Mẹ bầu nghén nôn ra máu có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Nghén nôn ra máu trong giai đoạn mang thai không phải là dấu hiệu tốt nhưng vẫn có thể xảy ra. Điều này khiến cho mẹ bầu cảm thấy vô cùng lo lắng, không biết có ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi hay không? Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

I – Nghén nôn ra máu là thế nào?

Có thai nghén nôn ra máu là tình trạng mẹ bầu thải ra một lượng dịch nôn nhất định có chứa máu. Hiện tượng này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nghén nôn ra máu thường gặp ở những phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Máu nôn có thể là màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi.

Mẹ bầu nghén nôn ra máu có sao khôngNghén nôn ra máu thường xảy ra ở tam cá nguyệt đầu tiên.

Thông thường, có nhiều trường hợp thai phụ bị nôn ra máu do có vấn đề về đường tiêu hóa. Khi xuất hiện cả hai triệu chứng này cùng một lúc, mẹ bầu nên thăm khám và can thiệp y tế sớm để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

II – Nguyên nhân khiến mẹ bầu nghén nôn ra máu

Theo các chuyên gia, tình trạng nghén bị nôn ra máu ở phụ nữ mang thai thường là dấu hiệu và kết quả của tình trạng ốm nghén nặng. Chị em khi bị những cơn nghén, buồn nôn kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ốm nghén nôn ra máu có sao khôngNghén nôn ra máu có thể do viêm loét dạ dày.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghén nôn ra máu:

– Viêm loét dạ dày: Thai phụ có thể bị viêm loét dạ dày do tác nhân vi khuẩn HP, do căng thẳng, stress, ăn uống không điều độ hoặc hệ quả của việc nôn quá nhiều làm tổn thương dạ dày. Máu chảy từ vùng viêm loét dạ dày, lẫn vào thức ăn và ra ngoài theo cơn nôn.

– Mất nước: Mất nước vừa là hệ quả vừa là nguyên nhân gây nên tình trạng nôn ra máu ở mẹ bầu. Nôn quá nhiều khiến cho cơ thể bị mất nước. Nếu như không được bổ sung kịp thời, áp lực tăng khiến cho chất nôn trào ngược chứa dịch vàng và máu.

– Chảy máu ở thực quản: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thai nghén nôn ra máu. Những cơn nôn do ốm nghén thường kéo dài hết tam cá nguyệt đầu tiên khiến cho thức ăn, mật dịch dạ dày trào ngược thực quản ra ngoài.

Đặc biệt, những cơn nôn mạnh còn gây tổn thương khiến cho thực quản chảy máu. Lúc này, trong dịch nôn sẽ chứa máu tươi nhiều hoặc ít tùy vào tình trạng tổn thương.

Ngoài ra, nghén nôn ra máu có thể liên quan đến tác dụng phụ của một số thuốc hoặc một số bệnh lý như xơ gan, tăng huyết áp…

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Để xác định chính xác mẹ bầu cần đến bệnh viện thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết.

III – Mẹ bầu ốm nghén nôn ra máu có nguy hiểm không?

Mẹ bầu nghén nôn ra máu có sao không? Biến chứng có thể xảy ra ở thai phụ khi nôn nghén ra máu. Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan, bởi những tác động này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể như:

– Do xuất huyết mất máu nhiều khiến mẹ bầu bị thiếu hụt tế bào hồng cần khỏe mạnh. Từ đó có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng tới thai nhi.

Bị nghén nôn ra máu có sao khôngMẹ bầu bị nôn ra máu gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Dịch nôn cùng với máu trào ngược cũng có thể khiến cho thai phụ bị khó thở và gặp khó khăn trong quá trình ăn uống. Tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi nhưng không thuyên giảm bạn nên đến gặp bác sĩ.

– Nôn ra máu khi mang thai khiến cho nhiều thai phụ cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Nếu không tìm được nguyên nhân và cách khắc phục để tình trạng kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm. Việc thăm khám và tư vấn y tế tại bệnh viện là điều quan trọng để đảm bảo tinh thần và tâm lý ổn định khi mang thai.

IV – Mang thai nghén nôn ra máu nên xử lý như thế nào?

Hiện tượng nôn nghén ra máu cần xác định được nguyên nhân chính xác. Từ đó, mới có thể tìm biện pháp khắc phục và điều trị nhanh chóng.

Để giảm bớt tình trạng ốm nghén,bạn có thể tham khảo và áp dụng theo một số biện pháp dưới đây:

– Uống nước trái cây: Đây cũng là biện pháp giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng ốm nghén. Nên bổ sung nước lọc hoặc nước trái cây thường xuyên.

– Có chế độ ăn cân đối: khi mang thai cần có một chế độ ăn cân đối. Bởi điều này sẽ giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Không chỉ vậy, khi ăn uống khoa học, lành mạnh còn giúp bạn có đủ năng lượng.

Có thai nghén nôn ra máuMẹ bầu cần đi thăm khám khi bị nôn ra máu.

– Ăn ít: Bạn đừng nên ăn quá nhiều trong 1 lần, thay vào đó nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Mỗi bữa cách nhau khoảng 2 giờ. Hãy nhớ không nên ăn nhiều trước khi đi ngủ.

– Ăn nhẹ: Cảm giác buồn nôn thường xuất hiện vào buổi sáng. Do đó, để giảm cảm giác này bạn có thể ăn bánh quy hoặc bánh mì. Những món ăn này vừa giúp cung cấp năng lượng vừa khiến cơ thể không thấy buồn nôn.

– Hạn chế ăn món dầu mỡ: Khi bị ốm nghén, mẹ bầu nên tránh xa những món ăn nhiều dầu mỡ. Bởi những món ăn này dễ khiến tình trạng nôn nghén trở nên trầm trọng hơn.

– Dùng gừng: Gừng giúp giảm cơn buồn nôn. Bạn có thể sử dụng vài lát gừng kết hợp cùng với nước trái cây.

– Tập thể dục: Để giảm tình trạng ốm nghén khi mang thai mẹ bầu cũng nên dành thời gian tập thể dục nhẹ nhàng. Bạn có thể lựa chọn các bài tập yoga hoặc đi bộ.

Ngoài ra, mẹ bầu hãy nhớ nghỉ ngơi đầy đủ, đừng để cơ thể quá căng thẳng. Bởi điều này không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng nghén nôn ra máu cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và điều trị phù hợp. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này cần giải đáp ngay vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài (miễn cước phí) 1800.1125.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ