Rối loạn hành vi khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lý. Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết để giúp con tìm ra các biện pháp khắc phục sớm.
Nội dung chính
I – Rối loạn hành vi là gì?
Rối loạn hành vi ở trẻ em là nhóm các vấn đề có liên quan đến cảm xúc, hành vi thường bắt đầu từ thời niên thiếu hoặc gặp ở những trẻ vị thành niên. Khi trẻ mắc phải rối loạn này sẽ không tuân theo các nguyên tắc hành xử thông thường của xã hội.
Trẻ bị rối loạn hành vi có thể gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh.
Rối loạn hành vi được phân chia thành 2 dạng dựa trên độ tuổi khởi phát:
– Rối loạn hành vi thể khởi phát trẻ em (xảy ra đối với trẻ em dưới 10 tuổi).
– Rối loạn hành vi thể khởi phát tuổi thanh thiếu niên (sau 10 tuổi).
II – Nguyên nhân rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn hành vi chống đối như:
1. Di truyền
Khả năng nhận thức của từng trẻ là do thùy trán. Đối với những trẻ gặp phải chứng rối loạn này có thể do thùy trán hoạt động không bình thường.
Gen được xem là một trong những yếu tố khiến cho thùy trán bị tổn thương. Vì vậy, sự hung tính của trẻ cũng được coi là có sự tác động của yếu tố gen.
Gia đình không hạnh phúc khiến cho hành vi của trẻ bị ảnh hưởng.
2. Môi trường sống
Một số trẻ lớn lên trong môi trường không lành mạnh cũng có nguy cơ bị rối loạn hành vi như:
– Từ nhỏ trẻ đã bị lạm dụng.
– Gia đình có cuộc sống không hạnh phúc, êm ấm.
– Có cha mẹ là người nghiện thuốc, nghiện rượu.
– Bố hoặc mẹ gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
– Người mẹ mang thai khi còn trẻ chưa đến độ tuổi sinh đẻ.
– Ngoài ra, nếu trẻ thường xuyên phải nhận những kỷ luật hà khắc, không công bằng của nhà trường, giáo viên cũng là yếu tố mắc phải bệnh rối loạn hành vi.
3. Do chấn thương
Nếu như trẻ bị chấn thương não hoặc tổn thương hệ thần kinh cũng có nguy cơ cao mắc phải chứng rối loạn hành vi.
(>> Xem thêm: Chứng rối loạn giao tiếp là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý )
III – Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn hành vi cảm xúc
Khi trẻ mắc phải chứng rối loạn này rất khó có thể kiểm soát được hành vi của bản thân. Đặc biệt, trẻ không cần tuân theo bất cứ nguyên tắc nào.
Hành động của trẻ thường mang tính bộc phát mà không lường được hậu quả. Trẻ cũng không quan tâm tới cảm xúc của người khác.
Trẻ cư xử hung hãn, phá phách.
Rối loạn hành vi ở trẻ mầm non thường xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:
– Trẻ cư xử và có những hành động hung hãn với mọi người xung quanh, kể cả với con vật hoặc đồ vật..
– Trẻ hay nói dối.
– Trốn học, đánh nhau và hay phá phách.
– Có nhiều hành động gây nguy hiểm đối với mọi người xung quanh.
– Một số trẻ còn thu mình, cô lập bản thân ra khỏi xã hội.
– Trẻ có thể chán ăn hoặc ăn rất nhiều.
– Tăng động, giảm chú ý.
– Có thể gây ra các hành động làm ảnh hưởng tới bản thân của mình.
– Trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt thông tin, tiếp thu kém,…
– Không giao tiếp hay trò chuyện với mọi người.
Rối loạn hành vi thanh thiếu niên vô cùng phức tạp. Nếu như rơi vào tình trạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực nhiều trẻ còn có hành vi tự tử. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm chú ý tới con nhiều hơn.
IV – Rối loạn hành vi ở trẻ bố mẹ nên làm gì?
Đối với trẻ mắc phải chứng rối loạn này có thể gây hại cho bản thân và mọi người xung quanh. Ngay khi nhận thấy con có những dấu hiệu rối loạn tri giác rối loạn hành vi cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Chữa trị cho trẻ là cả một quá trình không chỉ là sự can thiệp của y khoa mà còn cần sự phối hợp của gia đình, bạn bè, thầy cô.
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương án điều trị rối loạn hành vi chống đối, cảm xúc khác nhau như:
1. Phương pháp trị liệu hành vi tâm lý
Thông qua phương pháp này bác sĩ sẽ giúp trẻ nhận thức rõ về những ảnh hưởng của cảm xúc và suy nghĩ lên hành vi.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
Trong quá trình điều trị bệnh, trẻ sẽ học được cách kiểm soát bản thân. Từ đó, thay đổi suy nghĩ tiêu cực đến các hành vi của mình.
2. Sử dụng thuốc
Đối với những trường hợp rối loạn hành vi ở trẻ tự kỷ mức độ nặng bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc sử dụng thuốc nhằm kiểm soát suy nghĩ bộc phát như:
– Thuốc chống loạn thần giúp kiểm soát được triệu chứng hung hăng, bạo lực và bắt nạt người khác.
– Thuốc kích thích nhằm ổn định cảm xúc, giảm kích động.
– Tuy nhiên, điều trị chứng rối loạn này ở trẻ nhỏ không nên ưu tiên việc dùng thuốc. Nếu xét về lâu dài sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
(>> Xem thêm: Cách xử lý bệnh tăng đông ở trẻ em )
V – Cách chăm sóc trẻ rối loạn hành vi
Chứng rối loạn hành vi ngày càng có xu hướng gia tăng. Để việc điều trị đạt kết quả như mong muốn cần có sự kết hợp giữa gia đình và xã hội.
Trong đó, cha mẹ, người thân là những nhân tố có vai trò quan trọng. Bởi chỉ có sự kiên trì, nhẫn nại của gia đình mới giúp trẻ sớm đạt được kết quả chữa trị.
Khi trẻ mắc phải chứng rối loạn này cha mẹ hãy:
– Dành thời gian yêu thương và chăm sóc cho trẻ nhiều hơn. Nên định hướng cho con đến những điều tích cực trong cuộc sống.
– Tránh cho trẻ xem những bộ phim bạo lực không phù hợp với lứa tuổi.
– Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể giúp rèn luyện tính kiên nhẫn. Đây cũng là cách giúp trẻ kiểm soát được các hành động và cảm xúc của mình.
– Cha mẹ nên phối hợp với thầy cô để có được định hướng khi cho trẻ học tập.
– Với những trường hợp trẻ bị rối loạn do gia đình cha mẹ nên đưa con tới một môi trường sống lành mạnh hơn.
VI – Cách phòng tránh bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em
Sự quan tâm và nâng đỡ của cha mẹ được coi là chìa khóa giúp con vượt qua những bất thường về tâm sinh lý. Để giúp con tránh mắc phải chứng rối loạn này cha mẹ nên tham khảo và áp dụng theo một số gợi ý dưới đây:
– Chú ý tới cách dạy con cái, tránh dạy con theo hướng cứng nhắc. Hạn chế quát mắng và dùng bạo lực với con.
– Không nên đặt nặng áp lực học tập khiến con dễ rơi vào trạng thái căng thẳng.
Trò chuyện, lắng nghe ý kiến mong muốn của trẻ.
– Giữ cho gia đình luôn êm ấm, hạnh phúc và vui vẻ. Cha mẹ nên hạn chế cãi nhau trước mặt con.
– Dành thời gian quan tâm con nhiều hơn, đặc biệt là khi con bước vào giai đoạn dậy thì.
– Cha mẹ nên tôn trọng sở thích, lắng nghe yêu cầu của con.
– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.
– Không nên để trẻ tiếp xúc sớm với sách báo, phim ảnh có nội dung bạo lực. Hãy tìm cách giúp trẻ tránh xa những người có tư tưởng xấu.
– Nên hướng trẻ đến những giá trị nhân văn như tham gia các hoạt động tình nguyện.
Rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ nếu như không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, cha mẹ nên quan tâm, nếu thấy có những dấu hiệu trên hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài (miễn cước) 1800.1125.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.