Trẻ chậm nói phải làm sao? Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Tình trạng trẻ chậm nói không còn là vấn đề hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, không còn là việc bé chậm nói tạm thời mà còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nào đó. Chính vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ để xác định được nguyên nhân để đưa ra được biện pháp xử lý tốt nhất.

I – Trẻ chậm nói là như thế nào?

Lời nói chính là phương tiện để chúng ta giao tiếp với nhau bằng lời và thể hiện qua âm thanh. Lời nói được chia làm 3 phần chính đó là phát âm, giọng nói và cuối cùng là sự lưu loát. 

Thông qua lời nói người lớn có thể hiểu được những mong muốn, suy nghĩ của trẻ. Em bé chậm nói có thể hiểu một cách đơn giản là trình trạng bé biết nói chậm hơn so với những trẻ cùng độ tuổi. Mặc dù sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ vẫn diễn ra theo một trình tự bình thường.

Trẻ chậm nói là gìTrẻ 12 tháng nhưng không nói là biểu hiện không bình thường

Sự phát triển ngôn ngữ cũng được coi là một tiêu chí để đánh giá quá trình phát triển của bé. Đó cũng là lý do giải thích vì sao nhiều cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng khi trẻ con chậm nói.

II – Tại sao trẻ chậm nói? Những nguyên nhân chậm nói ở trẻ em

Thực tế cho thấy có nhiều nguyên nhân trẻ chậm biết nói. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu và xác định chính xác để có biện pháp xử lý phù hợp nhất.

Có rất nhiều lý do giải thích tại sao bé chậm nói. Cụ thể như sau:

– Do tâm lý: Tâm lý cũng là một trong những yếu tố khiến cho trẻ chậm nói hay la hét. Lúc còn nhỏ nếu như con phải trải qua một biến cố hay một tai nạn nghiêm trọng nào đó đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ.

– Do bệnh lý: Ngoài việc trẻ chậm nói đơn thuần cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý vì trẻ có thể đây là dấu hiệu bệnh lý. Một trong những lý giải trẻ chậm biết nói  là do con mắc bệnh lý nghiêm trọng có liên quan tới tai mũi họng và hệ thần kinh.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho rằng khi trẻ bị chậm nói cũng có thể liên quan tới não bộ. Bởi đây là cơ quan chịu trách nhiệm đến việc điều khiển ngôn ngữ.

Tại sao trẻ chậm nóiTrẻ chậm biết nói có thể do bệnh lý

– Bé bị bệnh tự kỷ: Trẻ chậm nói nguyên nhân cũng có thể do bệnh tự kỷ. Hội chứng này khiến trẻ ngại giao tiếp với mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong những yếu tố gián tiếp gây nên hiện tượng chậm nói ở trẻ.

III – Dấu hiệu trẻ chậm biết nói

Những biểu hiện khi trẻ chậm nói cảnh báo theo từng độ tuổi như sau:

– Trẻ 7 tháng tuổi: Sau khi sinh được 3 – 4 tháng trẻ sẽ bắt đầu phát ra những âm thanh nhưng không rõ tiếng. Tuy nhiên, khi trẻ chậm biết nói sẽ không phát ra âm thanh. Đặc biệt là bé không có những phản ứng với các tiếng động mạnh và âm thanh lớn.

– Trẻ 12 tháng tuổi: Nếu được 12 tháng nhưng bé chậm nói chuyện sẽ có một số biểu hiện như không phát ra bất cứ âm thanh nào, không có phản ứng, không giao tiếp với những người xung quanh. Khi trẻ gặp phải tình trạng này mẹ nên lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu của tự kỷ.

– Trẻ 24 tháng tuổi: Trong độ tuổi này ngôn ngữ của trẻ rất ít hầu hết chỉ nói được một số câu đơn giản. Trẻ ít nói chuyện và tương tác cùng mọi người cũng là cách để bạn nhận biết chậm nói ở trẻ 2 tuổi.

– Trẻ 3 tuổi: Một biểu hiện chậm nói ở trẻ 3 tuổi đó chính là khó phát âm từ, bị nói lắp. Người lớn rất khó nghe và không hiểu được trẻ đang muốn nói gì. Ngoài ra, bé không thể ghép được các từ thành câu, bé có xu hướng ngại giao tiếp.

– Trẻ 4 tuổi: Dấu hiệu chậm nói ở trẻ em 4 tuổi đó là chưa phát âm được rõ ràng và chưa xác định được nhân xưng rõ ràng.Tuy nhiên, trẻ đã có thể giao tiếp thuần thục và hiểu được ý mà người lớn muốn diễn đạt. Nếu trẻ nhà bạn đang trong độ tuổi này mà có những biểu hiện trên có thể bé đã mắc chứng chậm nói.

IV – Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? Có kém thông minh không?

Nhiều cha mẹ khi có con chậm phát triển ngôn ngữ thường lo lắng trẻ chậm nói có kém thông minh không? Có ảnh hưởng gì không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ chậm biết nói có thể gặp phải một số trở ngại như sau:

– Giao tiếp kém: Bé chậm biết nói thường trầm lặng ít giao tiếp hơn. Việc hiểu khó cùng với việc ít ngôn từ sẽ khiến trẻ khó có thể biểu hiện được những cảm xúc của mình bằng lời.

– Ảnh hưởng tới kết quả học tập: Bệnh chậm nói ở trẻ nhỏ có thể khiến cho kết quả học tập của trẻ bị giảm sút. Khi đi học trẻ thường gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng từ học viết cho tới hiểu nghĩa và ghi nhớ. Từ đó khiến việc tiếp thu bài học bị chậm dẫn tới kết quả kém và trẻ có nguy cơ phải ở lại lớp.

Bé chậm nói có phải kém thông minh khôngChậm nói khiến kết quả học tập kém hơn

( >> Xem thêm: Dậy thì sớm có ảnh hưởng gì không? )

– Gặp khó khăn trong việc thể hiện năng lực: Đối với những trẻ đang chậm nói sẽ gặp bất lợi trong việc thể hiện năng lực bản thân. Trẻ khó có thể diễn đạt ý thành lời, đây là thiệt thòi rất lớn mà trẻ phải nhận.

– Tác động tới tâm lý: Đối với những trẻ giao tiếp kém, chậm nói thường gặp lúng túng khi nói chuyện. Điều này có thể khiến cho trẻ bị cô lập và ngày càng ngại giao tiếp hơn. Nếu như cha mẹ không chú ý và phát hiện sớm trẻ có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý gây ra nhiều vấn đề khó kiểm soát.

→ Vậy bé chậm nói có phải kém thông minh không?

Chậm nói và chậm phát triển là 2 khái niệm không giống nhau. Do đó, khả năng ngôn của của trẻ không nói lên việc trẻ có thông minh hay không. Vì vậy, khi con bạn đang gặp phải tình trạng này cũng không cần quá lo lắng.

Hầu hết các trường hợp mắc chứng chậm nói ở trẻ em không phải là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị kém thông minh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải phân biệt để nhận biết chính xác trẻ bị chậm nói có phải do não bộ gây nên hay không.

V – Trẻ chậm nói có phải tự kỷ không?

Có không ít cha mẹ thắc mắc trẻ chậm nói tử kỷ phải không? Có thể thấy chậm nói là một trong những dấu hiệu của hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào trẻ bị chậm nói cũng là tự kỷ.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/4 trẻ con chậm biết nói vẫn có thể phát triển bình thường. Chúng có thể đạt mốc phát triển như những bạn lên 2 tuổi khác. Bởi chậm nói cũng có thể do vấn đề vòm miệng hoặc lưỡi hay liên quan tới thính giác.

Trẻ chậm nói thông thường tuy có một số biểu hiện giống tự kỷ như chậm đáp ứng yêu cầu mà người lớn đưa ra, ngôn ngữ kém… Nhưng các dạng hoạt động về thể chất và tinh thần vẫn bình thường.

Do đó để biết trẻ chậm nói chậm phát triển có phải tự kỷ hay không bạn hãy dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:

– Trẻ được 12 tháng nhưng không phát âm, không bập bẹ.

– Trẻ 12 tháng nhưng không có hành động chỉ ngón tay hoặc có những cử chỉ giống như muốn giao tiếp.

– Trẻ 16 tháng nhưng chưa nói được từ đơn.

– Trẻ được 24 tháng trở đi nhưng không nói được 2 từ đơn hoặc nói chưa rõ.

– Trẻ không có kỹ năng xã hội hoặc kỹ năng ngôn ngữ dù ở bất cứ độ tuổi nào.

VI – Bé chậm nói nên bổ sung gì? 

Ngoài cách dạy bé chậm nói thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi đây chính là chìa khóa giúp trẻ tăng khả năng phát triển ngôn ngữ và khỏe mạnh hơn.

1. Omega 3 cho trẻ chậm nói

Bổ sung omega-3 cho trẻ chậm nói là cách đang được nhiều mẹ áp dụng hiện nay. Bởi ngôn ngữ được hình thành từ não bộ, nếu như não được chăm sóc cẩn thận thì trẻ sẽ có khả năng hình thành ngôn ngữ nhanh hơn.

trẻ chậm nói phải làm saoNên bổ sung omega-3 cho trẻ khi bị chậm nói

Omega-3 là một trong những loại dưỡng chất tuyệt vời cho ngôn ngữ và trí tuệ. Một số loại thực phẩm chứa nhiều omega-3 đó chính là cá trích, cá hồi, rong biển, yến mạch, hạt vừng đen… Do đó, mẹ nên chú ý bổ sung những loại trên trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ.

2. Bổ sung các nguyên tố vi lượng

Nếu bạn chưa biết trẻ chậm nói phải làm sao? Cần bổ sung những gì thì các nguyên tố vi lượng là sự lựa chọn tốt nhất. Đặc biệt bạn nên bổ sung các chất kẽm, sắt, iot để giúp cấu thành nên các enzyme hữu ích cho cơ thể. Điều này giúp hoàn thiện hệ thống não bộ, hệ xương để các hoạt động trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn.

Trong quá trình mang thai và sau khi bé chào đời bạn nên chú ý bổ sung: Trứng, sữa, ngũ cốc, gan, thịt bò, thịt heo, măng tây, phô mai…trong thực đơn hàng ngày của mình.

3. Cung cấp đầy đủ vitamin A

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Ngoài omega-3, nguyên tố vi lượng bạn cũng nên cung cấp đầy đủ vitamin A cho bé. Loại vitamin này có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể tránh khỏi những bệnh lý như uốn ván, viêm tay… Và tác động tốt đến sức đề kháng của trẻ.

Nếu như bé bị viêm tai giữa sẽ làm ảnh hưởng đến việc nghe để nhận biết âm thanh. Điều này cũng khiến cho trẻ chậm phản ứng với những thứ xung quanh đang diễn ra.

Do đó, nếu như trẻ chậm nói không tập trung mẹ nên bổ sung vitamin A đúng cách. Đối với trẻ 6 tháng trở xuống nên bổ sung 400mcg/ngày. Trẻ tù 7 đến 12 tháng là 500mcg /ngày.

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung loại vitamin này qua những thực phẩm như dầu hướng dương, cà rốt, ớt chuông, cá hồi, gan heo, bí ngô…

VII – Bé chậm nói phải làm sao? Cách dạy trẻ chậm nói nhanh biết nói

Rất nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng con chậm nói phải làm sao? Như chúng ta đã biết trẻ bị chậm nói có thể do tạm thời hoặc bệnh lý gây nên. Tùy vào từng nguyên nhân chúng ta sẽ có những phương án xử lý khác nhau.

– Đưa trẻ đi thăm khám: Để xác định được nguyên nhân chậm nói ở trẻ là gì bạn nên đưa bé đi thăm khám. Khi đã biết nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ có được hướng điều trị phù hợp nhất.

bé chậm nói phải làm saoCho trẻ đi thăm khám để xác định nguyên nhân gây chậm nói

( >> Xem thêm: Những cách giáo dục giới tính cho trẻ (bé trai, bé gái) bạn nên biết! )

– Dành nhiều thời gian cho con: Đây là cách mà bạn nên áp dụng nếu như chưa biết làm gì khi trẻ chậm nói. Bạn hãy dành nhiều thời gian để chơi đùa, trò chuyện với con để giúp bé làm quen và tập tương tác phản xạ lại với mọi thứ xung quanh.

– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử: Chơi điện thoại, xem tivi nhiều là nguyên nhân cản trở đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu bạn muốn con nhanh biết nói hơn tốt nhất nên để bé tránh xa những thiết bị trên.

– Cho trẻ tới khu vui chơi, nơi đông người: Ngoài những cách chữa chậm nói ở trẻ em nêu trên bạn cũng nên cho con đến khu vui chơi. Khi trẻ được tiếp xúc với các bạn khác bé sẽ tự tin và mạnh dạn hơn. Đây cũng chính là điều kiện tốt để giúp con phát triển ngôn ngữ của mình.

Hướng dẫn cách dạy trẻ chậm nói giảm chú ý:

– Bố mẹ nên trò chuyện với con hàng ngày. Khi con đang tập nói bạn cần dạy cho trẻ phát âm những từ đơn giản và chính xác.

– Bạn nên trò chuyện với con bằng cả âm thanh lẫn cử chỉ. Như vậy sẽ giúp bé tiếp thu nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.

– Ngoài ra, bạn nên đọc sách, kể chuyện vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Nếu bạn đã áp dụng cách dạy con chậm nói nêu trên nhưng không mang lại hiệu quả hãy đưa con tới bệnh viện hoặc trung tâm để trẻ được can thiệp kịp thời.

Đối với con sự quan tâm, chăm sóc chính là điều kiện quan trọng hạn chế tình trạng trẻ chậm nói. Vì vậy, bạn nên chú ý nếu thấy bé có dấu hiệu chậm nói nên đưa đi khám để có phương pháp can thiệp sớm. Nếu bạn còn câu hỏi nào muốn được giải đáp hãy gọi ngay 18001125.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ