Phát triển não bộ của trẻ và những thông tin quan trọng bạn cần biết

Sự phát triển não bộ của trẻ là nền tảng quan trọng cho sự thành công trong tương lai. Vậy bạn đã biết nên áp dụng cách nào để não bộ của trẻ phát triển tốt hay chưa? Tất cả những băn khoăn trên sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này.

I – Sự phát triển não bộ của trẻ em – Tại sao phải quan tâm?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong vòng 1000 ngày đầu đời chính là giai đoạn rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như sự phát triển trí não của trẻ. Đây là thời điểm mà não phát triển nhanh chóng nhất trong những giai đoạn của cuộc đời.

Giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ emNão bộ có vai trò quan trọng trong việc giúp bé thông minh.

Bộ não chính là trung tâm chỉ huy của cơ thể. Đồng thời, chúng giữ nhiều chức năng quan trọng điều khiển các chức năng của các cơ quan, điều khiển hoạt động, cảm xúc, nhận thức…Đối với mỗi một chức năng sẽ do một phần khác nhau của não đảm nhận như:

– Trung não thực hiện nhiệm vụ điều khiển các cử động của mắt.

– Cầu não thực hiện nhiệm vụ phối hợp cử động của gương mặt, mắt, cảm giác khuôn mặt và nghe.

– Tiểu não chịu trách nhiệm phối hợp các động tác hoặc tạo nhịp điều khi cử động.

– Bán cầu não có nhiệm vụ về ngôn ngữ, lời nói. Đồng thời giữ vai trò chủ đạo trong việc xử lý thông tin cũng như xác định không gian.

– Vùng hạ đồi có vai trò kiểm soát một số chức năng như ăn ngủ, điều hòa cảm xúc, thân nhiệt, vận động, sự tiết các nội tiết tố.

– Vùng hải mã sẽ liên quan tới khả năng ghi nhớ thông tin.

– Vỏ não trán trước có nhiệm vụ về trí nhớ, trí thông minh cũng như khả năng tập trung và cá tính, tính khí…

Từ khi trẻ sinh ra, bộ não đã được trang bị đầy đủ các tế bào não cần thiết. Tuy nhiên, những tế nào này vẫn chưa thực sự hoạt động. 1000 ngày chính là thời gian để các tế bào thần kinh kết nối được hình thành và hoàn thiện.

Cha mẹ cần quan tâm tới giai đoạn phát triển não bộ của trẻ. Khi não bộ phát triển toàn diện sẽ giúp phát triển chức năng của não và khả năng học hành của trẻ. Từ đó tạo nền tảng cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ trong tương lai.

Không chỉ vậy, khi quan tâm tới sự phát triển não bộ của trẻ em còn giúp con có được những kỹ năng quan trọng như giao tiếp, giải quyết vấn đề…

Chính vì vậy, trong những năm đầu đời sẽ là cơ hội tốt nhất cho não bộ của bé phát triển hoàn thiện. Nếu như cha mẹ bỏ lỡ giai đoạn này sẽ khiến những kết nối thần kinh khó được hình thành trong giai đoạn tiếp khi bé đã lớn.

(>> Xem thêm: Mấy tháng bé biết lẫy? Trẻ biết lẫy sớm có tốt không? Giải đáp )

II – Những giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ 

Kết quả nghiên cứu của nhóm giáo sư đại học Harvard cho thấy, có 3 giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ nhỏ đó là:

1. Giai đoạn 1 từ 0 – 3 tuổi

Đây là giai đoạn mà trẻ sẽ hình thành khả năng tự nhận thức. Không chỉ vậy, sự ham muốn, tò mò khám phá và bắt chước cũng được phát triển mạnh. Lúc này, trẻ thường thích học theo những hành động của bố mẹ.

sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinhGiai đoạn vàng để phát triển trí não từ 0 -3 tuổi.

Đối với giai đoạn 0 – 3 tuổi này ý thức cạnh tranh của trẻ cũng khá mạnh mẽ. Ví dụ như trẻ ăn cùng các bạn sẽ ăn nhanh hơn so với ăn 1 mình. Nguyên nhân là do tâm lý cạnh tranh, ganh đua.

Não của bé trong giai đoạn này thường có 3 chức năng chính:

– Tiếp thu những điều mới lạ.

– Lặp lại.

– Ghi nhớ.

Thời gian bé ghi nhớ có thể cao gấp 4 lần so với thời gian ghi nhớ của người trưởng thành. Do đó, trong giai đoạn phát triển não bộ của bé cha mẹ cần chú ý đến hành vi, cách cư xử của mình.

2. Giai đoạn 2 từ 5 – 7 tuổi

Đây cũng là 1 trong các giai đoạn phát triển não bộ của trẻ mà cha mẹ cần lưu ý tới. Khi trẻ lên 3 đã bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn và chịu tác động bởi nhiều yếu tố.

Thời điểm này, não bộ của trẻ phát triển khá nhanh. Tính cách của trẻ cũng sẽ được bộc lộ trong giai đoạn này. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý để định hình và uốn nắn cho con.

Trẻ 3 – 6 tuổi có khả năng quan sát và bắt chước nhanh nhạy. Tuy nhiên, trẻ cũng chưa phân biệt được đúng sai. Để đảm bảo não bộ của con phát triển tốt bạn nên quan tâm đến con. Kịp thời phát hiện những điều không tốt để ngăn chặn.

Bạn nên mua những món đồ chơi phù hợp với lứa tuổi để rèn luyện trí thông minh. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện, đưa con tới những khu vui chơi, công viên, nơi công cộng để con khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống.

3. Giai đoạn 3 từ 8 – 10 tuổi

Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển não bộ của bé. Khi trẻ 8 – 10 tuổi thường có xu hướng bướng bỉnh hơn, thể hiện sự nổi loạn, học hành chán nản. Một số trẻ còn không thích nghe và làm theo lời bố mẹ.

Giai đoạn này là cảm xúc cạnh tranh và tư duy chiến thắng ở trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Tư duy của trẻ phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau. Trẻ sẽ có nhiều cách sáng tạo để giành được chiến thắng.

Theo các chuyên gia, trước 11 tuổi là thời điểm quan trọng để cha mẹ giúp con loại bỏ những thói quen xấu. Sau độ tuổi này, việc đó sẽ trở nên khó khăn hơn. 

(>> Xem thêm: Bệnh trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý hiệu quả )

III – Các cách phát triển não bộ cho trẻ em

Sự phát triển não bộ ở trẻ em có vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, bạn nên quan tâm và tìm hiểu những phương pháp cải thiện sự phát triển trí não của con mình.

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Không áp đặt trẻ làm những điều con không thích

Nhiều người thường có suy nghĩ rằng, con cái còn nhỏ chưa biết phân biệt đúng cách nên cần nghe lời bố mẹ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ không muốn làm nhưng vẫn miễn cưỡng nghe lời. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển tâm lý của trẻ.

Khi trẻ lúc nào cũng nghe lời của bố mẹ, chúng không biết suy nghĩ và không có chính kiến của bản thân. Từ đó sẽ hình thành việc ỷ lại vào người khác. Do đó, nếu bạn muốn cải thiện phát triển não bộ cho bé hãy lưu ý tới vấn đề này.

2. Cho trẻ vận động giúp phát triển não bộ của trẻ

Khi con được vận động, tập thể dục sẽ tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, adrenaline, dopamine. Đây đều là những thành phần quan trọng để thúc đẩy việc kết nối thần kinh não bộ.

Để sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh diễn ra tốt hơn bạn nên cho trẻ cầm nắm, bắt tay… Với những trẻ lớn hơn hãy tham gia chạy nhảy, tập luyện các môn thể thao… Việc rèn luyện chân tay cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tiểu não.

cách phát triển não bộ cho trẻCho trẻ vận động tập thể dục thể thao.

Không chỉ vậy, các hoạt động ngoài trời còn giúp trẻ có cơ hội khám phá, mở mang đầu óc. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng ngôn ngữ thông qua thị giác.

3. Đọc sách

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khi một người đọc sách các liên kết giữa tế bào thần kinh trở nên tốt hơn. Nhờ đó, sẽ cho phép não bộ hoạt động trong trạng thái tốt hơn.

Nếu bạn đang muốn giúp phát triển não bộ của trẻ hãy thử áp dụng ngay cách này. Cha mẹ, nên dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho con nghe giúp con thông minh và có thêm nhiều kỹ năng hơn.

4. Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Sự phát triển não bộ của trẻ sẽ diễn ra trong 3 thời điểm vàng. Bạn nên hạn chế cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian này.

Kết quả nghiên cứu của Đại học Stanford cho thấy, việc xem tivi thường xuyên sẽ làm tăng lượng dopamine của trẻ. Điều này, có thể làm giảm độ nhạy bén của não bộ và khiến trẻ khó tập trung vào việc học tập sau này.

5. Chú ý đến chế độ sinh dưỡng

Sự phát triển não bộ cho trẻ sơ sinh có liên quan mật thiết tới chế độ dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng mà trẻ nhận được chính là con đường dẫn truyền thần kinh, tín hiệu, synap và tạo độ dẻo cho khớp thần kinh.

Để não bộ của trẻ được phát triển tốt bạn nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Với trẻ sơ sinh nên bú mẹ trong 6 tháng đầu tiên.

Sữa mẹ giúp tăng trí thông minh của trẻ trong suốt nhiều năm của giai đoạn đầu tiên hoặc có thể kéo dài tới khi trưởng thành.

Sở dĩ sữa mẹ có vai trò trên là nhờ vào lượng axit béo giúp phát triển não cùng với dưỡng chất HMO có trong sữa kết hợp với sự tương tác, vuốt ve giữa mẹ và bé khi con bú.

sự phát triển não bộ của trẻ emNên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều DHA cho bé.

Nếu vì một vài lý do nào đó, bạn không thể cho con bú mẹ hoàn toàn có thể thay thế bằng sữa công thức. Bạn nên chọn sữa phát triển não bộ cho bé có thành thần tương đương với sữa mẹ.

Còn đối với những bé lớn đã bắt đầu ăn dặm mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho trí não như: Cá hồi, trứng, các loại rau xanh, hoa quả… Những thực phẩm này đều chứa nhiều DHA và vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ.

IV – Lưu ý khi phát triển não bộ cho trẻ 

Để giúp con phát triển trí não tốt cha mẹ nên lưu ý tới một số vấn đề sau đây:

– Cha mẹ không nên tập trung để con đi trước các bạn bè cùng trang lứa trong một một số lĩnh vực.

– Nên cố gắng áp dụng 5 cách mà chúng tôi nêu trên để giúp bé phát triển trí não toàn diện.

– Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm chiên rán, đường, thực phẩm chứa chì, ăn quá mặn… Bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé.

Sự phát triển não bộ của trẻ nhỏCho trẻ đi thăm khám khi có dấu hiệu bất thường về nhận thức.

– Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về thể chất, nhân thức… cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu bạn muốn con thông minh, sáng dạ hãy chú ý tới sự phát triển não bộ của trẻ. Việc cải thiện cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả cao. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ với dược sĩ của kem Yoosun Mama để được tư vấn chi tiết hơn.

5/5 - (3 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ