Ốm nghén có nên truyền nước không? Dược sĩ tư vấn

Câu hỏi:

“Xin chào dược sĩ, em hiện tại đang mang bầu ở tuần thứ 8 của thai kỳ. Em bị nghén nhiều nên cơ thể cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, buồn nôn. Em nghe nhiều người khuyên đi truyền nước để cơ thể khỏe hơn. Vậy dược sĩ cho em hỏi ốm nghén có nên truyền nước không?”

Trả lời

Truyền nước biển giúp bổ sung nước, chất điện giải cùng nhiều chất khoáng khác cho cơ thể. Do đó, có không ít mẹ bầu khi gặp phải tình trạng như bạn đã gửi câu hỏi cho dược sĩ Yoosun Mama. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này.

ốm nghén có nên truyền nước khôngTruyền nước là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong y học.

I – Ốm nghén có nên truyền nước không?

Truyền nước là quá trình tiêm truyền nhỏ giọt dung dịch chứa các thành phần muối, chất điện giải vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch. Truyền nước thường được áp dụng cho những người bị ốm, sốt cao, mất nước hay suy nhược cơ thể.

Hiện nay có nhiều loại dịch truyền khác nhau nhưng chúng được phân thành 3 nhóm cơ bản đó là:

– Nhóm 1: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm các thành phần đường, chất đạm, chất béo, vitamin… Loại này được chỉ định truyền cho những người bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật không ăn uống được…

– Nhóm 2: Bổ sung nước, chất điện giải cho cơ thể. Loại dịch này được chỉ định sử dụng cho những người bị mất máu, mất nước do ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy…

– Nhóm 3: Dịch truyền có tác dụng bù nhanh albumin hoặc bù dịch tuần hoàn trong cơ thể. Loại dịch này bao gồm dung dịch chứa albumin, dextran, dung dịch cao phân tử…

Đa số những người bị suy dinh dưỡng, mất máu, ngộ độc, mất nước… thường được chỉ định truyền dịch. Trong thời kỳ thai nghén, bà bầu dễ bị mệt mỏi, mất sức. Vậy ốm nghén có truyền nước được không?

ốm nghén có truyền nước được khôngNên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết ốm nghén có nên truyền nước.

Câu trả là hoàn toàn được, bởi truyền nước không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Theo các bác sĩ, trong trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén nặng có thể truyền nước và đạm để tăng thể lực cho cơ thể, chống mất nước. Tuy nhiên, nếu tình trạng ốm nghén ở mức độ nhẹ hoặc vừa chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống nghỉ ngơi mà không cần truyền nước.

Không phải trường hợp nào cũng cần truyền nước biển. Để xác định ốm nghén có nên truyền nước không bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trước khi đưa ra quyết định bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm, các bước kiểm tra cần thiết.

II – Giải thích nguyên nhân ốm nghén nên truyền nước

Thông thường, phụ nữ mang thai sẽ bị ốm nghén ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tình trạng nghén sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, mất nước thậm chí là rối loạn điện giải và hạ đường huyết. Truyền nước được xem là một biện pháp giúp bổ sung chất điện giải, nước, chất dinh dưỡng để điều chỉnh lại những rối loạn của mẹ bầu.

Tuy nhiên, khi truyền qua đường tĩnh mạch cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc như đảm bảo vô trùng, tốc độ truyền phù hợp. Đặc biệt không truyền nước kéo dài thay thế cho việc ăn uống.

Truyền nước khi bị ốm nghénMẹ bầu nên truyền nước theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài những tác dụng của truyền nước, quá trình thực hiện cũng luôn chứa những rủi ro nhất định. Theo các chuyên gia, đã ghi nhận một số trường hợp mẹ bầu bị sốc do truyền dịch. Khi lạm dụng truyền nước có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tới tính mạng.

Khi truyền dịch, mẹ bầu cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Địa điểm truyền dịch phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất để xử lý kịp thời những trường hợp xấu xảy ra.

Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua dịch truyền từ quầy thuốc hoặc sử dụng dịch vị truyền nước biển tại nhà.
Trường hợp chống chỉ định truyền nước cho mẹ bầu khi gặp phải tình trạng tăng urê huyết, suy thận cấp, mãn tính, suy gan, viêm gan nặng…

Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn biết được ốm nghén có nên truyền nước không? Không thể phủ nhận được các tác dụng mà truyền nước mang lại. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể gặp nguy hiểm nếu như truyền nước không đúng cách. Do đó, bạn nên thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào cần được hỗ trợ thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1800.1125.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ