Bệnh trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý hiệu quả

Trầm cảm ở trẻ em là tình trạng rối loạn tâm trạng khiến cho trẻ cảm thấy chán nản, buồn bã… Khi phát hiện ra những dấu hiệu trầm cảm cha mẹ cần quan tâm và tìm biện pháp điều trị kịp thời để không ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành vi của trẻ.

I – Trẻ trầm cảm là như thế nào?

Bé bị trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Lúc này trẻ thường có tâm trạng buồn bã, không có động lực trong cuộc sống, giảm hứng thú trong mọi việc.

Vì sao trẻ trầm cảmTrẻ bị trầm cảm thường cảm thấy chán nản, buồn bã

Trầm cảm ở trẻ nhỏ ảnh hưởng tới cảm giác, hành xử và suy nghĩ khiến cho trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt là các vấn đề về thể chất và tinh thần.

II – Hiện tượng trẻ bị trầm cảm do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân trẻ trầm cảm như:

– Nội sinh (chưa rõ nguyên nhân): Có nhiều giả thuyết cho rằng trẻ bị trầm cảm có thể là do yếu tố tự miễn môi trường sống, do di truyền… Tuy nhiên, nguyên nhân bé bị trầm cảm này chưa thực sự rõ ràng.

– Áp lực học tập: Nhiều cha mẹ thường băn khoăn lo lắng không biết vì sao trẻ trầm cảm? Nguyên nhân có thể là do áp lực từ việc học tập. Thông thường trẻ bị trầm cảm do yếu tố này thường là do cha mẹ đặt áp lực và mục tiêu quá lớn. Có những trẻ không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi và phải học liên tục. Chính điều này đã gây ra nỗi sợ, khiến trẻ căng thẳng và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

– Bạo lực học đường: Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đã được khống chế tốt nhưng vẫn có một số trường hợp đang là nạn nhân của tệ nạn này. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm.

trẻ bị trầm cảm phải làm saoTrẻ bị trầm cảm có thể do áp lực học tập

– Cú sốc tâm lý: Khả năng chịu đựng của trẻ em thường không cao. Chính vì vậy, nếu như trẻ phải chứng kiến một cú sốc quá lớn như thất bại học tập, mất người thân, cha mẹ ly hôn… cũng khiến trẻ dễ bị trầm cảm.

– Tác động từ môi trường: Trẻ em rất khó thích nghi được với một môi trường mới. Chính vì vậy, nếu như thường xuyên phải di chuyển chỗ ỏ cũng ảnh hưởng phần nào đến tâm lý. Đặc biệt, nếu môi trường sống không lành mạnh cũng khiến cho trẻ có những suy nghĩ tiêu cực.

( >> Xem thêm: Trẻ tự kỷ thường có hành vi nào? Những điều cần làm khi trẻ bị tự kỷ )

III – Triệu chứng trẻ bị trầm cảm

Việc phát hiện ra các dấu hiệu trẻ bị trầm cảm sớm sẽ giúp cha mẹ có biện pháp điều trị kịp trị thời:

– Buồn bã và chán nản: Đây là một trong các dấu hiệu trẻ bị trầm cảm. Trẻ thường xuyên tỏ ra mệt mỏi, than phiền, buồn bã về cuộc sống. Đồng thời giảm hứng thú trong cuộc sống, học tập và tất cả các sinh hoạt nhóm hoặc đoàn thể.

– Tư duy: Dấu hiệu bị trầm cảm ở trẻ em đó chính là khó tập trung, khó tiếp thu và kết quả học tập giảm sút. Quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ khác lại cảm thấy hưng phấn, chăm chỉ học tập kết quả ban đầu tốt, nhưng về sau lại giảm dần.

dấu hiệu bị trầm cảm ở trẻ emTrẻ ngại giao tiếp với mọi người

– Hoạt động xã hội: Một trong những cách nhận biết trẻ bị trầm cảm đó chính là không muốn tham gia các hoạt động xã hội. Trẻ thu mình lại, tự lập và không muốn giao tiếp với mọi người. Có nhiều trẻ thờ ơ, không quan quan tâm tới những hoạt động xung quanh, thậm chí ngay cả những người thân thiết nhất.

– Rối loạn giấc ngủ: Đây cũng là dấu hiệu bị trầm cảm ở trẻ 2 tuổi. Trẻ có thể ngủ ít hoặc nhiều hơn bình thường, cũng có nhiều trẻ khi ngủ thường gặp ác mộng. Chất lượng giấc ngủ của trẻ không đảm bảo, dậy sớm, thức giấc lúc nửa đêm…

– Rối loạn ăn uống: Điển hình nhất là cảm giác chán ăn, không có cảm giác hứng thú với việc ăn uống. Hoặc trẻ khi ăn cảm thấy không ngon miệng hậu quả là trẻ bị giảm cân. Cũng có những trường hợp ngược lại trẻ ăn uống nhiều hơn bình thường dẫn đến tăng cân.

– Rối loạn hành vi: Bạn có thể nhận biết biểu hiện của trẻ bị trầm cảm thông qua hành vi. Thường trẻ sẽ quấy phá, có những hành vi chống đối xã hội, bố mẹ và trốn học, trộm cắp…

Tự sát cũng là một trong những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em nghiêm trọng. Vì vậy, cha mẹ khi nhận thấy con có dấu hiệu bất thường nên dành thời gian và đưa con đi thăm khám.

IV – Cách đánh giá mức độ trầm cảm ở trẻ

Hiện nay, trầm cảm ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ ngày càng trở nên phổ biến. Có những trường hợp có thể thể tự chữa được, những hầu hết các bệnh nhân đều cần đến biện pháp can thiệp y tế.

Cha mẹ cần dành thời gian cho con để có thể kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ. Từ đó đưa trẻ đi thăm khám và có biện pháp xử lý phù hợp.

Một trong những cách giúp bạn phát hiện trầm cảm đó chính là sử dụng thang đánh giá trầm cảm ở trẻ. Tất cả các thanh đánh giá trầm cảm đều không cam kết cho kết quả chính xác hoàn toàn.

Thang đánh giá trầm cảm hiện đang được sử dụng rộng rãi đó chính là thang PQH-9. Thang này được đánh giá cho tới hiệu quả lên đến 88% để phát hiện ra trầm cảm nặng.

Trẻ có thể sử dụng thang đánh giá ở mỗi tháng. Bộ câu hỏi này sẽ được trả lời cho khoảng thời gian là 2 tuần liên tiếp trước khi thực hiện đánh giá.

Thang đánh giá trầm cảm bao gồm 9 câu hỏi với 3 câu trả lời, vì vậy số điểm cao nhất là 27 điểm. Dựa vào kết quả để đánh giá mức độ trầm cảm như sau:

– 0 – 4 điểm: Bình thường.

– 5-9 điểm: Trầm cảm ở mức tối thiểu.

– 10-14 điểm: Trầm cảm ở mức độ nhẹ.

– 15-19 điểm: Trầm cảm ở mức độ trung bình.

– 20-27 điểm: Trầm cảm ở mức độ nặng.

Đối với những người có mức điểm đánh giá trên 10 cần phải đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia. Có như vậy bác sĩ mới tư vấn cụ thể về tình trạng và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

V – Cần làm gì khi trẻ bị trầm cảm?

Trầm cảm ở trẻ có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến nặng. Vì vậy, tùy thuộc vào biểu hiện trẻ bị trầm cảm sẽ có những phương án xử lý cụ thể.

1. Điều trị trẻ bị trầm cảm tại nhà

Nếu trong trường hợp tình trạng trầm cảm của trẻ vẫn có thể kiểm soát đực thì bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn cách hỗ trợ chữa trị ngay tại nhà. Lúc này, trẻ chưa cần sử dụng đến thuốc điều trị:

Rèn luyện thể dục thể thao: Mỗi ngày bạn hãy cùng trẻ vận động nhẹ bằng những bài tập thể thao đơn giản như đạp xe, chạy bộ, bơi lội…

Bạn nên rèn cho con có thói quen này mỗi ngày. Tránh cho bé rơi vào trạng thái thụ động khiến cho biểu hiện của trầm cảm ở trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn.

dấu hiệu trẻ bị trầm cảmCho trẻ rèn luyện thể thao để trị chứng trầm cảm

Tạo niềm vui cho trẻ: Bạn nên cho trẻ tham gia vào những hoạt động vui chơi, câu lạc bộ để tìm niềm vui. Như vậy sẽ giúp trẻ giải tỏa được áp lực căng thẳng, mệt mỏi, nhờ đó các triệu chứng trầm cảm cũng thuyên giảm dần.

Chú ý tới chế độ ăn uống: Cha mẹ nên chú ý và thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ. Bổ sung các thực phẩm dễ tiêu giàu vitamin khoáng chất để cơ thể và não bộ hoạt động tốt hơn.

Quan tâm, chia sẻ với trẻ nhiều hơn: Hầu hết những trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng sống khép kín bản thân, ngại giao tiếp với mọi người. Do đó, các bậc phụ huynh nên kiên trì nói chuyện với con. Ngoài ra, bạn cũng nên giảm bớt áp lực học hành cho trẻ.

2. Điều trị bé bị trầm cảm bằng thuốc

Nếu như trẻ bị trầm cảm ở giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng bệnh xuất hiện liên tục có thể được chuyên gia, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Phương pháp này sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, khi trẻ sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng như: Chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ… Do đó, bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

3. Trị liệu tâm lý

Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu,… được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả. Với phương pháp này, dấu hiệu bé bị trầm cảm sẽ được cải thiện tự nhiên, không tác dụng phụ hoặc để lại biến chứng sau quá trình chữa bệnh.

Đối với trẻ em chuyên gia tâm lý thường sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để chẩn đoán cảm xúc và tâm trạng. Bằng cách này, các chuyên gia sẽ giúp khắc phục dần dần những triệu chứng của bệnh để cân bằng cảm xúc và tâm trạng, nỗi lo lắng và sợ hãi của trẻ.

Cách nhận biết trẻ bị trầm cảmGặp bác sĩ tâm lý để trị trầm cảm

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt bạn nên lựa chọn những cơ sở điều trị uy tín. Bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm sẽ có được những kỹ năng giúp người bệnh phục hồi sức khỏe một cách an toàn và tự nhiên.

VI – Phòng tránh trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên như nào?

Để trẻ không bị trầm cảm, cha mẹ nên lưu ý tới một số vấn đề sau:

Dành thời gian và tình yêu thương cho con. Không nên phân biệt đối xử để trẻ cảm thấy được yêu thương và thoải mái.

Thường xuyên tâm sự với trẻ để biết được suy nghĩ, vấn đề mà bé đang gặp phải để từ đó có hướng giải quyết tốt hơn.

Cha mẹ nên cho con sống trong một môi trường lành mạnh, đầy đủ tình thương yêu.

Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng trầm cảm ở trẻ em. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 18001125.

5/5 - (3 bình chọn)

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ