Xét nghiệm Double test là gì? Làm khi nào? Thông tin quan trọng cần biết

Xét nghiệm Double test thường được các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu thực hiện nhằm đảm bảo trẻ sinh ra được khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Nếu bạn đang muốn hiểu rõ hơn về Double test đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

I – Làm xét nghiệm Double test là gì?

Có không ít mẹ bầu băn khoăn không biết xét nghiệm Double test là xét nghiệm gì? Double test là phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện một vài hội chứng dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Double test được thực hiện bằng cách kiểm tra định lượng PAPP-A và β-hCG tự do. 

Các chỉ số PAPP-A và β-hCG tự do được tính toán cùng với việc siêu âm đo độ mờ da gáy, tuổi thai, tuổi mẹ… để đánh giá nguy cơ của bệnh bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Patau, Edwards.

II – Mục đích xét nghiệm Double test để làm gì?

Double test là xét nghiệm được các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện. Vậy xét nghiệm Double test biết được gì?

Double test giúp xác định được sự bất thường trong quá trình phát triển nhiễm sắc thể của thai nhi. Bất cứ sự bất thường nào cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Làm xét nghiệm double test là gìLàm xét nghiệm Double test giúp phát hiện dị tật sớm.

Double test được thực hiện với mục đích sau:

– Trong hội chứng Down

+ PAPP-A có xu hướng giảm đồng thời độ dày da gáy tăng.

+ β-hCG tự do tăng đáng kể.

– Độ mờ da gáy có giá trị cao trong việc giúp đánh giá nguy cơ bất thường của nhiễm sắc thể. Nếu như qua kiểm tra thai nhi có độ mờ da gáy dưới đường 95 phân vị thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp. Độ mờ da gáy dày 3,5 – 4,4 mm tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%. Độ mờ da gáy dày  ≥ 6,5 mm tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể lên đến 64,5%.

– Hội chứng Patau: Chỉ số PAPP-A và β-hCG tự do thấp.

– Hội chứng Edwards: Cả 2 chỉ số chỉ số PAPP-A và β-hCG tự do trong máu đều giảm.

(>> Xem thêm: Bị ốm nghén là gì? Xuất hiện khi nào? Từ A-Z về ốm nghén khi mang thai )

III – Quy trình xét nghiệm Double test thai nhi

Double test là phương pháp xét nghiệm bằng mẫu máu. Trước khi tiến hành lấy máu bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích về quy trình cũng như mục đích xét nghiệm.

Sau đó, bác sĩ sẽ đưa tờ thông tin để thai phụ điền. Trong đó có một vài thông tin quan trọng cần được ghi chính xác như ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất, tuổi thai, ngày siêu âm gần nhất, khoảng sáng sau gáy, chiều dài đầu mông của thai nhi…

Quy trình thực hiện Double test khá phức tạp bao gồm cả việc siêu âm và lấy mẫu máu. Khi thai phụ đã điền xong thông tin bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch ở tay và đựng trong ống nghiệm chuyên dụng.

IV – Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm Double test khi nào có kết quả? Cũng là trong 1 câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thông thường, kết quả phân tích của Double test có thể có sau  2-3 ngày tùy vào từng cơ sở thực hiện.

V – Xét nghiệm double test giá bao nhiêu?

Xét nghiệm Double test bao nhiêu tiền? Sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có sự chênh lệch giữa các cơ sở y tế thực hiện.

Tuy nhiên, chi phí rơi vào khoảng 400.000 – 1.000.000đ tùy vào từng cơ sở. Do đó, để biết chính xác xét nghiệm Double test hết bao nhiêu tiền? Bạn nên liên hệ trực tiếp tới đơn vị mà mình muốn thực hiện để được nhân viên tư vấn cụ thể hơn.

VI – Xét nghiệm Double test ở đâu?

Xét nghiệm Double test quan trọng giúp phát hiện một vài hội chứng dị tật bẩm sinh cho trẻ. Do đó, bạn nên thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín có tên tuổi.

Xét nghiệm double test làm khi nàoLựa chọn cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm.

Bạn nên lựa chọn các bệnh viện lớn có đầy đủ máy móc, trang thiết bị hiện đại và bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm.

(>> Xem thêm: Siêu âm 3D khi nào? )

VII – Những thắc mắc thường gặp khi xét nghiệm double test

Nhiều mẹ bầu khi được bác sĩ tư vấn thực hiện Double test nhưng còn băn khoăn về nhiều vấn đề. Dưới đây là một vài câu trả hỏi thường gặp liên quan đến Double test:

1. Xét nghiệm double test có cần nhịn ăn không?

xét nghiệm double test có cần nhịn ăn khôngThai phụ không cần nhịn ăn.

Xét nghiệm Double test sử dụng máu ở tĩnh mạch tay của người mẹ. Khi thực hiện xét nghiệm này mẹ bầu không cần phải nhịn ăn cũng như không cần thêm bất cứ điều kiện gì khác.

2. Xét nghiệm double test có được ăn sáng không?

Kết quả xét nghiệm Double test không phụ thuộc vào vào việc ăn uống. Do đó, mẹ bầu có thể ăn sáng như bình thường.

3. Xét nghiệm double test nguy cơ thấp là sao?

Khi thực hiện xét nghiệm Double test cho kết quả nguy cơ thấp là ngưỡng an toàn của thai nhi đối với nguy cơ mắc các hội chứng Patau, Down, Edward.

3. Double test có biết trai hay gái không?

Double test là phương pháp xét nghiệm giúp xác định một vài hội chứng dị tật bẩm sinh không cho biết về giới tính thai nhi.

4. Xét nghiệm Double test có chính xác không?

Xét nghiệm Double test dương tính chỉ cho thấy thai nhi có nguy cơ cao, không chính xác 100% thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Để chẩn đoán chính xác hơn cần thực hiện các xét nghiệm khác như chọc dò dịch ối và sinh thiết gai nhau. Tuy nhiên, để yên tâm về kết quả bạn nên lựa chọn cơ sở y tế thực hiện có đầy đủ máy móc, thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm.

5. Double test bình thường có cần làm triple test?

Cả hai phương pháp xét nghiệm này đều chỉ có giá trị sàng lọc. Triple test có đánh giá được nguy cơ dị tật ống thần kinh mà trong Double test không đánh giá được. Vì vậy, bạn nên thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ.

6. Có nên xét nghiệm Double test không?

Xét nghiệm Double test có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những rủi ro mà thai nhi có thể gặp phải.

xét nghiệm double test bao lâu có kết quảNên thực hiện xét nghiệm Double test.

Dị tật bẩm sinh không chỉ làm ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do đó, xét nghiệm Double test là điều hoàn toàn cần thiết.

7. Không xét nghiệm Double test có sao không?

Xét nghiệm Double test được bác sĩ khuyến cáo các mẹ bầu nên thực hiện từ tuần 11-13 của thai kỳ. Nếu không làm xét nghiệm khó có thể phát hiện các dị tật sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Sàng lọc thai nhi giúp các mẹ bầu nắm rõ được tình hình sức khỏe của em bé trong bụng. Ngoài ra, khi phát hiện sớm cũng giúp cho tâm lý gia đình ổn định và vững vàng hơn. Từ đó có hướng khắc phục phù hợp hoặc có những biện pháp can thiệp sớm, nuôi dạy bé tốt hơn.

8. Xét nghiệm Double test nguy cơ down cao?

Xét nghiệm Double test nhằm định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ. Từ đó kết hợp cùng với chiều cao, cân nặng, tuổi mẹ, tuổi thai, khoảng sáng sau gáy và nhờ đến một phần mềm chuyên dụng để đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down.

Hy vọng, với những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được xét nghiệm Double test là gì? Được thực hiện như thế nào. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi nào muốn được giải đáp vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800.1125 để được tư vấn.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ