Chứng rối loạn giao tiếp là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý

Để giao tiếp với mọi người hiệu quả trẻ cần làm biết cách diễn đạt ý và sử dụng đúng từ ngữ. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ bị rối loạn giao tiếp. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh về hội chứng này.

I – Rối loạn giao tiếp là gì?

Rối loạn giao tiếp được biểu hiện thông qua sự trở ngại khi sử dụng các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ xã hội. Khi trẻ mắc phải hội chứng này sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy tắc giao tiếp xã hội thông thường. 

Chứng rối loạn giao tiếp là gìRối loạn giao tiếp là hội chứng thường gặp ở trẻ.

Một số trường hợp trẻ khó có thể thay đổi ngôn từ cho phù hợp với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của người nghe. Khi tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng giao tiếp của trẻ. Bên cạnh đó, còn cản trở quá trình học tập, khiến kết quả giảm sút.

II – Nguyên nhân rối loạn giao tiếp ở trẻ 

Rối loạn giao tiếp ở trẻ có thể do một số nguyên nhân khác nhau gây nên như:

– Trẻ gặp phải các vấn đề về thể chất như vấn đề trong việc phát triển não bộ.

– Trong quá trình mang thai mẹ thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại.

– Rối loạn giao tiếp có thể do trẻ mắc các vấn đề liên quan tới gen.

– Trẻ bị sứt môi hoặc vòm miệng.

– Yếu tố di truyền cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng này.

(>> Xem thêm: Rối loạn ngôn ngữ: Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp can thiệp )

III – Biểu hiện trẻ bị rối loạn giao tiếp

Khi trẻ mắc phải hội chứng rối loạn giao tiếp thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. Điều đó sẽ thể hiện qua một số dấu hiệu sau đây:

– Trẻ ít khi sử dụng khả năng giao tiếp của mình cho các mục đích xã hội như chia sẻ thông tin, chào hỏi để phù hợp với bối cảnh xã hội.

– Trẻ gặp trở ngại trong việc thay đổi cách giao tiếp cho phù hợp với nhu cầu người nghe hoặc tình huống. Ví dụ như: trẻ không thay đổi nhận thức được nói chuyện ở ngoài sân sẽ khác với nói chuyện trong lớp học.

hội chứng rối loạn giao tiếp xã hộiTrẻ gặp khó khăn khi nói chuyện với mọi người.

– Khó hiểu và khó có thể diễn đạt mọi thứ rõ ràng bằng lời nói. Không hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ mà chỉ có thể giải thích khi có ngữ cảnh cụ thể.

– Một dấu hiệu khác cho thấy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ là khó có thể tuân theo các quy tắc kể chuyện và đối thoại. Ví dụ trẻ khó thay đổi được vai trò nghe và nói khi đối thoại, không giải thích được khi bị hiểu lầm. 

IV – Cách xử lý khi trẻ bị bệnh rối loạn giao tiếp

Trẻ mắc phải hội chứng này sẽ gây ra nhiều trở ngại trong việc giao tiếp với mọi người. Khiến trẻ khó tham gia các hoạt động xã hội và mở rộng mối quan hệ. Nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập.

Việc chữa trị như thế nào cho hiệu quả còn phụ thuộc vào triệu chứng, độ tuổi và mức độ bệnh của trẻ. Thông thường, trong quá trình điều trị sẽ có sự tham gia của bố mẹ, giáo viên, bác sĩ trị liệu ngôn ngữ. Một số trường hợp đặc biệt có cả chuyên gia về sức khỏe tâm thần.

Bệnh rối loạn giao tiếp ở trẻ emNên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị.

Khi cha mẹ phát hiện ra các dấu hiệu rối loạn giao tiếp và can thiệp sớm sẽ giúp tình trạng của con được cải thiện nhanh hơn. Vì vậy, khi nhận thấy triệu chứng bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có được lộ trình điều trị phù hợp.

(>> Xem thêm: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ )

V – Phòng tránh rối loạn giao tiếp bằng cách nào?

Rối loạn giao tiếp sẽ khiến trẻ gặp phải những khó khăn trong học tập, cuộc sống. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu những cách phòng tránh để ngăn chặn tình trạng trên xảy ra với trẻ.

Theo lời khuyên của chuyên gia, để phòng tránh hội chứng này cha mẹ nên:

– Hạn chế tiếp xúc với điện thoại, ti vi cho trẻ từ 0 -3 tuổi.

– Để tăng khả năng giao tiếp cha mẹ nên cho trẻ dần làm quen với những hành động, cử chỉ, đồ vật có liên quan đến nhu cầu của trẻ.

trẻ bị rối loạn giao tiếp xã hộiCùng trẻ đọc sách, trò chuyện để phòng tránh rối loạn giao tiếp.

– Cha mẹ hãy cùng trẻ tham gia các trò chơi, bào học để giúp con sử dụng đúng từ ngữ, nói chuẩn lời, phát âm đúng. Nhờ đó, giúp trẻ trở nên mạnh dạn hơn khi giao tiếp và biết sử dụng đúng từ ngữ và biểu cảm cho những nhu cầu, mong muốn của mình.

– Nên khuyến khích trẻ nói, ca hát để khắc phục chứng rối loạn giao tiếp.

Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng rối loạn giao tiếp ở trẻ. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài (miễn cước) 1800.1125.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ