Mấy tháng bé biết bò? Dấu hiệu nhận biết và lưu ý cần nhớ khi trẻ biết bò

Lật, bò, ngồi, đi, nói… đều là những cột mốc phát triển của con. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trẻ biết bò khi nào để khuyến khích trẻ và đảm bảo an toàn trong khi bò. Chính vì vậy, trong bài viết này www.yoosunmama.vn sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

I – Biết bò là như thế nào?

Bò là cách đầu tiên giúp con có thể tự di chuyển vòng quanh. Con sẽ giữ được thăng bằng ở đầu gối và hai tay. Sau đó tìm cách di chuyển về phía trước và phía sau bằng cách đẩy người tới bằng đầu gối.

Bò là cách giúp tăng cường sức mạnh cho cơ vai. Đồng thời, khi trẻ biết bò cũng sẽ thúc đẩy tăng thêm những kỹ năng vận động khác tốt hơn như: mặc quần áo, tự xúc ăn, cầm nắm một số đồ dùng khác…

mấy tháng bé biết bòTrẻ tập bò

Bên cạnh đó, khi biết bò còn giúp trẻ phát triển sự cân bằng giữa nhận thức và thị giác và sự phối hợp tay – mắt.

Thực tế, có rất nhiều kiểu bò khác nhau, mỗi bé sẽ có 1 kiểu thích hợp nhất với bản thân. Dưới đây là một số kiểu phổ biến như:

– Kiểu bò cổ điển: Trẻ bò trên sàn nhà bằng đầu gối và tay, luân phiên 2 tay, 2 đầu gối với phần bụng trên mặt sàn.

– Trườn kiểu mông: Trẻ sẽ dùng mông và tay để đẩy cơ thể về phía trước.

– Lăn: Một số trẻ thường có kiểu bò lăn, nghĩa là lăn cả thân người về phía trước khi muốn di chuyển.

– Trườn kiểu bộ đội: Trẻ nằm sấp dạng chân ra sau rồi dùng tay kéo hay đẩy người về phía trước.

– Trườn cua: Kiểu bò này giống như một con cua đang lướt trên cát.

– Bò kiểu gấu: Kiểu bò này cũng tương tự như bò cổ điển. Trẻ sẽ giữ chân thẳng và lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất.

II – Dấu hiệu nhận biết em bé biết bò sớm

Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nắm được em bé sớm biết bò:

– Dấu hiệu đầu tiên là khi trẻ sơ sinh có khả năng lăn từ tư thế bụng ra lưng và ngược lại.

– Trẻ sẵn sàng tự đưa mình từ tư thế nằm sấp lên tư thế ngồi.

em bé mấy tháng biết bòTrẻ biết ngồi cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ sắp biết bò

– Một số trường hợp trẻ đứng dậy bằng tay và đầu gối, tuy nhiên tư thế này vẫn chưa được vững vàng.

– Một số trẻ khác có thể bắt đầu đẩy hoặc kéo bản thân bằng cánh tay của mình khi đang nằm sấp. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ sớm biết bò.

III – Em bé mấy tháng biết bò?

Đối với người mẹ luôn muốn theo sát và nắm được những cột mốc phát triển để có sự chuẩn bị tốt cho con. Vì vậy, đã có rất nhiều người băn khoăn mấy tháng trẻ biết bò?

Hầu hết, trẻ sẽ tập bò khi được 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, cũng có một số bé sử dụng phương pháp vận động khác bò như trườn, nằm sấp hoặc lăn.

Em bé biết bò trước hay ngồi trướcTrẻ tập bò từ 6 tháng tuổi

Đối với nhiều trẻ sơ sinh giai đoạn bò không kéo dài. Khi trẻ đã cảm nhận được sự độc lập, cơ thể cứng cáp trẻ có thể bắt đầu đứng dậy tập đi rất sớm.

IV – Em bé biết bò trước hay ngồi trước?

Ngoài thắc mắc em bé biết bò khi nào? Nhiều người còn băn khoăn không biết trẻ bò trước hay ngồi trước. Thông trường trẻ sẽ biết ngồi trước khi biết bò.

Tuy nhiên, cũng có những bé không biết ngồi trước bò. Bởi bé có thể bắt đầu trườn bằng bụng trước hoặc khi đạt tới cột mốc này.

V – Khi trẻ không biết bò bố mẹ nên làm gì?

Trẻ phát triển những kỹ năng bằng cách sử dụng nhiều phương pháp và thời gian biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bé không biết bò, không thích bò hay tìm cách di chuyển tay và chân theo một chuyển động phối hợp.

Hoặc bé cũng có thể sử dụng cả 2 tay và hai chân như nhau khi con 1 tuổi… hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.

trẻ biết bò khi nàoMẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ

Có thể trẻ đang gặp vấn đề về phát triển hoặc vấn đề thần kinh. Tùy vào chẩn đoán của bác sĩ mà bé sẽ được đề nghị tăng vận động hay thực hiện vật lý trị liệu. Do đó, cha mẹ cần theo sát để hỗ trợ và động viên trẻ ở trong giai đoạn này.

Trẻ biết bò là một cột mốc quan trọng, đánh dấu khả năng trẻ có thể di chuyển được để khám phá thế giới xung quanh. Cha mẹ nên tạo cho con một môi trường an toàn để thực hiện.

Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp cha mẹ biết được trẻ biết bò khi nào? Biết bò trước hay ngồi trước? Nắm được những điều cần làm nếu trẻ không bò. Nếu bạn cần hỗ trợ, giải đáp thêm băn khoăn về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ