Bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu? Giải đáp

Câu hỏi:

“Chào dược sĩ: Tôi vừa mới lập gia đình và đang có ý định mang bầu trong 6 tháng tới. Vậy tôi nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu để đạt được kết quả như mong muốn?”

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tiêm phòng trước khi mang bầu bao lâu? Trong bài viết này, dược sĩ nhãn hàng Yoosun Mama sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này.

I – Nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?

Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai có vai trò quan trọng đối với mẹ và bé tránh khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, vẫn có không ít chị em chưa hiểu rõ về các loại vắc xin cũng như thời điểm tiêm phòng. Do đó, có nhiều người thắc mắc cần tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?

Có rất nhiều loại vắc xin nên tiêm trước khi mang thai. Tuy nhiên, thời điểm và thời gian của mỗi loại không giống nhau. Do đó, chị em cần nắm rõ thời gian tiêm phòng thích hợp để đạt được hiệu quả phòng bệnh như mong muốn:

Nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâuTùy từng loại vắc xin sẽ có lịch tiêm khác nhau.

– Bệnh cúm: Vắc xin cúm có độ nhạy cao và mọi đối tượng có thể tiêm ở mọi thời điểm bao gồm cả trước và khi mang thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thời điểm tiêm vắc xin cúm nên được thực hiện sớm trước khi vào mùa cúm (từ tháng 10 cho đến tháng 5 của năm sau). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tiêm ngừa cúm bất cứ khi nào trong thai kỳ.

– Sởi, quai bị, rubella: Mũi tiêm phòng 3 trong 1 này cần được tiêm trước khi có thai 3 tháng và không tiêm nếu có thai.

– Bạch hầu, ho gà, uốn ván: Mũi vắc xin này chị em có thể tiêm trước khi mang thai hoặc trong thời gian mang thai từ 27 đến 36 tuần.

– Viêm gan B: Cũng tương tự như vắc xin cúm, vắc xin phòng bệnh viêm gan B có thể tiêm vào trước hoặc sau khi mang bầu. Tuy nhiên, chị em nên tiêm 3 tháng trước khi có bầu để đảm bảo sức khỏe trong thời gian mang thai.

– HPV: Loại vắc xin này cần được tiêm trước khi mang thai 3 tháng và không chỉ định tiêm trong thời kỳ mang thai.

– Thủy đậu: Chị em khi có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng thủy đậu trước khi có bầu 3 tháng.

II – Vì sao nên tiêm phòng đúng lịch?

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết được nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu? Việc tiêm vắc xin đúng lịch mang đến rất nhiều lợi ích cho chị em như:

tiêm phòng trước khi mang bầu bao lâuTiêm vắc xin đúng lịch để đạt được hiệu quả cao.

– Mọi loại vắc xin khi được đưa vào sử dụng đều đã trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài về tính an toàn, hiệu lực, lịch tiêm, liều lượng và đường tiêm theo quy định. Do đó, để đảm bảo vắc xin hoạt động hiệu quả mọi người cần được tiêm phòng đúng lịch và đủ liều.

– Chị em nếu không được tiêm chủng hoặc không tiêm đầy đủ, tiêm muộn có nguy cơ cao mắc bệnh trước khi được tiêm chủng do không có hệ miễn dịch bảo vệ. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo khuyến cáo và tuân thủ thời gian tiêm theo đúng quy định.

III – Lưu ý trước và sau khi tiêm phòng

Tiêm vắc xin là cách chủ động để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn cũng như giảm các tác dụng phụ trước và sau khi tiêm bạn nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

tiêm phòng trước khi mang bầu bao lâuChú ý tới chế độ dinh dưỡng trước và sau khi tiêm phòng.

1. Trước khi tiêm phòng

– Chị em cần thăm khám sàng lọc trước khi tiêm chủng.

– Thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe, có đang sử dụng loại thuốc điều trị nào hay không? Có dị ứng với thuốc hoặc thức ăn nào…

– Không bị sốt khi đi tiêm phòng.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trước khi chuẩn bị tiêm vắc xin.

2. Sau khi tiêm phòng

– Cần ở lại địa điểm tiêm vắc xin ít nhất 30 phút để nhân viên y tế theo dõi sức khỏe.

– Khi về nhà, nên theo dõi xem cơ thể có dấu hiệu gì bất thường xảy ra trong 3 ngày đầu sau khi tiêm không.

– Không được sử dụng bia rượu khi tiêm phòng xong.

– Uống nhiều nước trong trường hợp bị sốt để không bị mất nước. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm nhiều loại trái cây hoặc nước ép giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể không bị mệt mỏi.

– Sau khi tiêm tuyệt đối không được bôi thuốc hoặc đắp bất cứ thứ gì tại chỗ tiêm.

– Nếu bị sốt nên mặc quần áo thoáng mát và uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu không hạ sốt cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mong rằng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu? Bạn có bất cứ băn khoăn nào cần được giải đáp thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ