Trẻ tự kỷ thường có hành vi nào? Những điều cần làm khi trẻ bị tự kỷ

Trẻ tự kỷ là tình trạng ngày càng xảy ra phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh. Vì vậy, nhiều cha mẹ còn cảm thấy lúng túng khi con mắc phải hội chứng này. Do đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về tự kỷ.

I – Trẻ tự kỷ là như thế nào? 

Tự kỷ không phải là một căn bệnh mà là hội chứng. Tự kỷ là tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến nặng. Tự kỷ khởi phát trước khi trẻ được 3 tuổi và kéo dài vào những năm sau đó, thậm chí là suốt đời. 

trẻ tự kỷ thông minhTrẻ bị tự kỷ khiến cha mẹ lo lắng

Bé tự kỷ thường có nhiều rối loạn bao gồm cả khuyết điểm về sự phát triển hành vi, ngôn ngữ và tương tác xã hội. Khi trẻ mắc phải hội chứng này sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Một số bé còn kèm theo hiện tượng tăng động và trí tuệ kém.

II – Tại sao trẻ bị tự kỷ?

Nhiều cha mẹ cảm thấy rất lo lắng không biết vì sao trẻ bị tự kỷ? Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ kết luận về nguyên nhân gây tự kỷ. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số chuyên gia, hội chứng này có thể liên quan tới một số yếu tố như:

– Di truyền: Trẻ bị tự kỷ là do cấu trúc của não không phát triển hài hòa bởi một số gen di truyền gây ảnh hưởng hoặc tổn thương đến não.

– Trong quá trình mang thai: Khi mang thai có thể người mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại như rượu bia, thuốc lá, ma túy… Đây cũng là nguyên nhân trẻ bị tự kỷ bẩm sinh.

Tại sao trẻ bị tự kỷNgười mẹ khi mang thai gặp phải một số vấn đề khiến trẻ dễ bị tự kỷ

– Môi trường sống: Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao bé bị tự kỷ. Nhiều trẻ bị tự kỷ thường sống trong những gia đình có hoàn cảnh phức tạp hoặc không được cha mẹ quan tâm, bỏ mặc….

(>> Xem thêm: Tại sao trẻ chậm nói? )

III – Trẻ tự kỷ thường có hành vi nào? Biểu hiện cụ thể

Thực tế cho thấy, trẻ bị tự kỷ thường rất khó xác định qua hành vi. Đa số những trẻ này có trí tuệ bình thường hoặc ở mức trung bình.

Có một số ít trường hợp trẻ có năng khiếu đặc biệt, trí nhớ máy móc cao nên nhiều cha mẹ thường nhầm tưởng trẻ thông minh.

Ngoài ra, dấu hiệu tự kỷ ở mỗi độ tuổi của trẻ là khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số triệu chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh thường gặp như:

– Trẻ sơ sinh ít giao tiếp bằng mắt, ít cử chỉ giao tiếp.

– Khi cha mẹ cười đùa nói chuyện trẻ không tương tác lại.

Trẻ không lạ ai, đến những nơi mới cũng không để ý tới sự thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ rất sợ người lạ và chỗ lạ. Đây cũng là dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng tuổi bạn nên nắm được.

trẻ tự kỷ thường có hành vi nàoTrẻ ít giao tiếp với mọi người

– Trẻ có thể lắc lư người ra phía trước hoặc phía sau. Đập đầu vào tường, dậm chân, không ngồi yên.

Một dấu hiệu tự kỷ trẻ dưới 1 tuổi khác mà bạn có thể dựa vào để nhận biết đó là: Trẻ chỉ ăn một loại thức ăn nhất định hoặc sinh hoạt theo một nề nếp theo từng chi tiết nhỏ. 

– Khi gọi tên bé ít khi quay lại và hay đòi làm theo ý của mình.

Trẻ tự kỷ hay la hét ăn vạ.

2. Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ em

Đối với những trẻ trên 1 tuổi bạn có thể nhận biết hội chứng tự kỷ qua một số triệu chứng sau:

– Bất thường về hành vi: Hành vi trẻ tự kỷ kỳ lạ và khác thường như: Trẻ tự kỷ đi nhón chân, đi từng bước hoặc lắc lư… Một số trẻ còn có thể tự làm đau mình như cắn, cào cấu bản thân, nhỏ tóc. 

– Bất đồng về ngôn ngữ: Trẻ bị tự kỷ chậm nói, nói được nhưng sau đó không nói, chỉ phát ra những tiếng động hoặc âm thanh vô nghĩa, trẻ tự kỷ không biết nói. Với những trẻ nói được thường nói ngọng, không biết đặt câu hỏi hoặc không biết đối đáp hay kể lại những gì mình đã được chứng kiến.

– Trẻ không có kỹ năng giao tiếp hoặc khó tương tác: Trẻ trên 1 tuổi nhưng thích chơi 1 mình, không thích kết bạn và thường nói những câu vô nghĩa…

– Sở thích thu hẹp: Khi bé bị tự kỷ thường có dấu hiệu thích chơi đơn điệu, xem tivi quảng cáo nhiều, ngắm nhìn tay hoặc một thứ bất kỳ như bút, giấy, chai, lọ, đồ chơi có màu…

– Trẻ có biểu hiện lo lắng, sợ sệt: Một số trẻ bị rối loạn cảm giác do thần kinh quá nhạy cảm sẽ thấy sợ mỗi khi nghe tiếng động to. Mỗi lần như vậy thường bịt tai, nhắm mắt hoặc, trẻ tự kỷ hay la hét.

Tuy nhiên, cũng có một số trẻ kém nhạy cảm lại có những dấu hiệu như: Thích giữ đồ vật, thích ôm thật chặt, nhìn vật chuyển động hoặc phát sáng…Đây là những biểu hiện cho ai còn chưa biết trẻ tự kỷ thường có những hành vi nào?

– Có những tài năng đặc biệt: Một số trường hợp trẻ bị tự kỷ thông minh thường sở hữu khả năng đặc biệt hơn so với những bạn cùng trang lứa. Trẻ có thể ghi nhớ số điện thoại, đọc số từ sớm, bắt chước động tác nhanh, nhớ vị trí đồ vật, tính nhẩm giỏi…

Khi trẻ lớn, nếu không có phương pháp điều trị phù hợp sẽ khiến trẻ thường đi học muộn và ít hòa nhập với bạn bè. Ngoài ra, trẻ còn gặp khó khăn trong việc học tập, đặc biệt là những môn xã hội.

IV – Trẻ tự kỷ có nói được không?

Đây là câu hỏi khiến cho rất nhiều người băn khoăn và lo lắng. Bởi trẻ bị tự kỷ thường gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp như chậm nói.

Khi bé tự kỷ chậm nói mà bạn có phương pháp chữa trị và hỗ hợp kịp thời trẻ hoàn toàn có khả năng nói được. Vì vậy, bạn cần nhận biết các dấu hiệu tự kỷ sớm để có biện pháp can thiệp, tránh để lâu gây ra những hậu quả đáng tiếc.

V – Trẻ tự kỷ có chữa được không?

Nếu như trẻ bị tự kỷ ở mức độ nhẹ được phát hiện và điều trị sớm thì sự phát triển của trẻ vẫn có thể diễn ra bình thường.

Trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng và xã hội.  Trong những trường hợp nặng thì các biện pháp can thiệp cũng như chăm sóc chỉ có thể giúp trẻ cải thiện được phần nào để biết cách giao tiếp hơn.

VI – Trẻ tự kỷ sống được bao lâu?

Khi trẻ bị tự kỷ bẩm sinh nhiều cha mẹ rất lo lắng không biết trẻ sống được bao lâu? Có thể thấy, hội chứng tự kỷ không ảnh hưởng tới tuổi thọ của trẻ. Tuy nhiên, chúng lại có liên quan tới các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, hen xuyễn, động kinh..

Không chỉ vậy, người bị tự kỷ cũng dễ trở thành đối tượng bị phân biệt trong xã hội. Khi trẻ tự kỷ lớn lên sẽ có nhận thức rõ hơn về tình trạng của mình nên gặp khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng, xã hội nên có xu hướng tự tử cao hơn.

Như vậy, với câu hỏi trên rất khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Bởi hội chứng này không ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ.

(>> Xem thêm: Trẻ em dậy thì sớm có nguy hiểm không? )

VII – Trẻ tự kỷ lớn lên sẽ như thế nào?

Có rất ít nghiên cứu theo sát trẻ tự kỷ từ lúc bé cho tới khi trưởng thành và già đi. Tuy nhiên, khi trẻ bị tự kỷ lớn lên có thể:

Phần lớn, khi trẻ bị tự kỷ trưởng thành sẽ có các hành vi, triệu chứng được cải thiện theo hướng tích cực. Những trường hợp có khả năng thay đổi và cải thiện nhiều đó là người không bị chậm phát triển trí tuệ hoặc năng lực ngôn ngữ ở mức tạm ổn.

Đối trường hợp trẻ tự kỷ nói nhảm, chậm phát triển trí tuệ thì những vấn đề nêu trên có thể trở nên tồi tệ hơn khi trưởng thành.

Nhìn chung những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo vì vẫn chưa thể đánh giá chính xác trẻ bị tự kỷ lớn lên sẽ như thế nào. 

VIII –  Điều cha mẹ cần làm khi bé bị tử kỷ

Nếu như cha mẹ nhận thấy trẻ cho những biểu hiện trên, trước tiên cần cho trẻ đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán tình trạng, mức độ nặng nhẹ. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn và cách điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp chữa tự kỷ cho trẻ 2 tuổi là giáo dục can thiệp, liệu pháp y học và liệu pháp hành vi. Việc điều trị cần được thực hiện kết hợp xuyên suốt ở nhà và trường học chặt chẽ, khoa học theo đúng hướng dẫn của chuyên gia.

Ngoài việc áp dụng phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà và trường học cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho con. Đừng mặc cảm, không bỏ rơi trẻ và cũng không để bất cứ ai kỳ thị trẻ.

Cách nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khócMẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để tìm biện pháp điều trị

Nên theo dõi tình trạng tự kỷ của trẻ một cách kỹ càng. Thường xuyên trao đổi với bác sĩ chuyên gia, thực hiện đúng theo những lời khuyên và hướng dẫn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

IX – Những câu hỏi thường gặp khi trẻ tự kỷ

Tự kỷ là hội chứng rối loạn phát triển thần kinh xuất hiện trong thời thơ ấu có thể gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý, sức khỏe của trẻ. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về hội chứng này để có thêm kiến thức hữu ích để bảo vệ bé.

Dưới đây là một số băn khoăn thường gặp về chứng tự kỷ ở trẻ:

1. Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không?

Thông thường, trẻ tự kỷ bẩm sinh rất ít khi quan tâm đến những hành vi của mọi người xung quanh. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc bắt chước, thậm chí không có khả năng bắt chước.

2. Trẻ tự kỷ có bám mẹ không?

Việc trẻ tự kỷ có bám mẹ hay không còn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Bởi có những bé rất bám mẹ nhưng cũng có những trường hợp ngược lại hoàn toàn.

3. Trẻ tự kỷ có hay cười không?

Trẻ bị tự kỷ có cười hay không là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn và thắc mắc để nhận biết sớm. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nặng nhẹ mỗi bé sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Theo các chuyên gia, trẻ bị tự kỷ thường không cười trong 3 tháng đầu. Con thường không cười trong 3 tháng đầu, không giao tiếp bằng ánh mắt và tránh tương tác với mọi người.

Sau 3 tháng sinh trẻ có thể cười trong một số trường hợp đặc biệt như tự bật cười không lý do. Còn với trẻ lớn hơn cách cười của con cũng có chút khác biệt, con thường tự cười 1 mình ít khi biểu lộ với mọi người xung quanh. Trẻ có thể cười nhẹ nhàng, khúc khích hoặc cười phá lên không thể kiểm soát trong các hoàn cảnh.

4. Trẻ tự kỷ có phải khuyết tật không?

Tự kỷ được xem là một trong những dạng khuyết tật. Đây là tình trạng bất tường của chức năng tâm lý, làm giảm khả năng hoạt động và khiến cho việc học tập, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn hơn.

5. Trẻ tự kỷ không nên ăn gì?

Trẻ bị tự kỷ chậm nóiKhông nên cho trẻ ăn ngũ cốc

Chế độ ăn uống với trẻ tự kỷ cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy, khi trẻ mắc phải hội chứng này nên kiêng ăn bột mì, đường, ngũ cốc  và các chất kích thích..

6. Trẻ tự kỷ thích chơi gì?

Hầu hết những trẻ tự kỷ thường thích chơi một mình. Nhiều trẻ còn thích chơi lại một món đồ chơi dù cho cũ đến đâu và có nhiều đồ mới hơn. Với những trường hợp này cha mẹ nên gần gũi con hơn và giúp con tăng cường nhận thức, giúp con tiếp xúc với môi trường nhiều hơn.

7. Trẻ tự kỷ có mấy dạng?

Tự kỷ được phân chia thành nhiều dạng khác nhau, tùy vào mức độ mà trẻ gặp phải như:

– Rối loạn tự kỷ.

– Rối loạn Asperger.

– Rối loạn Rett.

– Rối loạn Heller (Rối loạn thoái hóa).

– Rối loạn phát triển bao quát – không phân định rõ (PDD-NOS).

8. Trẻ tự kỷ giao tiếp như thế nào?

Hầu hết những trẻ mắc chứng tự kỷ thường có dấu hiệu khác biệt trong giao tiếp. Dưới đây là một số đặc điểm giao tiếp của trẻ bị tự kỷ:

– Trẻ nói chậm, bập bẹ và sử dụng lời nói một cách lặp đi lặp lại.

– Trẻ có thể trả lời chậm tên, tuổi hoặc không trả lời, không có phản ứng với người hỏi.

– Một số trẻ tự kỷ sử dụng nét mặt và cử chỉ để giao tiếp.

– Trẻ tập trung vào lợi ích của bản thân và ít thể hiện khả năng chia sẻ sở thích của mình với mọi người.

9. Trẻ tự kỷ có lập gia đình không?

Trẻ tự kỷ khi lớn lên vẫn phát triển bình thường về mặt sinh dục và sinh sản. Tuy nhiên, họ có thể bị ảnh hưởng phần tương tác cảm xúc và giao tiếp nên việc tìm được đối tượng phù hợp sẽ khó khăn hơn. Thực tế tỷ lệ người tự kỷ lập gia đình rất ít.

10. Trẻ tự kỷ có thông minh?

Trẻ tự kỷ được phân thành 3 nhóm đó là:

– Nhóm chức năng cao, có khả năng tư duy và tiếp thu cao.

– Nhóm ở mức độ trung bình.

– Nhóm trẻ bị tự khuyết khuyết tật về mặt trí tuệ.

Đối với nhóm trẻ chức năng cao, chúng có khả năng tiếp thu cao hơn so với trẻ ở mức trung bình. Những trẻ này sở hữu những biệt tài rất hiếm không nên lầm tưởng trẻ tự kỷ là trẻ tự kỷ thông minh.

Có những trẻ có khả năng bẩm sinh đặc biệt là trong toán học như cộng trừ các con số với nhau như máy tính ở trong đầu. Tuy nhiên, khả năng này không thể hiện là trẻ tự kỷ thông minh mà đó chỉ là năng khiếu, một khả năng đặc biệt.

11.Trẻ tự kỷ có nên uống thuốc?

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được thuốc đặc trị tự kỷ nhưng bác sĩ khuyên bạn nên cho trẻ dùng một số loại thuốc bổ não, thần kinh. Mục đích là giúp trẻ ổn định, tránh sự kích động thái quá tự làm tổn hại bản thân.

Cách dạy trẻ tự kỷ tại nhàNên cho trẻ uống thuốc bổ não

X – Cách phòng tránh để trẻ không bị tự kỷ

Để phòng tránh tự kỷ cho trẻ bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau đây:

– Trong quá trình mang thai người mẹ nên giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Đặc biệt có chế độ ăn uống khoa học đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra, khi mang thai cần tránh xa các chất kích thích, không uống bia rượu, hút thuốc…

– Phụ nữ cao tuổi hạn chế sinh con.

– Nên cho trẻ sống trong một môi trường lành mạnh, gia đình hòa thuận êm ấm.

– Đặc biệt, cha mẹ nên dành nhiều thời gian chơi và quan tâm đến trẻ.

– Hạn chế cho con xem tivi điện thoại quá nhiều.

Trên đây là những thông tin có liên quan đến vấn đề trẻ tự kỷ được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào muốn được giải đáp thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua 18001125.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Dược sĩ tư vấn chuyên môn Vũ Thị Hậu Tham vấn y khoa: Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tin nổi bật

Cảm nhận người dùng

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ