Rối loạn chống đối xã hội: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Rối loạn chống đối xã hội ở trẻ có thể gây ra những hành vi nguy hiểm, phạm pháp. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên hiểu rõ về vấn đề này từ nguyên nhân, dấu hiệu để có biện pháp điều trị phù hợp.

I – Rối loạn chống đối xã hội là gì?

Rối loạn chống đối là một bệnh lý khá phức tạp và khó chẩn đoán được từ thời thơ ấu. Người bệnh có thể phải trải qua trong suốt một quãng thời gian dài.

Khi những suy nghĩ rối loạn đã ăn sâu và cứng nhắc, người bệnh có thể gây ra những hành vi vô trách nhiệm, phạm pháp và không có cảm giác hối lỗi. Hiểu một cách đơn giản, đây chính là sự chống đối pháp luật, lừa dối và thao túng bởi những lợi ích của bản thân.

Bệnh rối loạn chống đối xã hội là gìRối loạn chống đối là bệnh lý gặp ở trẻ nhỏ.

Đây là một bệnh lý khá nhạy cảm, vì thuật ngữ dùng để chỉ bệnh có ý nghĩa tiêu cực, liên quan tới chuẩn mực đạo đức. Do đó, nếu như chưa có kết luận của bác sĩ chuyên khoa tâm thần bạn không nên gán cho ai đó chứng bệnh này.

II – Nguyên nhân rối loạn chống đối ở trẻ

Hiện nay, nguyên nhân gây nên chứng rối loạn chống đối xã hội vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, môi trường sống và yếu tố di truyền được coi là yếu tố quan trọng có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển rối loạn chống đối.

Người mắc phải bệnh có thể đã trải qua những nỗi ám ảnh từ thời thơ ấu như: bố mẹ bỏ rơi, đánh đập, lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động.

( >> Xem thêm: Trẻ rối loạn hành vi là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý )

III – Biểu hiện bệnh rối loạn chống đối xã hội

Bạn có thể nhận biết rối loạn bướng bỉnh chống đối xã hội ở trẻ qua những dấu hiệu dưới đây:

– Trẻ không tuân thủ và thực hiện theo các chuẩn mực xã hội liên quan tới những hành vi hợp pháp.

– Hay nói dối, lừa dối nhiều lần.

– Có thể sử dụng các bí danh hoặc lừa bịp người khác để mua hoặc thu lợi về cho cá nhân mình.

– Hung dữ, khó chịu và thường xuyên hành hung, đánh nhau.

Hội chứng rối loạn chống đối xã hộiTrẻ có thể hành hung người khác.

– Bốc đồng, học tập và làm việc không có kế hoạch.

– Có thái độ chủ quan với tính mạng của bản thân hoặc mọi người xung quanh.

– Không có trách nhiệm với việc mình làm. Thờ ơ hoặc hợp lý hóa việc ngược đãi hoặc làm tổn thương người khác.

– Không có thái độ hối hận với những việc làm sai trái mình đã gây ra.

IV – Rối loạn chống đối ở trẻ bố mẹ nên làm gì?

Đối với những trẻ mắc chứng rối loạn chống đối xã hội thường không có khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ. Nếu như bạn nghi ngờ con mắc phải hội chúng trên nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ và giúp đỡ.

Rối loạn chống đối khó điều trị, nhưng đối với một số trường hợp việc điều trị và theo dõi sát sao chặt chẽ có thể mang lại những kết quả tích cực. Việc chữa trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, triệu chứng.

Việc điều trị khá phức tạp cần sự phối hợp giữa bác sĩ, chuyên gia từ nhiều linh vực như: Bác sĩ tâm lý, điều dưỡng tâm thần, dược sĩ, nhà tâm lý học hoặc nhà trị liệu, nhân viên chăm sóc xã hội.

Trước khi tiến hành điều trị bác sĩ sẽ tiến hành test rối loạn chống đối xã hội. Từ đó mới đưa ra liệu trình điều trị cụ thể cho từng người bệnh.

1. Tâm lý trị liệu

Đây được xem là biện pháp chính để điều trị chứng rối loạn chống đối xã hội. Trong thời gian điều trị, các chuyên gia sẽ giúp trẻ tìm hiểu và chia sẻ về tình trạng cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ, hành vi của mình. Đồng thời, trẻ sẽ học được cách kiểm soát chứng rối loạn, đối phó với tình trạng căng thẳng.

rối loạn bướng bỉnh chống đốiĐưa trẻ đến bác sĩ tâm lý để điều trị.

Bên cạnh đó, phương pháp này còn đào tạo cho trẻ có được các kỹ năng xã hội. Trẻ có thể sử dụng cái nhìn, suy nghĩ để học được những biện pháp lành mạnh nhằm kiểm soát các triệu chứng.

2. Dùng thuốc

Hiện tại, để kiểm soát một số triệu chứng do rối loạn chống đối gây nên bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như sau:

– Thuốc chống trầm cảm.

– Thuốc ổn định tâm trạng.

– Thuốc chống lo âu.

– Thuốc chống loạn thần.

Một số trường hợp trẻ bị rối loạn chống đối xã hội ở mức độ nặng cần phải nhập viện để điều trị. Tuy nhiên, điều này chỉ được khuyến khích khi trẻ không có ai chăm sóc hoặc có nguy cơ gây hại cho người thân ngay lập tức.

( >> Xem thêm: Những thông tin về chứng rối loạn giao tiếp )

V – Cách phòng tránh rối loạn chống đối ở trẻ

Hiện nay, không có cách nào chắc chắn để phòng tránh rối loạn chống đối ở trẻ em. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng để con sống trong một môi trường lành mạnh, gia đình êm ấm, hạnh phúc.

Không cho con tiếp xúc với sách báo, ti vi xem những video có nội dung bạo lực.

Trẻ bị rối loạn chống đối xã hội có thể gây áp lực, gánh nặng cho mọi người xung quanh. Vì vậy, ngay khi nghi ngờ trẻ bạn nên đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline (miễn cước) 1800.1125.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ