Rối loạn ngôn ngữ: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp can thiệp

Trẻ em thông minh thường phát triển ngôn ngữ khá nhanh. Tuy nhiên, có một số trẻ bị rối loạn ngôn ngữ giao tiếp. Vậy hiện tượng này do nguyên nhân nào gây nên, biểu hiện nhận biết và cách khắc phục ra sao? Để giải đáp tất cả những thắc mắc trên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin trong bài viết này.

I – Rối loạn ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người, có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc chữ viết, hình tượng.

Để phát triển ngôn ngữ đòi hỏi phải có quá trình tập luyện, vận động và cả suy nghĩ, nhận thức. Tuy nhiên, có một số trẻ đang gặp phải vấn đề về ngôn ngữ.

rối loạn ngôn ngữ là gìRối loạn ngôn ngữ khiến trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp.

Vậy chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì? Với những trẻ em bình thường khi sinh ra được 2-3 tháng là có thể phát âm họng, từ 7-9 tháng là nói bập bẹ một số từ như ba ba, ma ma…

Từ 12-15 tháng trẻ nói được vài từ đơn giản. Khi trẻ lên 2 tuổi là có thể nói câu ngắn ít từ đơn giản. Trên 3 tuổi trẻ bắt đầu nói được câu dài và sau 5 tuổi là nói thành thạo.

Tuy nhiên, có trẻ khi đã lên 5 nhưng vẫn gặp khó khăn với một số âm tiết, từ ngữ hoặc cấu trúc câu. Đây được xem là dấu hiệu của chứng rối loạn ngôn ngữ.

Rối loạn ngôn ngữ là dạng di chứng não, do vùng não đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ bị suy yếu. Do đó, trẻ sẽ gặp phải một số khó khăn trong việc trao đổi thông tin, giao tiếp với mọi người xung quanh.

Nguyên nhân chính là do các tổn thương trên hệ thần kinh trung ương làm mất đi tính vẹn toàn và chức năng của bán cầu não.

Trong trường hợp trẻ mắc phải hội chứng rối loạn ngôn ngữ sẽ bị:

– Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: Trẻ gặp khó khăn khi nói chuyện với người khác. Không biết bày tỏ những cảm xúc và suy nghĩ của mình bằng lời nói, hành động.

– Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: Trẻ khó hiểu những từ khi nghe và đọc. Điều này có thể do mất thính giác hoặc do trẻ không hiểu được nghĩa của từ.

!Lưu ý: Cần phân biệt rõ giữa rối loạn ngôn ngữ với rối loạn nói.  Đây là những bất thường trong quá trình vận động thể hiện ngôn ngữ và không phải do tổn thương hệ thần kinh trung ương.

II – Nguyên nhân gây bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Rối loạn ngôn ngữ trẻ em do nhiều nguyên nhân  gây nên như:

– Do yếu tố bẩm sinh: Trẻ mắc phải hội chứng Down, tự kỷ, bại não hay rối loạn tăng động, giảm chú ý, mẹ sinh con thiếu tháng… Đều là nguyên nhân dẫn đến hội chứng rối loạn này.

– Tổn thương não: Đây cũng được xem là nguyên nhân trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Não bộ là trung tâm hệ thần kinh và có vai trò quan trọng trong việc điều khiển mọi hoạt động, chức năng của cơ thể. Khi vùng não tổn thương, người bệnh có thể gặp phải vấn đề về rối loạn chức năng tương ứng do vùng não đó điều khiển.

– Tổn thương thính lực: Đối với những trẻ đang gặp phải vấn đề này cũng có nguy cơ bị rối loạn ngôn ngữ. Bởi khả năng nắm bắt từ khá thấp, không thể bắt chước và khó nói đúng hoặc trôi chảy được.

triệu chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ emRối loạn ngôn ngữ có thể do bẩm sinh.

– Có vấn đề về thanh âm: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có thể do tổn thương, liệt dây âm thanh, polyp hay nốt trên dây âm thanh.

– Do bệnh lý: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ còn có thể một số bệnh lý nên như hở hàm ếch, dính thắng lưỡi… sẽ làm hạn chế về cử động của đầu lưỡi và ảnh hưởng tới khả năng phát âm của bé.

Tuy nhiên, để biết chính xác nguyên nhân gây nên hiện tượng này là gì cha mẹ nên cho con đi thăm khám tại các cơ sở y tế.

III – Dấu hiệu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Đối với những trẻ khi mắc phải hội chứng rối loạn này sẽ có một số dấu hiệu nhận biết như sau:

– Mỗi khi nói chuyện với mọi người trẻ thường không có hứng thú. Đặc biệt, trẻ không nhớ được những thông tin về cuộc hội thoại vừa xảy ra.

– Trẻ không thể tập trung và ghi nhớ được khi người khác nói. Đây là dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bạn nên nắm được.

Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gìTrẻ nói lắp hoặc không phát âm chính xác.

– Khi trẻ nói chuyện thường bị lẫn lộn giữa các từ với nhau.

– Vô thức đảo các âm trong một từ.

– Trẻ gặp khó khăn trong quá trình học và khi sử dụng ngôn ngữ nói và viết.

– Khó học từ vựng, sắp xếp cấu trúc câu khi trò chuyện.

– Ngoài ra, khi nói chuyện trẻ thường thay thế một âm vị này bằng một âm vị khác.

– Có một số từ bé không thể phát âm chính xác được.

– Nói lắp cũng là một trong những triệu chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Khi đó, bé sẽ lặp đi lặp lại hoặc kéo dài nhiều âm thanh, trọng âm, từ ngũ khiến cho mạch giao tiếp bị ảnh hưởng.

– Khi con nói nếu bạn nhận thấy giọng trẻ khàn hoặc có sự thay đổi ngẫu nhiên trong tông giọng thì bé có thể gặp phải vấn đề có liên quan đến âm thanh giọng nói.

Lưu ý: Những dấu hiệu trên chỉ mang tính chất tham khảo không dùng để chẩn đoán. Nếu bạn nghi ngờ con mắc phải hội chứng này nên đưa đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xác định rõ hơn.

IV – Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ

Khi trẻ bị rối loạn ngôn ngữ mà không có biện pháp điều trị phụ hợp sẽ khiến trẻ gặp khó khăn về giao tiếp, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa gia đình, bạn bè. Khi tình trạng này kéo dài làm giảm sút kết quả học tập.

Rất nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng trẻ bị rối loạn ngôn ngữ phải làm sao?  Trường hợp trẻ mắc phải hội chứng này cần sự hợp tác điều trị của người nhà, thầy cô, chuyên gia, bác sĩ.

Dưới đây là một số cách điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ mầm non:

1. Kiểm tra sức khỏe

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của chứng rối loạn ngôn ngữ bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra. Điều này sẽ giúp loại trừ đi các bệnh có liên quan đến các vấn đề như thính giác hoặc suy giảm khác.

2. Âm ngữ trị liệu

Đây là phương pháp được sử dụng để điều trị rối loạn ngôn ngữ biểu cảm ở trẻ. Tuy nhiên, cách điều trị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân và mức độ rối loạn của trẻ.

Khi áp dụng phương pháp này sẽ mang đến những kết quả khả quan cho trẻ. Các chuyên gia về âm ngữ trị liệu sẽ nói chuyện với con và có thể:

phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ mầm non Áp dụng phương pháp âm ngữ trị liệu điều trị cho trẻ.

– Sử dụng đồ chơi, sách, đồ vật, tranh ảnh để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

– Cho con tham gia các hoạt động như dán tranh, ảnh thủ công.

– Cho trẻ trả lời những câu hỏi và thực hành nói.

3. Tâm lý trị liệu

Khi mắc phải hội chứng này có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp với mọi người Từ đó sẽ hình thành tâm lý khó chịu, ức chế và trẻ trở nên thu mình, mặc cảm. Đặc biệt là khi môi trường xung quanh như giáo viên, họ hàng xung quanh hiểu sai về rối loạn ngôn ngữ.

Để khắc phục tình trạng này cha mẹ nên cân nhắc việc đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý trị liệu. Chuyên gia sẽ giúp cân bằng cảm xúc và hành vi cho trẻ. Đồng thời, cùng con vượt qua những căng thẳng, bất an trong liệu trình điều trị.

4. Chăm sóc tại nhà

Ngoài những cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ nêu trên cha mẹ cũng nên phối kết hợp với việc chăm sóc để con đạt được kết quả tốt khi điều trị.

– Cha mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi trẻ tìm câu trả lời.

– Đọc và nói chuyện với con để củng cố thêm phần từ vựng.

– Nên duy trì một tinh thần thoải mái, không tạo áp lực cho con.

– Nói rõ ràng, chậm rãi và chính xác mỗi khi nói chuyện hoặc đặt câu hỏi cho trẻ.

– Hãy yêu cầu trẻ nhắc lại hướng dẫn cha mẹ vừa nói bằng ngôn ngữ và ý hiểu của con.

– Khuyến khích con hỏi và trả lời câu hỏi.

– Lắng nghe và phản hồi mỗi khi con nói.

– Chỉ ra những từ trên biển báo.

– Cùng con đọc sách, truyện chanh cho con mỗi ngày giúp con làm quen thêm được nhiều từ và vần điệu mới.

– Hát cho con nghe các bài hát thiếu nhi cũng là một trong những cách rất tốt để trẻ ghi nhớ từ. Dạy trẻ phát âm đúng những từ chỉ màu sắc hoặc tên các con thú, khái niệm đơn giản khác.

V – Cách để tránh bé bị rối loạn ngôn ngữ

Để phòng tránh trẻ mắc phải hội chứng này bạn có thể tham khảo và áp dụng theo một vài gợi ý mà chúng tôi đưa ra dưới đây:

– Cha mẹ nên hạn chế cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại, máy chơi game từ 0 -3 tuổi. Bởi đây chính là thời điểm quan trọng để bé xây dựng những cơ sở về khả năng ngôn ngữ của mình.

– Tăng cường cho trẻ giao tiếp với mọi người.

– Hướng dẫn cho trẻ làm quen với các đồ vật, hành động hoặc những cử chỉ có liên quan đến yêu cầu ước muốn của chúng. Điều đó, góp phần quan trọng trong khả năng nghe, nói và sử dụng ngôn ngữ đúng.

cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữCha mẹ nên thường xuyên nói chuyện với trẻ.

– Người lớn nên tham gia các hoạt động cùng trẻ để hướng dẫn, uốn nắn cho trẻ nghe, nói chuẩn. Nhờ đó, trẻ sẽ tự tin và mạnh dạn hơn mỗi khi giao tiếp với mọi người.

– Cha mẹ nên khuyến khích trẻ hát, nói, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với các hoạt động hấp dẫn.

– Khi dạy trẻ nói bạn không nên gò bó, tạo áp lực mà cần có sự kiên trì và mỗi ngày dạy trẻ một số từ, câu mới.

Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cơ bản về hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em. Hy vọng, sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và hiểu rõ để giúp trẻ sớm vượt qua. Nếu như bạn còn bất cứ băn khoăn nào muốn được giải đáp thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài (miễn cước) 1800.1125.

Tham khảo thêm:

5/5 - (5 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ