Hạ đường huyết khi mang thai nguy hiểm không? Cách xử lý an toàn

Khi mang bầu cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi về mặt sinh lý, bao gồm cả đường huyết. Vậy hạ đường huyết khi mang thai có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào cho an toàn và hiệu quả? Để giải đáp thông tin trên hãy cùng Yoosun Mama tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

I – Hạ đường huyết khi mang thai là gì?

Hạ đường huyết khi mang bầu là tình trạng mẹ bầu bị giảm lượng đường trong máu xuống mức thấp hơn so với mức đường huyết bình thường trong thai kỳ. Nếu lượng đường dao động nhẹ trong thai kỳ là điều bình thường, nhưng nếu giảm liên tục thì được gọi là hạ đường huyết. Thông thường:

– Đường huyết của bà bầu nếu <3,9 mmol/L (tương đương <70 mg/dl): Bà bầu bị hạ đường huyết.

– Đường huyết của bà bầu <2,2 mmol/L (tương đương <50 mg/dl): Bà bầu bị hạ đường huyết nghiêm trọng.

Mặc dù hiện tượng hạ đường huyết khi mang thai có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng nếu bà bầu bị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả mẹ và bé.

hiện tượng hạ đường huyết khi mang thaiHạ đường huyết là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu.

Những cơn hạ đường huyết cấp tính thường ít khi xảy ra ở phụ nữ mang thai không mắc bệnh tiểu đường. Theo nhiều thống kê cho thấy, đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, phụ thuộc vào insulin dù có mang thai hay không đều có nguy cơ cao gặp phải những cơn hạ đường huyết nghiêm trọng.

Đối với những mẹ bầu khi bị tiểu đường tỷ lệ bị hạ đường huyết tương đối cao. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mẹ bầu không bị tiểu đường nhưng cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này.

II – Nguyên nhân bị hạ đường huyết khi mang bầu

Phụ nữ khi mang thai, đặc biệt những người mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường hoặc đái tháo đường thai kỳ cần hiểu rõ nguyên nhân. Bởi điều này giúp bà bầu hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng này.

Hiện tượng hạ đường huyết khi mang thai thường xảy ra do quá trình điều trị bệnh tiểu đường không khoa học. Hoặc có thể do mẹ bầu không được cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất.

bà bầu bị hạ đường huyết phải làm saoHạ đường huyết khi mang thai có thể do bỏ bữa.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây hạ đường huyết ở phụ nữ mang thai:

– Không ăn đúng bữa hoặc nhịn ăn, bỏ lỡ một bữa ăn.

– Ăn không không đủ chất hoặc ăn kiêng không khoa học, không đúng cách.

– Tập thể dục quá sức hoặc không có kế hoạch khoa học.

– Sinh hoạt và nghỉ ngơi không đúng cách.

– Bị hạ đường huyết khi mang thai có thể do mẹ bầu gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như: Thận, gan, tuyến giáp và một số bệnh lý khác.

– Sử dụng insulin quá liều và không nạp đủ carbohydrate sau khi tiêm.

– Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bà bầu bị hạ đường huyết nhưng không có nguyên nhân rõ ràng nào.

Hạ đường huyết có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị hạ đường huyết khi mang thai như:

– Bệnh tiểu đường: Đái tháo đường, tiểu đường thai kỳ đều có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ bị tụt đường huyết.

– Ốm nghén: Mẹ bầu thường hay bị ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu bị ốm, nôn mửa liên tục có thể gây hạ đường huyết do không đủ lượng carbs trong cơ thể.

– Mẹ bầu bị bệnh: Khi bị bệnh, bà bầu sẽ cảm thấy chán ăn và khiến cơ thể phải sử dụng lượng đường hiện có. Điều này cũng có thể dẫn tới các đợt tụt đường huyết.

– Suy dinh dưỡng: Dinh dưỡng, hàm lượng calo có trong các loại thực phẩm có tầm quan trọng hàng đầu trong thai kỳ. Sự thiếu hụt của yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết khi mang thai.

III – Dấu hiệu hạ đường huyết khi mang thai

Hạ đường huyết khi mang thai thường khiến cho bà bầu bị kiệt sức và không có đủ năng lượng cho sự phát triển và trao đổi chất của thai nhi. Bạn có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu sau:

– Mờ mắt.

– Chóng mặt.

– Run rẩy.

– Mất cân bằng.

– Mặt tái nhợt.

– Mệt mỏi, ủ rũ.

– Cơ thể yếu ớt, kiệt sức.

Dấu hiệu hạ đường huyết khi mang thaiChóng mặt là dấu hiệu của hiện tượng hạ đường huyết.

– Đau đầu.

– Khó thở.

– Tim đập nhanh.

– Cảm thấy đói bụng.

– Khó suy nghĩ, tập trung.

– Đổ mồ hôi đêm lạnh.

– Nếu không được hỗ trợ kịp thời ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trên bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng hạ đường huyết khi mang thai nghiêm trọng hơn như: Nói lắp co giật, bất tỉnh.

IV – Bị hạ đường huyết khi mang thai có nguy hiểm không?

Có mối quan hệ chặt chẽ giữa nồng độ glucose của mẹ và thai nhi trong cả giai đoạn đầu và cuối trong quá trình mang thai. Do đó, việc mẹ bầu bị hạ đường huyết không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ mà còn ảnh hưởng tới cả thai nhi.

– Khi bà bầu bị tụt đường huyết có thể làm giảm glucose cung cấp cho não rất nguy hiểm đối với người mẹ, đặc biệt là khi đang lái xe.

– Hạ đường huyết do insulin gây nên trong 3 tháng cuối ở những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng cử động và thay đổi nhịp tim của thai nhi.

bà bầu bị hạ đường huyết có nguy hiểm khôngHạ đường huyết có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu.

– Không chỉ vậy, tụt đường huyết còn có thể liên quan tới các vấn đề như u insulin tuyến tụy, bệnh gan…

– Đối với những em bé khi được sinh ra từ người mẹ bị hạ đường huyết có thể gặp phải những bất thường về tinh thần hoặc thể chất.

– Lượng đường trong máu thấp thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng cho cả mẹ và bé nếu không được xử lý kịp thời.

V – Bà bầu bị hạ đường huyết nên xử lý như thế nào?

Có thể thấy, hạ đường huyết gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, rất nhiều người băn khoăn lo lắng bà bầu bị hạ đường huyết phải làm sao?

Khi bị hạ đường huyết mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây:

bị hạ đường huyết khi mang bầuMẹ bầu nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Ăn thực phẩm chứa đường: Mẹ bầu hạ đường huyết nhẹ, tỉnh táo có thể ăn bánh quy, kẹo ngọt, hoa quả ngọt… để giúp cân bằng lại đường huyết một cách nhanh chóng.

– Trường hợp mẹ bầu hạ đường huyết nặng, không tỉnh táo: Cần được đưa đến cơ sở y tế để xử trí.

– Hạ đường huyết do thuốc: Mẹ bầu cần ngưng sử dụng thuốc tiểu đường đang dùng, trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh liều phù hợp.

– Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết cho mẹ bầu. Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng và nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh bỏ bữa, không để bị đói.

– Kiểm tra đường huyết khi thấy ăn không ngon hoặc ăn ít hơn bình thường, khi vận động nhiều.

– Mang theo vài viên kẹo hoặc vài miếng đường khi ra ngoài.

– Bên cạnh đó, hàng ngày mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập như đi bộ, bơi lội, chạy bộ, thiền, yoga…

Những bài tập này còn giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện khả năng chịu đựng để việc sinh nở diễn ra nhẹ nhàng hơn. Đây cũng là cách được nhiều người hạ đường huyết khi mang thai webtretho chia sẻ bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Hy vọng, thông qua bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hiện tượng hạ đường huyết khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan tới vấn đề trên cần được giải đáp ngay vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Mama qua tổng đài 1800.1125 để được tư vấn chi tiết hơn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ