Dậy thì sớm ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý

Trẻ dậy thì sớm sẽ gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe, cấu trúc xương, tâm sinh lý… Chính vì vậy cha mẹ cần hiểu rõ về hiện tượng này để có đưa trẻ đi thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

I – Bệnh dậy thì sớm là gì?

Các bậc cha mẹ luôn quan tâm đến vấn đề dậy thì sớm ở nam và nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này.

Dậy thì sớm có thể hiểu là tình trạng phát triển những đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường. Đối với bé gái là trước 8 tuổi, có kinh trước 9 tuổi và ở bé trai là trước 9 tuổi.

Bình thường ở bé trai khoảng thời gian dậy thì sẽ nằm trong khoảng 9 -14 tuổi. Còn đối với bé gái là từ 8-13 tuổi. Có nhiều trường hợp trẻ 4 tuổi dậy thì sớm hoặc trẻ 8 tuổi dậy thì sớm.

Bệnh dậy thì sớm là gìDậy thì sớm thường gặp ở cả bé trai và bé gái

Dậy thì sớm được chia thành 2 loại đó là:

– Dậy thì sớm trung ương: Do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động sớm của trục đồi dưới và tuyến yên, tuyến sinh dục.

– Dậy thì sớm ngoại vi: Tình trạng này xảy ra do các hormone steroid sinh dục tăng cao hoặc cũng có thể do bệnh lý tuyến sinh dục hoặc thượng thận gây nên.

Cha mẹ cần phải hiểu rõ dậy thì sớm tốt hay xấu, dậy thì sớm có sao không… để nắm được vấn đề. Từ đó mới có những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

( Xem thêm: Những cách giáo dục giới tính cho trẻ (bé trai, bé gái) bạn nên biết! )

II – Nguyên nhân trẻ bị dậy thì sớm

Nhiều cha mẹ có con gặp phải tình trạng này nhưng lại không biết tại sao dậy thì sớm? Như chúng tôi đã nói ở trên, dậy thì sớm bé trai, dậy thì sớm ở bé gái 7 tuổi được chia thành 2 nhóm chính. Mỗi nhóm sẽ do một số nguyên nhân khác nhau gây nên như:

Dậy thì sớm ở bé trai và bé gáiDậy thì sớm ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

1. Dậy thì trung ương

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng dậy thì trung ương như sau:

– Do có khối u trong tủy sống hoặc não của bé sẽ gây ra hiện tượng dậy thì ở trẻ.

Một số bất thường bẩm sinh của não bộ. Ví dụ rõ ràng nhất đó chính là não úng thủy hoặc những khối u lành tính cũng có thể gây dậy thì trung ương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh dậy thì sớm ở trẻ em mà bạn nên nắm được.

– Suy giáp cũng có thể khiến trẻ dậy thì sớm hơn.

– Tăng sản thượng thận bẩm sinh cũng có thể gây nên tình trạng này.

– Dậy thì trung ương xảy ra cũng có thể do não hoặc tủy sống đã bị nhiễm xạ.

2. Dậy thì sớm ngoại vi

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng này như:

Do bé gái uống các sản phẩm từ sữa bò, ăn thịt heo hoặc gà có tồn dư nhiều hormone tăng trưởng. Đây là những thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ.

Một số trường hợp dậy thì sớm ở trẻ sơ sinh hoặc bé 3 tuổi dậy thì sớm xảy ra là do môi trường. Có nhiều nghiên cứu cho thấy các đồ dùng như chai, can, bao gói, đầu bú, bình sữa, đồ chơi trẻ em… có những chất dẫn phtalat.

Khi sử dụng các sản phẩm trên, chất này sẽ bị trôi ra và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể của trẻ và gây nên hiện tượng dậy thì sớm.

III – Biểu hiện bé dậy thì sớm

Bạn cần nhận các biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ để có cách khắc phục phù hợp nhất. Nam dậy thì sẽ có những dấu hiệu khác so với nữ dậy thì.

1. Dậy thì sớm ở bé trai

Dậy thì sớm ở bé trai thường có một số biểu hiện dưới đây:

– Dương vật và tinh hoàn của trẻ phát triển nhanh chóng.

– Lông nách, tóc và lông ở vùng kín bắt đầu xuất hiện.

– Trẻ tăng trưởng chiều cao khá nhanh và bạn có thể nhận thấy rõ điều này.

– Giọng nói và khuôn mặt thay đổi. Đặc biệt rõ nhất chính là giọng nói ngày càng trở nên ồm và vang hơn hay còn gọi là hiện tượng vỡ giọng.

– Trên mặt bé trai có thể xuất hiện mụn trứng cá, chủ yếu là hai má và trán.

– Có thể trẻ bắt đầu có mùi.

2. Dậy thì sớm ở bé gái 

Đối với bé gái khi dậy thì sớm là gì? Bạn có thể nhận biết qua những dấu hiệu dưới đây:

– Bé gái bắt đầu mọc lông mu, lông ngực và âm vật bắt đầu phát triển.

Bé gái bắt đầu có kinh trong khoảng 8 tuổi cũng là dấu hiệu trẻ bị dậy thì sớm.

– Tăng chiều cao, cân nặng nhanh chóng cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang dậy thì sớm.

IV – Dậy thì sớm có tốt không?

Nhiều cha mẹ thường lo lắng dậy thì sớm có tác hại gì? Có thể thấy nếu như trẻ dậy thì sớm thường bị bạn bè trêu ghẹo khiến cho bé cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ. Vì cảm thấy những điểm khác biệt so với bạn bè cùng trang lứa.

Bé dậy thì sớm có tốt khôngTrẻ em dậy thì sớm có nguy hiểm không? Dậy thì sớm có thể khiến trẻ bị hạn chế chiều cao

Vậy trẻ dậy thì sớm có ảnh hưởng gì? Ảnh hưởng đầu tiên mà chúng ta nhìn thấy đó chính là tâm lý của trẻ. Trẻ có thể cảm thấy tự ti, dễ gây trầm cao và để lại di chứng sau khi trưởng thành.

Trẻ dậy thì sớm sẽ phát triển nhanh theo tuổi xương. Như vậy sẽ khiến trẻ cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, điều này lại không hề có lợi mà sẽ khiến cho đầu xương đóng khép sớm và rút ngắn thời kỳ sinh trưởng vì vậy dậy thì sớm bị lùn.

Từ đó sẽ làm ảnh hưởng tới chiều cao của bé. Đây cũng là một trong những tác hại nếu như bạn chưa biết dậy thì sớm có ảnh hưởng gì không.

Dậy thì sớm ảnh hưởng gì? Sự phát triển tâm sinh lý quá sớm cũng dẫn đến những ham muốn tình dục trước tuổi trưởng thành. Lứa tuổi này trẻ chưa chín chắn nên dễ bị lợi dụng và khó tránh khỏi những cạm bẫy xã hội. Vì vậy đây cũng là một trong những tác hại rất lớn. 

Những biến đổi tâm sinh lý trong thời gian dậy thì cũng có thể khiến cho việc học của trẻ bị sa sút. Trẻ dễ bỏ bê việc học. Như vậy, bạn cũng có thể biết được trẻ dậy thì sớm có nguy hiểm không?

Vì vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý, biết được trẻ dậy thì sớm khi nào cần điều trị và nên tìm hiểu khám dậy thì cho bé ở đâu uy tín để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

V – Cách điều trị trẻ bị dậy thì sớm

Nhiều cha mẹ lo lắng không biết trẻ bị dậy thì sớm phải làm sao để khắc phục. Tùy vào từng nguyên nhân sẽ có những cách điều trị khác nhau.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp không xác định được nguyên nhân gây dậy thì. Việc điều trị tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và tốc độ dậy thì nhanh như thế nào.

Trẻ dậy thì sớm phải làm saoĐi thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất

Đối với những trẻ bị dậy thì sớm do nguyên nhân trung ương thì có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc aGnRH. Loại thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình dậy thì ở trẻ.

Trẻ cần được sử dụng thuốc liên tục cho đến tuổi bình thường của dậy thì. Nếu như dừng thuốc đột ngột thì quá trình dậy thì sớm có thể sẽ bắt đầu lại. 

Trẻ dậy thì sớm thì sao? Nếu dậy thì do khối u thì cần tiến hành phẫu thuật kết hợp với tai xạ và hóa trị liệu đối với khối u ác tính.

Điều trị cường Testosterone bằng cách sử dụng thuốc kháng nấm Ketoconazol. Trẻ cần sử dụng thuốc với liều cao hơn nhiều so với liều kháng nấm trong điều trị.

Bởi đây là một chất ức chế enzyme P450 của ty lạp thể, chúng có tác dụng chung lên quá trình sinh tổng hợp steroid. Đây cũng là một trong những cách mà bạn có thể tham khảo khi chưa biết con gái dậy thì sớm phải làm sao?

Điều trị hội chứng Mc Cune – Albright bằng Testolactone. Cách này sẽ có tác dụng ức chế arom – hoá chuyển androgen thành estrogen. 

VI – Cách phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ

Để phòng ngừa hạn chế dậy thì sớm ở trẻ có rất nhiều biện pháp khác nhau. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

– Có chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng. Bạn cần phải biết trẻ dậy thì sớm không nên ăn gì để tránh những thực phẩm đó ra. Bạn không nên cho trẻ ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nêm gia vị quá mặn, hoặc uống nhiều nước có gas. Thay vào đó, bạn nên chọn những thực phẩm an toàn, ăn trái cây đúng mùa.

Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn nên hướng dẫn trẻ tập thể dục thể thao mỗi ngày trong khoảng 30 phút với các môn như đá bóng, bơi lội…

Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn nhanh, dầu mỡ

– Không nên tự ý sử dụng các thực phẩm bổ sung. Nhiều trẻ uống sữa dậy thì sớm vì vậy bạn cần lưu ý tới vấn đề này.

– Cha mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề trẻ dậy thì sớm khám ở đâu uy tín để được bác sĩ tư vấn những biện pháp phòng tránh tốt nhất.

VII – Những thắc mắc thường gặp khi trẻ dậy thì sớm

Đối với vấn đề dậy thì sớm ở trẻ cha mẹ luôn quan tâm và muốn tìm hiểu xem nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị như thế nào. Tuy nhiên, dưới đây là một trong những thắc mắc thường gặp nhất đối với hiện tượng này:

1. Dậy thì sớm có ảnh hưởng đến chiều cao?

Dậy thì sớm ảnh hưởng đến chiều cao không? là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Có thể thấy, khi trẻ dậy thì sớm thường sẽ làm chiều cao bị hạn chế. Chiều cao của con người có liên hệ mật thiết với tuổi xương và không liên quan nhiều đến tuổi thực tế.

Trẻ em dậy thì sớm có nguy hiểm không

Nếu như bé 6 tuổi nhưng tuổi xương là 8 tuổi thì thời gian phát triển xương ít hơn 2 năm so với bình thường. Như vậy, chiều cao cũng có thể bị thấp hơn. Nhưng đối với một số trẻ dậy thì sớm tuổi xương không tăng thì cũng không ảnh hưởng đến chiều cao.

2. Dậy thì sớm có mãn kinh sớm không?

Đây cũng là một trong những vấn đề khiến nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng. Bởi hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, 2 hiện tượng này sẽ do các nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì vậy, để được tư vấn trẻ dậy thì sớm chính xác bạn nên đi thăm khám và gặp bác sĩ.

3. Trẻ em dậy thì sớm khám ở đâu?

Trẻ dậy thì sớm khám ở đâu? Việc lựa chọn địa chỉ khám vô cùng quan trọng. Bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín.

Tốt nhất bạn nên cho con đến các bệnh viện lớn để được các bác sĩ thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó sẽ đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Hy vọng, với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ. Nếu còn băn khoăn hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125 để được tư vấn chi tiết cụ thể hơn.

4.9/5 - (15 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ