Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tinh thần, thể chất và chức năng xã hội. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan tới vấn đề này giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn.
Nội dung chính
I – Bệnh rối loạn giấc ngủ là gì?
Ngủ là thời điểm quan trọng giúp não bộ phát triển. Giấc ngủ sẽ tham gia vào quá trình phát triển của trẻ nhỏ thông qua hormone tăng trưởng. Mỗi độ tuổi sẽ có những nhu cầu khác nhau về giấc ngủ. Cụ thể như sau:
– Trẻ sơ sinh từ 0 đến 2 tháng tuổi cần ngủ 16 đến 18 giờ mỗi ngày.
– Trẻ 2 đến 12 tháng tuổi cần ngủ từ 12 đến 16 giờ.
– Trẻ từ 1 cho đến 3 tuổi cần ngủ từ 10 đến 16 giờ.
Rối loạn giấc ngủ khiến trẻ khó vào giấc, ngủ không ngon.
– Trẻ từ 5 tuổi cho đến 14 tuổi cần ngủ từ 9 giờ đến 13 giờ.
– Trẻ từ 14 tuổi đến 18 tuổi cần ngủ 7 đến 10 giờ.
Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ xảy ra khi trẻ ngủ không đủ giấc và ngủ không ngon, khó ngủ. Tình trạng này kéo dài và lặp lại trong vòng nhiều ngày hoặc 1 tuần.
Khi trẻ rối loạn giấc ngủ thường buồn ngủ vào ban ngày và trở nên cáu kỉnh, quấy khóc.
II – Nguyên nhân trẻ bị rối loạn giấc ngủ
Có không ít cha mẹ lo lắng không biết vì sao con bị rối loạn giấc ngủ? Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như:
1. Nguyên nhân sinh lý
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có thể xảy ra trước những mốc phát triển của bé như sắp bò, mọc răng hay sắp ngồi, học đi… Nếu như trẻ vận động quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Trẻ bị rối loạn giấc ngủ có thể do môi trường xung quanh.
2. Nguyên nhân do bệnh lý
Trong trường hợp trẻ gặp phải một số bệnh lý về tiêu hóa, tim mạch, hô hấp hoặc thần kinh… đều có khả năng gây bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ em.
3. Một số nguyên nhân khác
– Khi bạn cho trẻ ngủ một giấc quá dài, đặc biệt là quá 5h chiều sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
– Nếu như trẻ thường xuyên sử dụng một số vật dụng như võng, nôi sẽ khiến cho trẻ bị lệ thuộc và khó vào giấc khi không có chúng.
– Tiếng ồn, ánh sáng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị rối loạn giấc ngủ.
– Thay đổi chỗ ngủ cũng được xem là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ khó ngủ.
(>> Xem thêm: Rối loạn chống đối xã hội: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục)
III – Dấu hiệu trẻ bị rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em thể hiện dưới nhiều hình thức. Mỗi loại sẽ có những dấu hiệu khác nhau như:
1. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ thường gặp
- Rối loạn kích thích
Đối với chứng rối loạn giấc ngủ này thường có xu hướng di truyền. Bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
– Ngủ say và khó đánh thức.
Trẻ hay nói mơ khi ngủ.
– Khi trẻ bị đánh thức có những phản ứng chậm.
– Nói mơ và nói lắp.
- Mộng du
Chứng mộng du thường gặp ở những trẻ từ 8 đến 12 tuổi. Dấu hiệu nhận biết gồm:
– Trẻ hay bị kích động khi ngủ.
– Lúc ngủ hay mở mắt.
– Khó đánh thức.
– Thường xảy ra trong nửa đầu của giai đoạn ngủ.
- Ác mộng
Khi trẻ gặp ác mộng trong giấc ngủ bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
– Trẻ hay gặp phải những giấc mơ khó chịu.
– Trẻ có dấu hiệu thèm ngủ.
– Tăng phản ứng giao cảm khi ngủ.
2. Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em ít gặp
- Khó thở khi ngủ
Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh có thể khởi phát khi trẻ từ 2 đến 8 tuổi. Chứng khó ngủ phổ biến hơn ở những trẻ mắc bệnh thần kinh cơ, hội chứng Down. Dấu hiệu điển hình như:
– Ngủ ngáy.
– Trẻ ngủ với tư thế không bình thường.
Trẻ bị rối loạn giấc ngủ biểu hiện là tè dầm vào ban đêm.
– Cảm thấy nhức đầu khi ngủ dậy.
– Ban ngày thường có dấu hiệu buồn ngủ.
- Sợ hãi khi ngủ
Tình trạng này thường khởi phát vào thời thơ ấu của trẻ. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu trẻ bị rối loạn giấc ngủ trong trường hợp này như sau:
– Khi ngủ thường hay la hét, khóc lóc và sợ hãi dữ dội.
Trẻ có dấu hiệu sợ hãi, la hét khi ngủ.
– Khó đánh thức.
– Hiện tượng này thường xảy ra vào nửa đầu của giai đoạn ngủ.
- Hội chứng chân tay bồn chồn
Trẻ mắc phải hội chứng rối loạn giấc ngủ trong trường hợp này sẽ có các triệu chứng:
– Chân tay cử động loạn xạ, có cảm giác khó chịu.
– Tình trạng này thường bắt đầu vào buổi tối, nặng hơn khi đi ngủ và dịu đi khi vận động.
(>> Xem thêm: Cách xử lý rối loạn hành vi ở trẻ mầm non)
IV – Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao?
Bé bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm hiện nay. Bởi tình trạng này nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Để điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em hiệu quả bạn nên đưa trẻ đi thăm khám. Sau khi chẩn đoán được mức độ nặng nhẹ bác sĩ sẽ đưa ra các phương án xử lý khác nhau như:
1. Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng liệu pháp tâm lý
Nếu như áp dụng theo phương pháp này bạn cần thực hiện theo 5 bước dưới đây:
– Bước 1: Cần lập 1 biểu đồ ghi cụ thể số lần thức, lần không chịu ngủ, lần khóc, thức đêm.
– Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ.
– Bước 3: Cha mẹ cần lập một quy chế ngủ cho con, không cho ra khỏi giường. Đồng thời hãy nhẹ nhàng, âu yếm và khuyên trẻ con tự ngủ.
Cha mẹ nên theo dõi giúp con có giấc ngủ ngon.
– Bước 4: Bạn hãy chọn một nơi gần con để quan sát. Nếu thấy con ra khỏi giường hãy nhẹ nhàng khuyên con quay trở lại ngủ. Nên thực hiện cách này nhiều lần để con hiểu rằng ra khỏi giường sẽ không có lợi và cần nằm im để ngủ.
– Bước 5: Vào mỗi buổi sáng bạn nên động viên và dặn dò con. Nếu con ngoan, nghe lời nên có phần thưởng.
Ngoài 5 bước trên, trước khi ngủ bạn hãy hướng dẫn trẻ tập hít sâu và thở đều. Thả lỏng cơ bắp và nhẩm đếm theo nhịp thở.
2. Sử dụng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Khi áp dụng phương pháp tâm lý điều trị rối loạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không mang lại kết quả như mong muốn bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc. Bạn nên thực hiện đúng theo những gì bác sĩ chỉ định, không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống.
V – Cách phòng tránh rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Để phòng tránh rối loạn giấc ngủ ở trẻ em bạn có thể áp dụng theo một số cách dưới đây:
– Nên duy trì thời gian thức và ngủ hàng ngày cho trẻ một cách đều đặn.
– Hãy tập cho trẻ một số thói quen tốt trước khi đi ngủ như vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo thoải mái.
Mặc quần áo rộng rãi cho trẻ khi đi ngủ.
– Có thể cho trẻ mang theo những vật yêu thích như búp bê lên giường ngủ để tạo cảm giác an toàn và giúp trẻ ngủ ngon hưn.
– Hãy giúp trẻ phân biệt được ngày và đêm. Ban ngày nên mở cửa cho ánh sáng vào còn ban đêm tắt đèn khi trẻ đi ngủ.
– Không nên cho trẻ ăn khi đang nằm.
– Trước khi trẻ đi ngủ không vận động quá nhiều.
– Không nên lạm dụng võng, nôi điện… vì có thể khiến trẻ bị lệ thuộc. Nếu không có chúng, trẻ khó ngủ.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em không còn là tình trạng quá xa lạ với các bậc phụ huynh. Nếu bạn nhận thấy trẻ có những biểu hiện trên nên nhanh chóng cho bé đi thăm khám để có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về vấn đề trên vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline (miễn cước) 1800.1125.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.