Trong những năm đầu tiên trẻ sẽ đạt được những cột mốc phát triển về ngôn ngữ và khả năng vận động. Trẻ sẽ trải qua giai đoạn lật, bò, ngồi cho đến biết đi. Tuy nhiên, không phải tất cả các bé đều đạt được tốc độ phát triển như nhau. Có nhiều trường hợp trẻ chậm biết đi. Vậy nguyên nhân nào gây nên hiện tượng trên và làm sao để trẻ nhanh biết đi? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.
Nội dung chính
I – Trẻ chậm đi là như thế nào?
Trẻ chậm đi đứng được hiểu một cách đơn giản là khi trẻ đã được 18 tháng tuổi nhưng vẫn chưa có thể tự bước đi độc lập. Để trẻ có thể đi được cần đáp ứng được 3 điều kiện đó là: Hệ xương đã phát triển cứng cáp, cơ bắp đã ổn định và hệ thống não bộ của bé phát triển bình thường.
Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu tập đi khi được 12 tháng – 14 tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng thể trạng của mỗi bé mà thời gian biết đi là khác nhau. Chúng có thể xê dịch từ 10 tháng cho đến 18 tháng.
Trẻ chậm đi là sau 18 tháng chưa tự đứng và đi được độc lập
Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề con chậm đi là như thế nào bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:
– Trẻ khi được 4 tháng tuổi nhưng chưa cứng đầu và không thể tự nâng đầu mình lên được. Trẻ gặp khó khăn khi nghiêng đầu để nhìn mọi thứ xung quanh.
– Trẻ 6 tháng tuổi nhưng không thể tự cầm nắm các đồ vật. Trẻ không thể lấy được vật ở phía trước theo ý muốn của mình.
– Khi đến 12 tháng tuổi trẻ không thể tự ngồi hoặc đứng một mình mà cần tới sự trợ giúp của người lớn. Đây là những dấu hiệu trẻ chậm biết đi bạn nên nắm được để phát hiện sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
II – Vì sao trẻ chậm đi? Những nguyên nhân trẻ chậm biết đi
Những bước đi đầu đời luôn được coi là niềm hạnh phúc lớn lao của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có những mốc phát triển như nhau. Vậy vì sao trẻ chậm biết đi?
Có rất nhiều nguyên nhân giải thích vì sao trẻ chậm đi như sau:
1. Trẻ sinh thiếu tháng
Một trong những nguyên nhân trẻ chậm biết đi đó chính là do sinh thiếu tháng. Trẻ sinh non là bé được sinh ra trước khi hoàn tất quá trình phát triển và lớn lên trong bào thai.
Đối với những trẻ sinh non cơ quan trong cơ thể thường chưa phát triển toàn diện như hệ vận động. Vì vậy, những bé khi sinh thiếu tháng thường khó biết đi sớm giống như các bạn cùng độ tuổi.
Tuy nhiên, không phải bé nào sinh non cũng chậm biết đi. Điều này còn phụ thuộc vào số tháng bé nằm trong bụng mẹ và mức độ sinh non.
Trẻ chậm đi có thể do sinh thiếu tháng
2. Do tính cách của trẻ
Có nhiều trẻ chậm đi chậm nói là do tính cách. Bởi mỗi bé sẽ có những tính khác nhau có bé trầm có bé lại năng động.
Thực tế cho thấy có không ít trẻ chỉ thích ngồi chơi 1 chỗ hoặc nằm tự chơi 1 mình. Điều đó đã khiến cho không ít mẹ cảm thấy lo lắng và sợ con mình chậm biết đi, chậm nói và chậm phát triển.
3. Em bé chậm biết đi do bẩm sinh
Một nguyên nhân trẻ chậm đi khác mà bạn nên nắm được đó chính là do bẩm sinh tự nhiên. Trong trường hợp bố hoặc mẹ của bé cũng chậm đi lúc nhỏ em bé cũng có thể chậm đi đứng.
Bé chậm đi thường là do tâm lý lo sợ, nhút nhát. Bạn không nên lo lắng, bởi trẻ sẽ đạt được những cột mốc quan trọng khác chỉ là thời gian muộn hơn so với các bạn bè đồng trang lứa.
4. Trẻ mắc một số bệnh liên quan đến xương khớp
Có một số bé gặp khó khăn trong việc đi lại, cầm, kéo đồ… do cơ bắp hoặc xương khớp gặp phải những bệnh lý bất thường. Trẻ có thể bị chứng loạn dưỡng cơ thậm chí là dị tật một đoạn xương chân nào đó.
Những rối loạn này thường xảy ra ở chân và tay. Bạn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: Chân tay bé khá yếu ớt, phản xạ chậm, không có những vận động tự phát…
5. Trẻ chậm đi do bại não
Trẻ chậm đi có thể do bại não hoặc các rối loạn khác của não bộ gây nên. Chúng khiến cho bộ não của trẻ không được phát triển toàn diện. Đặc biệt là vùng não vận động nằm ở vùng thóp kéo ra phía trước trán.
6. Do một số vấn đề thể chất khác
Ngoài những nguyên nhân trên trẻ chậm đi cũng có thể do:
– Mẹ bị nhiễm độc tố hoặc nhiễm trùng trước khi sinh.
– Trẻ bị chấn thương mạnh ở vùng đầu.
– Trẻ mắc tim bẩm sinh, viêm màng não, xương thủy tinh…
III – Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?
Trong những trường hợp trẻ chậm đi không phải là vấn đề quá lo ngại ngoại trừ có liên quan đến bệnh lý. Bởi việc phát triển cơ bắp chân của mỗi bé không giống nhau. Có bé phát triển sớm bè thì muộn nên bạn không cần quá lo lắng.
Để biết được trẻ chậm biết đi có sao không? Bạn nên quan sát và chú ý đến sự phát triển tổng thể của bé. Nếu như trẻ chậm đi nhưng vẫn có thể đứng vịn hoặc cầm nắm đồ đạc, kéo bàn ghế thì không cần quá lo lắng.
Trẻ chậm đi gây hạn chế với các phản xạ vận động
Còn trong trường hợp trẻ được 12 tháng nhưng chưa thể tự đứng lên ngay cả khi có người lớn hỗ trợ bạn nên đưa con đi thăm khám. Ngoài dấu hiệu chậm đi, nếu bạn nhận thấy chân tay bé yếu, bắp chân phát triển không đều hay đi khập khiễng nên đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
IV – Trẻ chậm biết đi có phải thiếu canxi?
Để biết trẻ chậm đi có phải thiếu canxi hay không bạn nên đưa con đến bệnh viện thăm khám và làm xét nghiệm. Sau khi làm xong xét nghiệm bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân và đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp.
V – Bé chậm biết đi nên bổ sung gì? Thực đơn cho bé
Chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ sớm biết đi. Vậy trẻ chậm đi nên bổ sung gì? Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo và áp dụng theo:
1. Bổ sung omega-3 cho trẻ chậm biết đi
Khi con chậm biết đi bạn nên ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm chứa nhiều omega-3. Bởi thiếu omega-3 làm DHA trong não giảm đi khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Do đó, mẹ nên cho con ăn các thực phẩm như rau xanh, quả óc chó, cá hồi, đậu nành… trong bữa ăn hàng ngày.
Cho con ăn thực phẩm giàu omega-3
2. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu kẽm và sắt
Nếu bạn đang lo lắng trẻ chậm đi phải làm sao? Hãy thử bổ sung các thực phẩm giàu kẽm và sắt. Đây được xem là nguồn dưỡng chất quan trọng giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện.
Trong bữa ăn hàng ngày của con mẹ nên bổ sung các loại cá, thịt, tôm, hàu…
3. Bổ sung tinh bột cho bé
Bổ sung tinh bột cũng là một trong những phương án dành cho cha mẹ nào chưa biết bé chậm biết đi phải làm sao? Bạn nên cho con ăn tinh bột trong cả bữa chính cũng như bữa phụ bằng một số thực phẩm như cơm, khoai lang, bánh mì, ngũ cốc…
Ngoài ra, bạn cũng nên cho con uống thêm sữa hàng ngày. Bổ sung các nhóm thực phẩm chứa chất béo và đường đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.
VI – Bé chậm đi phải làm sao? Cách tập cho bé chậm biết đi
Trẻ chậm đi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì vậy, tùy vào mức độ cũng như nguyên nhân sẽ có những phương pháp hỗ trợ phù hợp.
Cha mẹ nên theo dõi quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là khả năng vận động. Sau một thời gian dài đã áp dụng một số mẹo chữa bé chậm biết đi nhưng không thấy kết quả bạn nên đưa con đi thăm khám.
Nếu bạn chưa biết trẻ chậm biết đi nên làm gì? Hãy thử áp dụng theo một số cách dưới đây:
– Khuyến khích trẻ vận động: Khi áp dụng theo cách này bạn nên để một món đồ chơi yêu thích ngoài tầm với của trẻ. Như vậy sẽ kích thích sự vận động để bé tiến lên lấy đồ chơi. Tuy nhiên, bạn không nên để đồ chơi quá xa như vậy có thể khiến bé cảm thấy nản. Sau mỗi lần thực hiện xong bạn lại để đồ chơi ra xa hơn một chút.
Mẹ nên hỗ trợ nâng đỡ khi con tập đi
– Tạo không gian rộng rãi cho bé tập đi: Trẻ chậm biết đi phải làm sao? Cha mẹ hãy bố trí một khu vực đủ rộng rãi để bé có thể tập đi. Tuy nhiên, mẹ nên bố trí thêm những vật dụng có điểm tựa như bàn, ghế hoặc thành giường để con vịn lên và bước đi. Nếu kiên trì sau một thời gian ngắn bé sẽ tự tin, không còn nhút nhát và có thể bước được những bước đi đầu đời.
– Hỗ trợ bé: Cha mẹ nếu muốn con nhanh biết đi nên hỗ trợ khi bé tập luyện. Mẹ có thể nâng đỡ khi con đang cố gắng tập một động tác nào đó để con thành công. Khi nâng đỡ sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm không hoảng sợ sau mỗi lần tập đi.
– Cho bé chơi cùng những bạn cùng độ tuổi: Việc làm này sẽ tăng khả năng phát triển vận động. Thậm chí còn giúp bé có được cảm giác kích thích, lôi cuốn để làm theo.
Hy vọng, thông qua bài viết này đã giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ được trẻ chậm biết đi là gì? Nguyên nhân các cách xử lý để cải thiện tình trạng cho con. Nếu bạn cần tư vấn thêm hãy gọi tới tổng đài 18001125 để được tư vấn miễn phí.
Tham khảo thêm:
Lo thi pom
Con em 27 tháng tuổi vẫn chưa đi vững cho hỏi bác là cháu có sao không ạ.cháu vẫn đi nhưng khập khiễng
Kem rạn da Yoosun Mama
Chào bạn, trẻ 27 tháng vẫn đi khập khiễng bạn nên cho bé đi kiểm tra nhé ạ để loại trừ một số vấn đề liên quan đến xương khớp nhé ạ.
Nếu bạn có băn khoăn gì, bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 trong giờ hành chính để được tư vấn ạ!