Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ em quan trọng bố mẹ cần chú ý

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những vấn đề được cha mẹ ưu tiên hàng đầu. Bởi ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, có vai trò quan trọng trong tư duy, nhận thức cũng như các quá trình tâm lý khác. 

I – Tại sao phải phát triển ngôn ngữ của trẻ?

Phát triển ngôn ngữ cho bé là điều cần thiết, bởi chúng mang đến rất nhiều lợi ích như:

1. Cải thiện khả năng ngôn ngữ cho trẻ

Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ bày tỏ, thể hiện, giao tiếp cùng với bạn bè và mọi người trong quá trình học tập và vui chơi. Khi chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ sẽ giúp bé có cơ hội rèn luyện khả năng nói, phát âm được nhiều từ.

2. Kích thích trí tuệ của bé phát triển

Nếu bạn đang băn khoăn mục đích phát triển ngôn ngữ là gì thì đây chính là đáp án. Mỗi một bé đều cần được giao tiếp để mở mang đầu óc, tăng cường sự nhận thức và phát triển nền tảng tư duy.

Khi phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ có khả năng tự định hướng chính xác hơn trong quá trình trưởng thành sau này. Đặc biệt, giai đoạn từ 2-3 tuổi trẻ sẽ bắt đầu khám phá môi trường xung quanh và đặt ra nhiều câu hỏi. 

sách phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm nonPhát triển ngôn ngữ giúp kích thích trí tuệ cho trẻ

Quá trình chuyển đổi từ suy nghĩ, tư duy đến lời nói diễn ra ngày càng nhanh. Vì vậy, đây sẽ là thời điểm vàng học ngôn ngữ nhằm tạo nên hiệu quả vượt trội.

3. Phát triển đạo đức, điều chỉnh hành vi đúng chuẩn mực

Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển đạo đức và điều chỉnh hành vi đúng chuẩn mực. Ngôn ngữ chính là phương tiện để cha mẹ giáo dục trẻ về tư duy và nhận thức.

Phát triển ngôn ngữ là nền tảng kích hoạt não bộ cho trẻ về khả năng quan sát, ghi nhớ và tập trung. Đồng thời hình thành tư duy phản biện.

Ngoài ra, chúng còn góp phần phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi. Giúp trẻ trở thành con người hoàn thiện và tạo tiền đề cho sự thành công trong tương lai.

(>> Xem thêm: Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không?)

II – Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ

Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ như sau:

1. Giai đoạn dưới 1 tuổi

  • Trong bụng mẹ

Những ngày cuối thai kỳ trẻ đã có thể nhận thức được ngôn ngữ. Trẻ sẽ bắt đầu làm quen với âm thanh qua giọng nói của mẹ, bố, tiếng nhạc hoặc một vài tiếng động khác bên ngoài.

  • 0 – 3 tháng tuổi

Sơ sinh: Ngay khi sinh ra con đã nhận biết được một vài âm thanh đã được làm quen thường xuyên trong bụng mẹ.

Tháng thứ 1: Trẻ có thể phát ra những âm thanh nhỏ.

Tháng thứ 2 – 3: Trẻ bắt đầu phát ra những tiếng ọ ẹ và lắng nghe âm thanh xung quanh. Khi có âm thanh to trẻ phản xạ lại bằng cách cười hoặc giật mình khóc.

  • 3 – 6 tháng

Tháng thứ 4, 5: Trẻ có phản xạ với âm thanh rõ hơn. Khi một mình thường ê a và có thể tập trung vào cử động dáng miệng của người lớn.

Tháng thứ 6: Trẻ phát ra âm thanh rõ và biết quay đầu lại về phía có âm thanh. Đây là ví dụ về phát triển ngôn ngữ cho trẻ điển hình thường thấy.

  • 6 – 12 tháng

– Phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này đã trở nên rõ ràng hơn. Trẻ biết lắng nghe và phát âm.

– Trẻ bắt đầu nói bập bẹ, hiểu được nhiều hơn và phản xạ theo hành động.

– Trẻ hình thành phản ứng phù hợp với hành động của người lớn.

2. Giai đoạn từ 1 – 2 tuổi

  • 12 – 18 tháng

– 12 tháng được xem là bước ngoặt lớn trong việc giáo dục phát triển ngôn ngữ.  Trẻ nói được những từ ngữ đầu tiên của ngôn ngữ mẹ đẻ.

– Trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người. 

sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo12 tháng trẻ bắt đầu tập nói.

– Trẻ nghe và hiểu đồng thời có phản ứng rõ ràng với hành động mệnh lệnh quen thuộc. Vì vậy, lúc này bạn cũng có thể áp dụng một số kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho bé.

  • 18 – 24 tháng tuổi

– Trẻ nhận biết và có thể gọi được tên 1 số con vật, đồ vật và bộ phận cơ thể.

– Vốn từ của trẻ tăng lên nhiều và có thể thành những câu ngắn.

3. Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi

Đây được xem là giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách bùng nổ.

– Trẻ học nói khá nhanh và việc sử dụng ngôn ngữ cũng được cải thiện đáng kể.

– Người lớn có thể hiểu được những gì trẻ đang nói.

– Trẻ có nhiều hành động như vừa nói chuyện, vừa chơi và bắt chước lời nói của người lớn.

4. Giai đoạn 3 – 6 tuổi

Đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi đạt được những thành tựu vượt bậc.

– Trẻ tự khắc phục và hoàn thiện được những lỗi cơ bản về phát âm, ngữ pháp cũng như cách sử dụng từ ngữ.

– Kỹ năng giao tiếp được hoàn thiện. Trẻ chủ động trong các cuộc nói chuyện và dùng lời nói để diễn đạt được đầy đủ các ý tứ.

(>> Xem thêm: Phát triển não bộ của trẻ và những thông tin quan trọng bạn cần biết )

III – Nên làm gì để phát triển ngôn ngữ cho trẻ?

Có không ít bé chậm phát triển ngôn ngữ hoặc sử dụng ngôn ngữ chậm hơn so với các bạn bè cùng trang lứa. Một số trường hợp còn có biểu hiện rối loạn hành vi, nổi cáu do không thể hiện được những điều mình muốn nói.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết vì sao phải phát triển ngôn ngữ bậc cao. Khi trẻ gặp phải tình trạng chậm nói bạn nên tìm hiểu để nắm được những biện pháp khắc phục phù hợp.

Tùy vào từng giai đoạn sẽ có những cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ khác nhau.

1. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi

– Đối với trẻ ấu nhi bạn nên dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng với con. Đây là cách phát triển ngôn ngữ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.

– Hãy trò chuyện càng nhiều càng tốt ngay cả trong giai đoạn trẻ chưa thể nói được. 

biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻMẹ nên dành thời gian trò chuyện cùng con.

– Đối với trẻ từ 12 – 15 tháng bạn có thể sử dụng 1 đến 2 từ thông dụng và có nghĩa.

– Trẻ 15 – 18 tháng tuổi hãy dạy trẻ những câu ngắn như những con vật hoặc món đồ chơi yêu thích.

– Cho con nghe nhạc hay phát triển ngôn ngữ qua kể chuyện cũng là phương pháp bạn nên áp dụng. Nên cho trẻ nghe nhạc thiếu nhi để cùng hát và bắt chước theo.

Tuy nhiên, không nên cho con tiếp xúc quá lâu vì có thể ảnh hưởng tới thị giác, mất khả năng tập trung và mất phản xạ giao tiếp với mọi người.

2. Sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non bạn có thể áp dụng theo nhiều cách khác nhau như:

  • Cho trẻ có cơ hội khám phá và hoạt động nhiều hơn

Khi con ra bên ngoài môi trường được khám phá và hoạt động sẽ giúp phát triển khả năng tư duy. Đồng thời, nâng cao nhận thức để hoàn thiện năng lực nghe nhìn.

Thông qua các trò chơi, hoạt động trẻ có thể phát triển những kỹ năng của mình. Thể hiện được tư duy ngôn ngữ đặc biệt là trong những trò chơi tập thể có liên quan đến ngôn ngữ.

  • Tham gia các hoạt động nghệ thuật

Những hoạt động nghệ thuật ở trường mầm non thường là múa, ca hát hoặc kể chuyện, đọc thơ… Khi trẻ được tham gia vào những chương trình này sẽ giúp kích thích não bộ, rèn luyện khả năng nghe và phát âm.

Không chỉ vậy, khi tham gia vào các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh trẻ còn hình thành được suy nghĩ của mình thông qua hình vẽ. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bạn nên áp dụng cho bé của mình.

  • Tổ chức hoạt động góc

Nhiều trẻ thường có xu hướng nói chuyện 1 mình hoặc nói chuyện với đồ chơi, bắt chước người lớn. Vì vậy, bạn nên cho con tham gia các góc hoạt động với đồ vật, bế em nhằm phát huy hết những sở thích cũng như khả năng ngôn ngữ của trẻ.

3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi

Giai đoạn này, ngôn ngữ của trẻ có sự phát triển vượt bậc về từ vựng. Do đó, bạn có thể đưa ra những hoạt động nhằm tạo điều kiện cho trẻ thể hiện được kỹ năng về ngôn từ, tư duy…

quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổiCho trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm.

  • Cho trẻ giao tiếp nhiều hơn

Nhờ có vốn từ đa dạng nên trẻ có khả năng nghe hiểu và trọn vẹn ý của người lớn. Ở trường học, con nên được giao tiếp với mọi người xung quanh.

Khi trẻ giao tiếp, bày tỏ mong muốn sẽ dần hiểu suy nghĩ của người lớn. Qua đó, cha mẹ cũng thấu hiểu được những điều mà bé nghĩ.

  • Rèn luyện kỹ năng đọc viết

Từ 4 tuổi trở đi, trẻ sẽ được làm quen với khả năng đọc viết của mình. Con được rèn luyện kỹ năng đầy đủ chữ cái, tự đọc và viết câu. Đây là cách dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mà bạn không nên bỏ qua.

  • Hoạt động nhóm cùng nhau

Khi tham gia hoạt động nhóm, trẻ sẽ thể hiện và nói lên suy nghĩ của mình. Ngoài ra, trẻ còn học được kỹ năng thương lượng, thuyết phục giúp phát triển mạnh mẽ về khả năng ngôn ngữ.

Hoạt động nhóm còn giúp trẻ xử lý được tình huống thực tế. Điều này không chỉ góp phần giúp con biết xử lý tình huống mà còn tạo sự thích thú cho trẻ biết quan tâm đến người khác.

IV – Lưu ý khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ  24 – 36 tháng cha mẹ nên lưu ý tới một số vấn đề sau:

– Thường xuyên nói chuyện với trẻ về những điều đang diễn ra. Hỏi trẻ các vấn đề tại trường, hát cho trẻ nghe…

– Duy trì thói quen đọc sách, kể chuyện cho trẻ mỗi ngày trước khi đi ngủ.

– Không cản trở trẻ giao tiếp bằng những chỉ trích thô bạo hoặc câu nói dung tục. 

các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻCha mẹ nên kiên nhẫn với trẻ.

– Nên kiên nhẫn với con ngay cả khi bạn cảm thấy trẻ nói sai, nói ngọng…

– Luôn dành cho con những điều tích cực, tôn trọng và yêu thương lắng nghe con.

– Cha mẹ cần trao đổi với giáo viên để nắm rõ tình hình phát triển cảu con để có những hoạt động, hỗ trợ kịp thời.

Hy vọng, thông qua bài viết này sẽ giúp bạn biết được tầm quan trọng của sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ em. Nếu bạn còn có câu hỏi muốn được tư vấn ngay hãy liên hệ với dược sĩ của kem Yoosun Mama qua tổng đài miễn cước 1800.1125.

5/5 - (4 bình chọn)

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ