết?

Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều chị em. Thực chất hiện tượng đau tức ngực sẽ phụ thuộc vào từng mẹ bầu.

Có một số mẹ mang bầu đau ngực trái, ngực phải ở 3 tháng đầu và sẽ giảm dần cơn đau ở các tháng về sau hay khi nồng độ hormone ổn định hơn. Hoặc cũng có những mẹ bầu bị đau ngực ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 6.

Mỗi sản phụ sẽ cảm nhận cơn đau ở mức độ và thời điểm khác nhau. Vì vậy, rất khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác có bầu đau ngực bao lâu thì hết.

đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâuĐau ngực khi mang thai bao lâu là thắc mắc của nhiều mẹ bầu.

Có nhiều mẹ hết đau ngực khi mang thai 5 tuần, có người hết đau ngực khi mang thai 9 tuần…Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý và quan sát rõ mức độ đau để có thể kịp thời trao đổi với bác sĩ để kịp thời phát hiện những bệnh lý khác.

V – Có bầu đau ngực có sao không? Gây ảnh hưởng gì?

Có bầu bị đau ngực có sao không? Đau ngực khi mang thai không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là biểu hiện của những điều gì đó không an toàn.
Dưới đây là một số tình huống phụ nữ mang thai bị đau ngực có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng và cần được chú ý:

1. Đối với mẹ

Nếu mang thai bị đau ngực nhiều thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như:

– Tiền sản giật: Mới mang thai đau ngực đi kèm với một số triệu chứng bất thường như tăng huyết áp, phù chân tay, đau đầu…thì đây có thể là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm. Chúng cho thấy, mẹ bầu có nguy cơ cao bị mắc tiền sản giật trong quá trình mang thai.

Có bầu đau ngực có sao khôngĐau ngực khi mang thai có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm.

– Nhồi máu cơ tim: Với mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh tim sẽ khó tránh khỏi tình trạng có bầu bị đau ngực trái. Đây chính là đối tượng cần được quan tâm, thăm khám cẩn thận để xử lý biến chứng một cách kịp thời.

Dấu hiệu có bầu bị đau ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu bạn thấy đau ngực kèm với một số triệu chứng bất thường khác nên nhanh chóng đi thăm khám, tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn như:

– Đau ngực kèm theo khó thở, hụt hơi.

– Đau lan dần xuống cánh tay, làm cho người mệt mỏi và bủn rủn.

– Hay ngất xỉu, mệt mỏi.

– Nhịp tăng, tiểu ít và nước tiểu có màu sẫm.

2. Đối với bé

Thời gian đau ngực khi mang thai kéo dài ít nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi tình trạng này gây khó chịu, khiến mẹ mệt mỏi nên có thể bỏ qua việc ăn uống, nghỉ ngơi của mình. Do đó, ngay khi nhận thấy dấu hiệu này mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà cần tìm biện pháp xử lý phù hợp.

VI – Cách xử lý căng đau ngực khi mang thai

Ngoài việc quan tâm đau ngực khi mang thai xuất hiện khi nào? Có thai đau ngực trong bao lâu? Nhiều mẹ còn thắc mắc nên xử lý tình trạng này như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và thai nhi.

Nếu biểu hiện đau ngực đi kèm với một số triệu chứng như thở dốc, chóng mặt hoặc các vấn đề tim mạch mẹ bầu nên đi khám để được chẩn đoán chính xác. Nếu cơn đau chỉ thoáng qua, thai phụ có thể tham khảo một số cách làm giảm đau ngực khi mang thai dưới đây:

1. Nghỉ ngơi, thư giãn

Mẹ bầu không nên ép bản thân làm việc quá sức, thay vào đó mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần thoải mái. Đồng thời, tích cực tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga.

cách làm giảm đau ngực khi mang thaiMẹ bầu dành thời gian để nghỉ ngơi.

Chú ý đến tư thế cũng là cách dành cho những ai đang băn khoăn làm sao để giảm đau ngực khi mang thai. Thai phụ luôn ngồi thẳng, đứng thẳng lưng để phổi luôn có tối đa không gian hoạt động. Nếu ngồi sai tư thế, phổi có nguy cơ bị chèn ép, gây khó thở và dẫn đến đau vùng quanh vú.

2. Chọn áo ngực phù hợp

Một cách giảm đau ngực khi có bầu khác dành cho mẹ bầu đó là chọn áo ngực phù hợp. Ngực bạn có thể tăng đến 2 cỡ áo trong suốt thai kỳ. Do đó, bạn hãy nâng đỡ chúng với áo ngực vừa vặn sẽ giúp giảm đau xuống mức thấp. Tránh mặc áo có gọng vì chúng có thể gò ép ngực của bạn gây tổn thương các tuyến sữa. Đồng thời, các đường nối có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bạn.

3. Tránh tiếp xúc với vòng 1

Khi ngực đang vô cùng nhạy cảm, cách đơn giản để giảm đau là mẹ nen hạn chế đụng chạm, tiếp xúc. Điều quan trọng nữa là chị em đừng quên chia sẻ với nửa kia của mình để họ hiểu được tình trạng của mình.

4. Tắm nước ấm

Một số mẹ bầu thấy đỡ đau ngực hơn khi đứng dưới vòi sen ấm, một số khác cho biết tình hình chỉ có tệ hơn. Nếu bạn thuộc nhóm đầu có thể áp dụng cách trị liệu thư giãn này.

Tuy nhiên, khi thực hiện hãy chú ý tới nhiệt độ nước. Nên để nước có nhiệt độ 37 độ C hoặc thấp hơn nhiệt độ của cơ thể một chút. Nếu dùng nước quá nóng có thể gây hại cho em bé trong bụng.

5. Uống nhiều nước

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, uống nước có tác dụng tích cực trong hỗ trợ điều trị chứng đau ngực khi mang thai. Một cốc nước lọc bình thường sẽ giúp giảm đau và căng ngực.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể làm mất cảm giác đau ngực khi mang thai bằng cách chườm lạnh. Bạn có thể làm mát ngực bằng khăn vải ướp lạnh.

VII – Phòng tránh bị đau ngực khi mang bầu bằng cách nào?

Đau ngực khi mang thai là hiện tượng khá bình thường khi nó thể hiện cho sự thay đổi của cơ thể mẹ do thai kỳ. Tuy nhiên, khi cơn đau xảy ra có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
Để phòng tránh bị đau ngực khi có bầu chị em có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây:

có bầu đau ngực như thế nàoTập luyện yoga mỗi ngày để giảm đau ngực khi có bầu.

– Mỗi khi nằm, mẹ bầu nên kê gối để dễ thở hơn cũng như giúp giảm đau ngực khi mang thai.

– Mẹ bầu không nên nằm ngay sau khi ăn. Bởi điều này có nguy cơ gây trào ngược dạ dày dẫn tới đau tức ngực.

– Thai phụ chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa ăn nhỏ. Đồng thời, giữ khoảng thời gian ăn của các bữa bằng nhau để tránh bị khó tiêu, ợ nóng, trào ngược axit.

– Bên cạnh đó, bà bầu nên tránh sử dụng những món đồ dễ gây đầy hơi. Tránh uống rượu, cà phê và ăn những món đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ. Bởi những loại thực phẩm này dễ gây ra chứng khó tiêu và đầy hơi.

– Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể cũng là cách phòng tránh đau ngực khi mang bầu.

– Tập thể dục thường xuyên, đều đặn mỗi ngày. Lưu ý, mẹ bầu nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình.

– Tuân thủ nghiêm túc theo đúng lịch trình khám thai mà bác sĩ đã chỉ định.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng đau ngực khi mang thai. Hy vọng, thông qua bài viết này đã giúp bạn biết được có bầu đau ngực đến khi nào? Cách giảm đau và phòng tránh. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác mức độ và tình trạng của mình mẹ bầu nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào cần chúng tôi hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ