Trẻ bị tăng động là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Con nghịch ngợm, chạy nhảy liên tục, không ngồi yên, chơi không biết mệt… là những thứ mà cha mẹ không nên chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị tăng động giảm chú ý. Vậy khi trẻ gặp phải tình trạng này nên xử lý như thế nào?

I – Tăng động là gì?

Tăng động hay còn có tên gọi khác là rối loạn chú ý tăng động ADHD. Đây là một bệnh rối loạn hành vi tâm thần với những dấu hiệu hiếu động hơn so với bình thường và giảm khả năng tập trung.

trẻ bị tăng động là gìTăng động khiến trẻ bị giảm tập trung chú ý.

Có không ít cha mẹ còn mơ hồ về vấn đề này. Nhiều trẻ thường rất hiếu động, không ngồi yên hoặc tập trung làm gì. Nhưng bố mẹ vẫn nghĩ đây là điều hoàn toàn bình thường mà không đưa con đi kiểm tra.

Nếu như để hiện tượng này kéo dài và không được điều trị kịp thời thì việc hình thành hành vi, tính cách, tâm lý trong tương lai bị ảnh hưởng. Vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ bệnh tăng động ở trẻ em là gì?

II – Nguyên nhân trẻ bị tăng động

Cho đến thời điểm hiện tại, y văn thế giới vẫn chưa có đủ thông tin về nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tăng động. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã chỉ chỉ, rối loạn này có thể hình thành do một số yếu tố sau:

– Do rối loạn chức năng sinh học có liên quan tới các chất hóa học làm nhiệm vụ gửi tín hiệu đến não.

– Do yếu tố gia đình.

– Não làm nhiệm vụ điều khiển bị giảm mức độ hoạt động.

– Các độc tố từ môi trường, tuy nhiên nguyên nhân tăng động này khá hiếm gặp.

– Tăng động do bị chấn thương.

(>> Xem thêm: Phát triển não bộ của trẻ và những thông tin quan trọng bạn cần biết )

III – Biểu hiện tăng động ở trẻ em

Cha mẹ khi thấy con có những điểm bất thường nên chú ý quan sát để sớm phát hiện ra bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu tăng động ở trẻ:

1. Hiếu động quá mức

– Trẻ hoạt động, nghịch liên tục không biết mệt, không nghỉ ngơi.

Biểu hiện tăng động là gìTrẻ hiếu động nghịch liên tục không biết mệt.

– Nếu như bị dọa ngồi xuống trẻ cũng ngồi không yên. Thường xuyên cựa quậy, làm ồn và không quan tâm với lời nói của người lớn, không biết nguy hiểm.

2. Khả năng tập trung giảm sút

– Đối với những trẻ bị tăng động, khả năng tập trung rất kém. Trẻ không bao giờ có xu hướng lắng nghe mọi người nói và không làm theo hướng dẫn của người lớn.

– Trẻ dễ bị phân tâm bởi một điều gì đó đang xảy ra xung quanh.

– Trẻ có thể thích thú với nhiều điều nhưng không duy trì được lâu mà thường bỏ dở giữa chừng.

– Nhiều trẻ đang làm việc này chưa xong nhưng lại chuyển qua việc khác.

– Trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người.

– Khả năng ghi nhớ kém, không nhớ những lời bố mẹ nhắc nhở. Đây là dấu hiệu bệnh tăng động ở trẻ 2 tuổi thường gặp.

– Kết quả học tập không cao, giảm sút dù trẻ thông minh không kém gì so với bạn bè cùng trang lứa.

3. Ngôn ngữ phát triển chậm

Bệnh tăng động ở trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ. Đối với giai đoạn đầu trẻ có khả năng nói bình thường nhưng về sau sẽ chậm lại hoặc gặp khó khăn trong việc diễn tả bằng lời nói.

4. Bồng bột và hấp tấp

Đây cũng là dấu hiệu bị tăng động ở trẻ mà bạn nên nắm được. Đa số các bé khi mắc phải chứng rối loạn này thường có tính hấp tấp, bất cẩn, vội vàng như:

– Khi người khác chưa hỏi xong trẻ đã trả lời và khó chờ đợi đến lượt mình.

– Hay khám phá trong khi các bạn trang lứa ngồi chơi đùa hoặc người lớn đang nói chuyện.

– Khi làm bài tập hoặc thực hiện những công việc dễ mắc phải các lỗi.

(>> Xem thêm: Dấu hiệu trẻ biết lẫy )

IV – Tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Tăng động giảm chú ý ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh ở trẻ nhỏ. Vì vậy, rất nhiều cha mẹ lo lắng không biết bệnh có chữa được hay không?

Các dấu hiệu của chứng tăng động có thể thuyên giảm khi trưởng thành. Nhưng nếu xét về bản chất chúng không thể tự biến mất.

Tuy là một chứng rối loạn có liên hệ mật thiết với thần kinh của não. Nếu so sánh với chứng bệnh tự kỷ, chậm phát triển hay tâm thần phân liệt thì tăng động có mức độ nguy hiểm thấp hơn nhiều. Khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh có thể khỏi được.

V – Cách xử lý khi bé bị tăng động

Khi con bị chứng ADHD cha mẹ không nên quá lo lắng. Thay vào đó, bạn nên bình tĩnh tìm cách khắc phục hiệu quả cho con. 

Quá trình điều trị cần nhiều thời gian và sự kiên trì như vậy mới có thể giúp con phục hồi được sức khỏe. Đồng thời, cải thiện được các hành vi sai lệch của bản thân.

Hiện nay, có nhiều biện pháp điều trị tăng động cho trẻ như: Giáo dục hành vi, liệu pháp tâm lý, điều trị bằng thuốc hoặc kết hợp trị liệu tâm lý với thuốc, kết hợp với giáo dục.

1. Liệu pháp tâm lý trị liệu

Phương pháp này có thể hiểu một cách đơn giản là sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để khai thác đi sâu vào tiềm thức của trẻ. Từ đó, giúp người bệnh dần thay đổi về hành vi, nhận thức, cảm xúc và suy nghĩ.

Đối với trẻ nhỏ, phương pháp tâm lý trị liệu nên được ưu tiên. Bởi không cần sử dụng đến thuốc, không can thiệp đến cơ thể nên rất an toàn.

tăng động giảm chú ý có chữa dược khôngTâm lý trị liệu giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

Mục tiêu của phương pháp này là giúp trẻ nhỏ có thể nhìn nhận được những hành vi, suy nghĩ lệch lạc của mình. Thông qua những buổi trị liệu, chuyên gia tâm lý sẽ cho trẻ biết được cách cư xử đúng đắn. Đồng thời tăng cường mối quan hệ và dần hòa nhịp với cuộc sống bình thường.

2. Giáo dục hành vi cho trẻ

Giáo dục hành vi là phương pháp điều trị hiệu quả đối với những trẻ đang bị tăng động giảm chú ý. Bạn nên trao đổi thêm với thầy cô giáo để giúp đỡ cải thiện hành vi cả ở trường và ở nhà. Thách thức lớn nhất đối với cha mẹ khi thực hiện liệu pháp này là cần có tính kiên trì và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

– Khi trẻ làm được những công việc tốt cha mẹ nên dành lời khen cho con. Có thể tặng con bằng những món quà nhỏ, điều này sẽ giúp con có thêm động lực để làm được nhiều việc ý nghĩa và đúng đắn hơn.

– Khi con có hành vi không tốt, thay vì dùng đòn roi cha mẹ nên chỉ bảo nhẹ nhàng và đưa ra những hình phạt để con hiểu mình đã làm sai.

– Dành thời gian cho con nhiều hơn để gắn kết tình cảm và giúp con vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.

– Cố gắng đứa ra những quy tắc cụ thể và rõ ràng. Điều này giúp trẻ dễ hiểu được những điều cha mẹ đang mong muốn ở mình.

– Cần phải kiên trì, nhẫn nại, đôi khi phải ra lệnh.

– Nên tập cho trẻ có thói quen chú ý lắng nghe khi người khác đang nói.

– Tập cho trẻ làm việc có kế hoạch. Cha mẹ cũng có thể cùng trẻ lập kế hoạch và theo dõi quá trình thực hiện.

– Nên cho trẻ chơi những đồ chơi có tính tư duy, yên tĩnh tránh game và các trò bạo lực.

– Luôn nhắc nhở để trẻ ghi nhớ nội quy trước khi tới nơi công cộng.

– Cho trẻ tham gia thể dục thể thao nhằm rèn luyện sức khỏe theo lứa tuổi.

– Giao việc cho trẻ kèm theo phần thưởng đi cùng. Đây cũng là một trong những cách điều trị tăng động cho bé bạn nên áp dụng.

Cha mẹ luôn là người có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc trẻ bị tăng động trong tâm lý và giáo dục hành vi. Liệu pháp này phải được thực hiện xuyên suốt trong cả quá trình điều trị của trẻ.

Để đạt được hiệu quả cao nhất, cha mẹ cần quan tâm đúng mực tới tình trạng bệnh lý của trẻ. 

3. Điều trị bằng thuốc

Với một số trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn cho trẻ với những loại thuốc phù hợp. Phương pháp này sẽ được ưu tiên đối với những người đã trưởng thành.

bé bị tăng độngSử dụng thuốc điều trị tăng động cho trẻ.

Hiện nay, có 3 nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị tăng động đó là:

– Nhóm thuốc kích thích: Khi sử dụng sẽ kích thích não bộ sản sinh ra các chất dẫn truyền thần kinh. Đồng thời giảm bớt những hành vi bốc đồng, bất cẩn.

– Nhóm thuốc không kích thích: Thuốc này sẽ có tác dụng chậm hơn so với thuốc kích thích nhưng hiệu quả duy trì lâu dài hơn.

– Nhóm thuốc chống trầm cảm: Thuốc này ít được chỉ định sử dụng nhưng lại có tác dụng tốt trong một số trường hợp như trẻ rối loạn hành vi. Hoặc những trẻ quá hung hăng, mất kiểm soát có thể sử dụng loại thuốc này.

Khi sử dụng thuốc điều trị có thể gây nên những tác dụng không  mong muốn. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần thực hiện đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hay thay đổi liều lượng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Để việc điều trị tâm lý đạt kết quả tốt bạn nên kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc.

VI – Trẻ bị tăng động cha mẹ nên lưu ý gì?

Trẻ con có tính tò mò, hiếu động và dễ bị tổn thương. Khi con bị tăng động bạn nên dành nhiều thời gian và cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

– Nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của con. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn, đồ uống có nhiều đường, mì chính, chất bảo quản, chất phụ gia.. Tăng cường rau xanh trong thực đơn hàng ngày.

Bệnh tăng động ở trẻ em 2 tuổiMẹ nên chú ý đến chế độ ăn của con.

– Bổ sung omega 3 thông qua thực phẩm như cá thu, cá hồi, cá ngừ, hạt điều, dầu oliu…

– Hạn chế cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

– Nên cho con học trong môi trường yên tĩnh, ít tiếng động để con có thể tập trung tốt hơn.

– Để giúp trẻ bớt quá khích bạn nên cho con ít sự lựa chọn hơn.

– Cho trẻ ngủ đủ giấc vào ban đêm, tập luyện thể dục thể thao.

– Khuyến khích trẻ đặt những dụng cụ cần thiết vào đúng vị trí để tránh việc làm mất chúng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào muốn được giải đáp thêm vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800.1125.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ